Thời Hy Lạp cổ đại,
Socrates là một nhân vật nổi tiếng về sự thông thái và rất được kính trọng. Một
ngày kia, một người quen của nhà triết học gặp ông và nói:
- Ngài có biết
tôi vừa nghe được chuyện gì về bạn của ngài không?
- Hãy đợi một
chút - Socrates đáp - Trước khi nói với tôi về chuyện đó, tôi muốn ông cùng tôi
trắc nghiệm chuyện này. Đây được gọi là bài trắc nghiệm gạn lọc ba bước.
- Trắc nghiệm
gạn lọc?
- Đúng -
Socrates tiếp tục - Bước đầu tiên là sự thật: Ông có thể đoán chắc rằng những
gì ông nói ra hoàn toàn là sự thật?
- Không - người
đàn ông đáp - Thật ra tôi chỉ được nghe…
- Được rồi –
Socrates nói - Vậy bây giờ qua bước thứ hai nhé, gạn lọc về lòng tốt. Những điều
ông sắp nói về bạn tôi là điều tốt chứ?
- Không, mà
ngược lại…
Socrates tiếp
tục:
- Như vậy
ông dự định nói một điều không tốt về bạn tôi, nhưng ông lại không chắc rằng điều
đó có phải là sự thật hay không. Bây giờ là bước cuối cùng: sự hữu ích. Những
gì ông sắp nói về người bạn của tôi có mang lại lợi ích gì không?
- Không, thật
sự là không.
- Vậy thì… -
Socrates kết luận - Những gì ông muốn nói với tôi không phải là sự thật, không
là điều tốt và cũng không có ích gì, vậy thì tại sao ông lại muốn nói ra?
Nếu những gì mình nói ra không gây ích lợi thì không nên nói. Còn nếu gây tổn thương cho một ai đó thì lại càng không nên. Vậy nên nhiều khi im lặng là câu trả lời hay nhất trong mọi hoàn cảnh.
Trả lờiXóaIm lặng và nhún vai?????
Trả lờiXóahaha! TH nhún vai hay..xoã!
Trả lờiXóaHehehe
Trả lờiXóa