Khoảnh khắc con người ta tức giận, chỉ số IQ về zero. Đây là lúc bạn dễ dùng khẩu ngôn để sát thương người khác, lời nói có thể “giết chết” người.
“Khẩu nghiệp” (nghiệp gây ra do lời nói từ miệng) là tội mà một người bình thường dễ phạm phải nhất. Số mệnh của một người tốt hay không, hãy nhìn xem người đó có nhiều “khẩu nghiệp” hay không là biết. Vì vậy, “khẩu nghiệp” rất quan trọng.
Trong cuộc đời của một người, không phải ngày nào cũng làm chuyện thất đức, nhưng việc nói những lời thất đức, thiếu đức, khó nghe và không đứng đắn thì có thể xảy ra mỗi ngày. Tích lũy qua năm tháng, phúc báo sẽ vì “khẩu nghiệp” mà chạy mất hết. Do đó, người nói chuyện không có “khẩu đức”, cả cuộc đời thường gập ghềnh, nhấp nhô, thậm chí rất thê lương.
Vì thế ngay cả lúc đầu óc tỉnh táo nhất hay lúc tức giận cũng cần ghi nhớ không thể nói những lời này ra. Nếu không “hậu quả” sẽ khó lường…
Điều thương tâm, đừng gặp ai cũng nói
Khi đang buồn bã, có ý muốn chia sẻ, nhưng nếu gặp bất cứ ai cũng thổ lộ sẽ rất dễ làm cho người nghe bị áp lực tâm lý đồng thời nảy sinh nhiều mối nghi ngờ, cảm thấy nhàm chán. Ấn tượng trước đây của bạn trong mắt người khác cũng sẽ bị mai một, khiến người ta xa lánh vì sợ bạn lại trút khổ lên họ.
Hãy cẩn thận lời nói trong mọi trường hợp
Việc của mình, lắng nghe lời khuyên của mọi người
Những việc của mình nên lắng nghe quan điểm của người ngoài cuộc, một mặt có thể tạo ấn tượng khiêm tốn, mặt khác mọi người sẽ nghĩ rằng bạn là người thấu tình đạt lý.
Việc không thể làm, thì đừng nói
Không được dễ dãi cam kết những việc ngoài tầm tay. Phải để cho người ta tin rằng bạn nói được thì sẽ làm được.
Oán trời trách đất cũng là cách làm tổn hại nhanh phúc báo
Người hay phàn nàn, không hài lòng với số mệnh, ích kỷ và ganh ghét đố kỵ thường hay oán trời trách đất. Họ không trân quý những gì vốn có của bản thân nên mới cảm thấy bất bình, thông qua cái miệng mà suốt ngày ca cẩm. Đây cũng là một cách làm tổn hại phúc báo rất nhanh, cũng là một dấu hiệu của người bạc mệnh hiện tại hoặc sau này.
Điều không chắc, nên nói thật thận trọng
Đối với những điều không nắm bắt rõ, nếu bạn không lên tiếng, đôi khi người ta nghĩ bạn đạo đức giả hoặc thiếu hiểu biết, không có chính kiến. Chi bằng diễn đạt một cách cẩn thận, mọi người sẽ cảm thấy rằng bạn là một người đáng tin cậy.
Miệng muốn nói lời hay, lời tốt thì tâm phải tốt, phải đẹp
Miệng muốn nói lời hay ý đẹp thì trong lòng phải thực sự tốt, phải có hảo tâm, vì vậy người đó sẽ phát ra từ trường tốt xung quanh mình. Những thứ tốt đẹp sẽ tìm đến với người này và họ có phúc báo. Vậy hảo tâm là gì? Trước tiên cần biết đủ và biết cảm ơn. Biết đủ là một loại thành tựu. Những người tu hành họ luôn tự hài lòng, đối với hoàn cảnh nào cũng chấp nhận, cũng thấy thỏa mãn và biết ơn. Khi người ta biết đủ, biết thỏa mãn, người ta sẽ không nói những lời không tốt hay phàn nàn vì trong tâm họ đã bình an rồi.
Việc gấp, nói từ tốn
Gặp phải trường hợp khẩn cấp, nếu có thể dằn lòng một phút để suy nghĩ, sau đó nói chậm rãi, không vội vàng hấp tấp thì người nghe cũng sẽ thấy ổn định mà không cuống cuồng, “tá hỏa” theo. Bình thản ngay trong lúc khẩn cấp sẽ giúp bạn chiếm được niềm tin của người khác, cho thấy bạn là người có năng lực thực sự, khó “xung động” và là chỗ dựa của mọi người xung quanh.
Điều vô căn cứ thì đừng nói hàm hồ
Trên đời tệ nhất là kẻ ngậm máu phun người, vì thế đừng nói những điều vô căn cứ hoặc thêu dệt. Hãy chứng tỏ mình là người trưởng thành, có nhân phẩm, có gì nói nấy, thành khẩn trong từng lời nói.
Đừng để lời nói mang lại khẩu nghiệp cho mình
Chuyện của người khác, nói thật cẩn thận
Cần giữ một khoảng cách an toàn giữa người với người, đừng bình phẩm hay đồn thổi chuyện của người khác mà tạo ra những hiểu lầm tai hại.
Không nói lời tổn thương người khác
Chúng ta có thể không nóng nảy với người ngoài nhưng lại hay trút giận lên người thân, vì bạn cho rằng người nhà sẽ chấp nhận mọi khuyết điểm của mình. Đây là sai lầm lớn, đối với gia đình, bạn càng cần phải yêu thương và tiết chế những lời nói cay nghiệt, không đáng có. Nói lời tổn thương người khác thì mình sẽ bị khinh thường.
Việc của người lớn, nhiều nghe ít luận
Người lớn tuổi hơn thường không thích những người trẻ bàn luận hay cho nhiều ý kiến về việc của họ. Vì thế, nếu không phải chuyện mà bạn hiểu tường tận thì tốt nhất là ít luận để tỏ sự tôn trọng trưởng bối, khiêm tốn và hiếu học.
Đừng lập gia đình sớm, dù bất cứ lý do nào. Đừng vội khi chưa sẵn sàng, chưa từng trải, chưa hiểu được, chung sống, là một thử thách to lớn thế nào.
Đừng lấy nhau chỉ vì… yêu nhau. Tình yêu thật ngậm ngùi, chả giúp chúng ta có một hôn nhân hạnh phúc. Chỉ nên lấy nhau, vì thấy cần nhau, cả khi vui lẫn khi buồn, cảm thấy được thấu hiểu, cùng trình độ, cùng cách đối nhân xử thế, cùng nền tảng giáo dục, cảm thấy có thể sẻ chia mọi điều, chuyện trò thâu đêm suốt sáng không chán. Cảm thấy duy nhất người này, là đồng minh đồng loã là ruột thịt tim gan, không chỉ là đối tượng si mê quyến rũ. Đừng yêu vẻ bề ngoài, sự giàu có, vẻ trẻ trung, hãy hãnh diện vì lấy được người biết đối nhân xử thế, biết yêu thương và biết khiêm nhường.
Dù mờ mịt bởi yêu đương, cũng phải nhìn kỹ mà tránh xa, người ghen tuông, người sở hữu, người keo kiệt, người hiếu thắng, hung dữ, nóng nảy, thô lỗ, xúc phạm. Tuyệt đối không lại gần bọn lắm lời cay đắng, hay than thân trách phận, hay đổ lỗi cho người khác, bọn điên tình…
Cũng đừng nên lấy nhau chỉ vì quá… cô đơn, gật đầu chặc lưỡi chỉ vì sức ép của mọi người. Đừng sợ ế, đừng sợ một mình. Nỗi cay đắng của một cuộc hôn nhân bất hạnh huỷ hoại mình nhiều lần hơn.
Đừng nên lấy nhau vì muốn có con, và chung sống với nhau, chỉ vì con. Đừng căm ghét nhau đừng hận thù đến chết. Đừng tưởng một mình không nuôi dạy được con thành người. Đừng lấy cớ thương con mà đày đoạ mình, đày đoạ người suốt kiếp… Đừng đọc và tin những bài báo nông cạn, đạo đức giả và cực kỳ ngu dốt khuyên ta lập gia đình, khuyên ta giữ chồng không bị cướp, khuyên ta không nên sống cô độc. Chả có lời khuyên nào về hôn nhân hạnh phúc, bí kíp thành công, chả ai có thể đoán trước mình sẽ may mắn hay bất hạnh, chúng ta đều phải tự học lấy bài học của bản thân… Điều quan trọng nhất, bản thân ta phải xứng đáng với một mối nhân duyên hạnh phúc. Một người xứng tầm.
Nếu ở cạnh nhau không thấy vui hơn, thấy đẹp hơn, thấy khoẻ khoắn hơn, thấy được yêu hơn, thấy ý nghĩa hơn, thấy tự do hơn thấy giầu có hơn nhất là bố mẹ ta không cảm thấy hạnh phúc hơn… thì chắc hôn nhân ấy, đã sai mất rồi…
Người xưa thường nói “người sống dựa vào hơi thở”, nhưng mọi người không biết rằng thật ra chữ “khí’ ở đây lại xuất phát từ tỳ vị.
Tỳ vị là gì?
Vị được sách cổ mô tả là một cơ quan rỗng, trên tiếp với thực quản, dưới thông với tiểu trường. Thức ăn từ miệng qua thực quản rồi vào vị, được vị làm chín nhừ, cho nên vị là cái kho lớn, cái “bể chứa đồ ăn”.
Tỳ là một cơ quan đặc nằm bên trái của vị có chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng, Đông y gọi là có công năng vận hóa. Vận – tức là chuyển vận, chuyên chở; hoá – tức là tiêu hoá hấp thu. Tỳ và vị hợp tác với nhau để hoàn thành chức năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và chuyển vận chất dinh dưỡng.
Theo học thuyết tạng tượng của y học cổ truyền, tỳ và vị không phải là lách và dạ dày trong giải phẫu học của phương Tây.
Có thể hiểu chúng chỉ là 2 cái tên dùng để chỉ 2 hệ thống cấu trúc – chức năng của cơ thể trong mối liên hệ hữu cơ với các hệ thống khác. Từ đó có thể thấy chức năng của từng bộ máy giải phẫu như hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn… không lệ thuộc duy nhất vào một tạng tượng nào, trái lại chức năng của tất cả các tạng tượng đều góp phần thực hiện chức năng của các bộ máy trên.
Ví dụ: chức năng tiêu hóa của bộ máy tiêu hóa cần phải có vị để thu nạp làm ngấu nhừ thức ăn, có tỳ dễ hấp thu, chuyển vận, có đại trường để truyền tống chất cặn bã, có tâm để cung cấp nhiệt, có thận để dự trữ… Như vậy, toàn thân chứ không phải từng tạng tượng cùng phối hợp thống nhất thực hiện các chức năng của bộ máy giải phẫu học.
Tỳ vị sinh khí
Sách y cổ “Hoàng đế nội kinh” có ghi chép: “Khí của người thường nằm ở “vị”, “vị” là nơi sinh ra khí ở người thường. Người không có vị khí thì gọi là nghịch, mà nghịch thì sẽ chết.” Thông thường những người có tỳ vị không khỏe thì có thể nhìn thấy được từ biểu hiện bên ngoài. Có thể thường xuyên gặp được những người bệnh như thế này ở bệnh viện:
Sắc mặt trắng bệch, môi tái, có người rất gầy như thể gió thổi là sẽ ngã ngay, có người lại rất mập, trông cơ thể to lớn, nhưng lại không tráng kiện chút nào. Còn có người nói chuyện có tiếng mà không có sức, tinh thần không tỉnh táo, còn trẻ chưa già mà đã sớm suy yếu.
Vậy làm sao để biết tỳ vị của bạn có khỏe hay không? 4 bộ phận cơ thể dưới đây sẽ cho bạn biết:
Môi
Những người có tỳ vị yếu, môi thường tái, không có màu hồng, rất khô, dễ bị lột da, nứt môi. Những triệu chứng như miệng hôi, nướu sưng đau đa phần có liên quan đến khả năng tiêu hóa kém của tỳ vị. Ngoài ra, chảy nước miếng khi ngủ cũng là một biểu hiện của việc thiếu tỳ khí.
Mũi
Khô mũi, khứu giác kém nhạy, chảy nước mũi, chảy máu mũi đa phần đều là do tỳ vị yếu gây ra. Những người bị đỏ mũi đa số là do vị bị nhiệt, đầu mũi đau cũng cho thấy chức năng tỳ vị không ổn.
Mắt
Tỳ vị yếu dễ bị thiếu máu, từ đó ảnh hưởng đến gan, gan biểu hiện ở mắt, vì thế mắt dễ bị mỏi, nhìn không rõ. Ngoài ra, tỳ và việc hấp thụ của cơ thể có quan hệ mật thiết, nếu mắt thường xuyên bị đỏ, mặt bị sưng cũng có thể là do vấn đề ở tỳ.
Tai
Tỳ vị yếu sẽ dẫn đến thận khí không đủ, thường sẽ biểu hiện ở triệu chứng ù tai hay thậm chí là điếc. Bên cạnh đó, có nhiều người tỳ vị không khỏe do quá mệt mỏi hay tâm trạng không tốt gây nên. Đặc biệt là vào mùa xuân, gan hỏa tăng cao khiến chúng ta dễ tức giận. Những người có tỳ vị yếu sẽ thường cảm thấy không có sức, tay chân lạnh có khi sẽ bị đau bụng vào mùa xuân.
Tỳ vị bị tổn thương dễ khiến cả ngũ tạng đều gặp vấn đề.
Đông y có câu “Dưỡng tỳ vị chính là dưỡng nguyên khí, dưỡng nguyên khí chính là dưỡng sinh mệnh”, tỳ vị khỏe là nhân tố quan trọng quyết định tuổi thọ dài hay ngắn.
Tim và tỳ
Tim và tỳ giống như hai người mẹ, muốn chữa bệnh tim thì phải chữa tỳ vị trước. Tỳ có trách nhiệm tập hợp máu trong cơ thể và cung cấp cho tim. Một khi tỳ gặp vấn đề, không thể ích khí sinh huyết, thì sẽ dẫn đến tim không được chăm sóc tốt, gây ra bệnh tim mạch.
Gan và tỳ
Gan và tỳ tác động lẫn nhau, có người sau khi ăn xong vẫn cảm thấy đói, nhưng gan lại bị tức, dù có uống thuốc đau dạ dày cũng không có tác dụng.
Thật ra triệu chứng này có liên quan đến việc gan bị trì trệ, do tâm trạng không tốt hoặc áp lực công việc quá nặng. Trước tiên phải dưỡng gan rồi mới giải quyết vấn đề ở tỳ vị.
Ngược lại, tỳ vị cũng ảnh hướng đến gan, ví dụ như nguyên dân gây gan nhiễm mỡ là do tỳ vị không tiêu hóa được thức ăn khiến việc xử lý chất thải gặp khó khăn, tích tụ ở gan ảnh hưởng đến viêc cung cấp máu và các chức năng khác của gan.
Phổi và tỳ
Tỳ vị yếu sẽ ảnh hưởng đến phổi đầu tiên. Phổi giống như “tể tướng” chuyên phò tá bên cạnh “quân chủ” là tim. Bằng việc quản lý khí trong cơ thể, phổi hỗ trợ tim trông nom cả cơ thể. Thế nhưng khí ở phổi mạnh hay hiếu lại được quyết định bởi tình trạng của tỳ vị. Người có tỳ vị yếu thường sẽ dẫn đến thiếu khí phổi, dễ bị cảm lạnh hoặc các bệnh về đường hô hấp.
Thận và tỳ
(ảnh: Shutterstock)
Tỳ yếu thì thận cũng sẽ yếu. Tinh lực của chúng ta tràn đầy thì thận khí cũng dồi dào. Tinh khí của thận mạnh hay yếu còn có liên quan đến tỳ vị có khỏe hay không, có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thận hay không. Tỳ bị yếu lâu dài sẽ khiến thận bị yếu, điều này biểu hiện ở việc hay bị hồi hộp, dễ đổ mồ hôi hay sợ lạnh, chân tay lạnh.
Vị bị bệnh đa phần có liên quan đến ăn uống không điều độ, tỳ bị bệnh thì lại do cơ thể quá mệt mỏi ưu phiền. Tuy nguyên nhân gây bệnh ở tỳ vị không giống nhau, nhưng đều phải chữa như nhau.
Tỳ vị không khỏe sẽ khiến chúng ta dễ bị lão hóa.
Tỳ vị bị bệnh chủ yếu là do ăn uống không chú ý, ăn quá nhiều gây ra lạnh khiến phần dương của tỳ vị không đủ; thứ hai là do lo buồn, tức giận, gan khí không điều hòa, tác động mạnh đến tỳ vị.
–***—
7 cách chăm sóc tỳ vị
Ăn lá tần bì để làm ấm tỳ vị
Lá tần bì (ảnh qua secretchina.com)
Những người tỳ vị bị lạnh và yếu có thể ăn lá tần bì. Theo “Bản thảo cương mục” ghi chép, tần bì có thể chữa hàn, làm tiêu những chất tích tụ, thông tam tiêu, làm ấm tỳ vị, có lợi đối với tỳ vị yếu và lạnh.
Lá tần bì có thể làm rau trộn, đun lấy nước, xào, chiên, gói bánh chẻo. Đơn giản nhất là làm rau trộn, trước khi ăn nên trụng qua nước 1 lần để làm mất mùi, sau đó cho thêm muối, nước tương, dấm, tỏi, gừng, hành, tiêu, trộn đều và bày ra đĩa.
Chăm sóc tỳ vị bằng việc ấn huyệt Công Tôn
Huyệt Công Tôn (ảnh qua secretchina.com)
Huyệt Công Tôn là một trong những huyệt có liên quan đến tỳ ở chân, huyệt này nằm ở cạnh bên của bàn chân, khoảng 5 cm phía sau mắt cá, ấn mạnh vào xương ngón chân sau mắt cá, nếu cảm thấy đau hoặc tức thì nghĩa là đã tìm đúng vị trí. Huyệt này có hiệu quả rất tốt với các vấn đề có liên quan đến tỳ vị.
Huyệt Côn Tôn có thể ức chế axit trong dạ dày, nếu bị nôn ra nước chua thì hãy nhanh chóng xoa huyệt Công Tôn một lúc sẽ đỡ. Huyệt Công Tôn có thể tăng nhu động của ruột non, tăng cười khả năng tiêu hóa, sau khi ăn xong mà khó tiêu cũng hãy xoa huyệt này thì sẽ nhanh chóng tiêu. Huyệt Công Tôn là “thuốc chữa tỳ vị” trên chính cơ thể, là cách chăm sóc tỳ vị rất tốt.
Ăn củ từ bổ tỳ vị
(ảnh qua secretchina.com)
Củ từ là một thứ rất tốt, vừa có thể chăm sóc sức khỏe lại vừa có tác dụng làm đẹp. Nhưng tốt nhất là nên mua thân củ từ, có nhiều gai và cứng, có thể hấp hoặc xào hay nấu cháo, rất có hiệu quả bổ tỳ vị.
Củ từ khác với những thực phẩm bổ dưỡng khác ở chỗ nó bổ mà không ngán, những thực phẩm khác bổ âm nhiều sẽ gây ẩm và sinh nhiệt. Nhưng củ từ thì khác, nó không nóng, không khô, đặc biệt là có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ ngũ tạng yếu. Củ từ thường được dùng để chữa những triệu chứng như tỳ vị yếu, mệt mỏi, chán ăn v.v.
Ăn cơm rượu khi tỳ vị không khỏe.
(ảnh qua secretchina.com)
Những người tỳ vị bị yếu nên ăn một chút canh cơm rượu trứng gà, tốt nhất nên nấu cùng vài quả táo tàu. Ăn một chén khi còn ấm, có tác dụng làm dịu tỳ vị, vị ngọt cũng sẽ tạo cảm giác thèm ăn.
Bạn có thể tự làm cơm rượu khi thời tiết đang trở lạnh. Nấu chín gạo nếp, hòa men rượu với nồng độ vừa phải vào nước ấm; tạo một lỗ nhỏ ở giữa phần gạo nếp đã chín và đổ dung dịch men rượu vào, hai ngày sau, cơm rượu có vị ngọt là có thể dùng được.
Thực phẩm tốt nhất vào mùa thu là bắp, bắp có thể bổ tỳ thấm ẩm, điều hòa tạo cảm giác thèm ăn, ăn vào mùa thu còn có thể làm mất cảm giác khô nóng. Ngoài ra, trong bắp có chứa chất béo không no, vitamin, nguyên tố vi lượng và nhiều axit amin v.v.
Bạn có thể hấp rồi ăn, hoặc làm món bắp xào hạt thông. Trước tiên nướng hạt thông với lửa nhỏ, sau đó xào bắp và ớt chuông rồi nêm muối, đường. 3 phút sau cho hạt thông vào, xào lửa lớn là được. Màu sắc bắt mắt, dinh dưỡng phong phú.
Cháo củ từ, táo tàu bổ tỳ vị
Cháo củ từ táo tàu chủ yếu được nếu bằng củ từ và táo tàu (ảnh: Internet)
Củ từ giúp bổ tỳ, có tác dụng hỗ trợ cho phổi, thận, có lợi cho việc tiêu hóa hấp thu của tỳ vị, là một trong những loại thực phẩm làm thuốc có tác dụng bổ tỳ vị. Táo tàu ích khí, bổ tỳ vị, có thể dùng để chữa tỳ yếu, ăn ít, có tác dụng giúp thèm ăn, chữa tiêu chảy.
Tỳ vị yếu nên ăn trần bì
Đối với những người có tỳ vị yếu, tốt nhất trong nhà bếp nên có trần bì (vỏ quýt để lâu năm).
Tục ngữ có câu “một lạng trần bì một lạng vàng”, trần bì là vị thuốc đông y thường dùng, có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa, tiêu chất nhầy v.v., thường được dùng để chữa những triệu chứng tỳ vị yếu.
Một lạng trần bì một lạng vàng. (ảnh: Internet)
Vì thế cho một lượng nhỏ trần bì vào món ăn, vừa có thể mượn mùi vị của trần bì để làm mất mùi tanh của thịt, tăng mùi thơm của món ăn, giúp thèm ăn, lại vừa phát huy được công dụng điều hòa khí huyết, tạo mùi dễ chịu, trị ẩm tiêu nhầy, làm giảm tác hại của chất nhầy và chất béo đối với tỳ vị.
Chiếc xe ngoặt
vào một con đường nhỏ thuộc thị trấn Ka Đô sau khi đi qua rất nhiều những gập
ghềnh. Từ Đà Lạt xuống đây có 50km mà thấy xa quá chừng. Có thể do đường xấu, bụi
bay tung từng đám. 50 năm mà nơi đây vẫn rải đường bằng nhựa đen đúa. Con người
vẫn lầm lũi bám đường nên đành chịu bụi. Bụi vương vào các ô cửa, bụi vương vào
nhà, vào cả mâm cơm, bụi vương vào mắt...
Chiếc xe đậu trước
một tịnh xá rộng rãi. Cửa chùa không khoá. Chẳng có ai cả. Sân chùa vắng tanh.
Giữa sân là một cây đa cao vút đã 70 tuổi. Có lẽ đất ở đây tốt nên cây đa trông
cao lớn to khoẻ như đã có100-200 tuổi đời.
Đón tôi là một ni
cô nhỏ bé. Cô bẽn lẽn ra chào. Chắc thấy người lạ nên chỉ gật đâu ‘Mô Phật, mời
chị đi lối này’. Tôi cũng im lặng cởi giầy vào theo. Phía sau chùa là khu tịnh
xá nhỏ, có khoảng 3-4 phòng ở. Mỗi phòng chỉ giản dị 1 chiếc giường, 1 chiếc
bàn con và một chiếc tủ. Sàn láng sạch sẽ bằng xi măng. Chắc lâu ngày nên xi
măng bóng lên một màu nâu đen thẫm. Phía bên trái là sảnh từ đường. Cạnh bức tượng
đức Đạt Ma Tổ Sư là bài vị của một người.
Đây rồi.
Tôi quỳ xuống thắp
nén hương. Nhìn khuôn mặt của người trong ảnh. Hoá ra gần một năm nay cô ở đây
sao? Tôi nhìn đôi mắt cô, đôi mắt sống động cũng nhìn lại tôi như vậy. Người sống
đấy, chết đấy. Nhanh quá. Sắp một năm ngày giỗ cô, Ni Lệ Khánh, người em mà tôi
đã từng viết một lần trong bài Tâm Sự Thứ Bảy số 104 ('Đu đủ' liệu đã đủ?) của một năm về trước. Cô ấy được hoá ở
đây, tro cốt còn nguyên đây. Linh hồn chắc vẫn còn đây, chưa khuất hẳn.
Ni cô nhỏ dắt tôi
vào phòng khách giữa am. Một bộ bàn ghế đơn sơ nhưng sạch sẽ. Chắc cũng có đôi
chút tò mò về người khách không mời mà đến này nhưng cô không tỏ ra một
chút gì, chỉ nhẹ nhàng đi lấy nước mát mời khách rồi lặng lẽ ngồi một phía
nhìn tôi.
Nhìn cô ngồi lặng
yên trước mặt, thần thái thật giống ngừơi đã khuất, bỗng dưng tôi bắt đầu câu
chuyện: “ Nhà chị với cô Khánh có duyên lắm, mỗi lần lên Sài Gòn cô ấy thường ở
nhà chị, và chị xuống Cần Thơ luôn qua thăm cô ấy. Cô ấy và chị hay tâm sự lắm...Cô ấy còn nói, cuộc đời em khổ lắm. Nếu
em được sinh làm con nhà anh chị chắc em không đi tu đâu..”. Nói đến đây nước mắt
từ đâu bỗng trào ra. Bao kỷ niệm với cô gái bé nhỏ ấy lại ùa về trong tôi. Giời
ạ, người đi không muốn thấy nước mắt vì họ khó siêu thoát. Tôi thấy xấu hổ, vội
vàng lấy khăn lau. Vậy mà ngờ đâu nước mắt ra nhiều hơn, rồi lại như mắc cục gì
nơi cổ, nghẹn ngào không nói tiếp được. Thằng bé bên cạnh nhìn mẹ ngạc nhiên. Có lẽ lâu lắm rồi nó không thấy mẹ nó khóc nhiều như vậy. Hẳn mẹ
phải đau lòng lắm. Nó cũng biết cô Khánh, thương cô Khánh, nhưng chỉ như vậy
thôi. Nó đâu hiểu cuộc đời của một người tu lắm gian truân từ khi rời nhà 12 tuổi
bệnh tật đầy người, bao lần chết đi sống lại, cho đến khi rời bỏ thân xác mới ngoài 30 tuổi, chưa một lần được yêu thương
trọn vẹn...
“Chị uống nước
nhé”. Ni cô nhắc khẽ. “Em là em ruột của chị Khánh chị ạ. Em tu sau chị ấy. Lúc chị ấy ra đi chỉ còn
20 kg thôi. Chị ấy đi nhẹ nhàng trên tay em. Chị ấy nghiệp nặng quá nhưng phước cũng nhiều. Các
thầy đức cao vọng trọng đến làm lễ cho chị ấy chị ạ..”. Tiếng cô nhỏ nhẹ, thì
thầm như rót vào tai tôi. Tai tôi ù lên...
Cuộc nói chuyện lại
tiếp tục trong sân chùa. Cả hai đều tiếc thương người vừa mất. Cả hai đều thấy
có gì đó thật gần gũi nên quên mất đã sắp đến giờ Ngọ. “Chị ở lại ăn cơm trưa
với chùa rồi hãy về”.“Cám ơn cô, chị phải
về Đà Lạt lại bây giờ không xe đợi ngoài kia”.“Vâng, vậy 1 tháng nữa khi tro cốt rải nơi Cần Thơ, chị có duyên thì về với
Ni Khánh nhé chị”. Tôi gật đầu, chào cô, rồi rút vội ít tiền trong ví ngập ngừng:
“ Cô giúp.. mua nhang....”. Rồi những giọt nước mắt lại rơi. Tôi không thể
nói tiếp 3 từ ‘...cho Ni Khánh’.
Ngoài kia đường vẫn
bụi. Bụi vương vào những khóm hoa Dã Quỳ còn sót lại vàng ệch và héo hắt. Có ai
đó nói Dã Quỳ không đẹp và là biểu tưởng của sự héo hon. Cũng phải. Khi tâm
mình héo hon thì nhìn hoa đẹp cũng thành hoa héo. Vậy mà khắp các triền đồi Dã
Quỳ vẫn vươn mình nở trong một ngày nắng chan hoà của mùa đông. Giống như Ni Khánh, một bông hoa đồng nội đẹp đẽ đã ra đi để tiếc thương cho người ở lại về một con người bình dị, chân chất, nhưng vô cùng trong sáng và đầy tình yêu thương con người và cuộc đời.
“Cho chị dừng xe ở đây nhé, để chị làm một bức ảnh với Dã Quỳ làm kỷ niệm”. Người tài xế đỗ xe trong im lặng. Đứa bé ngoan ngoãn xuống xe chụp cho mẹ một tấm
hình thật đẹp. Nơi ấy, nụ cười của mẹ nó không còn héo úa như trước. Có lẽ do ý nguyện đã được trọn vẹn trong chuyến đi này.
Có hai ông bà cụ sống rất hoà thuận. Ông bà có cả một vườn dưa chuột. Ông cụ thì thường xuyên chăm sóc vườn dưa, còn bà cụ thì thường làm dưa chuột muối.
Ai cũng nói đó quả là một gia đình hạnh phúc. Vị khách nào đến nhà chơi cũng được tặng một bình dưa chuột muối “đặc sản” mang về. Dần dần, những người con lập gia đình và chuyển đi. Nhưng họ vẫn liên tục được bố mẹ gửi cho những hộp dưa chuột muối. Một thời gian sau, ông cụ mất. Các con ngồi cạnh mẹ, an ủi:
- Chúng con biết mẹ rất thích làm dưa chuột muối, nên chúng con sẽ đặt mua hạt giống, sẽ trồng và chăm sóc dưa chuột cho mẹ.
Người mẹ mỉm cười:
- Cảm ơn các con, nhưng các con không cần trồng dưa đâu, vì mẹ thật sự không hề thích làm dưa chuột muối. Mẹ chỉ hay làm món đó vì bố các con thích trồng dưa chuột mà thôi.
Tất cả những người con đều rất ngạc nhiên, chỉ có người con út có vẻ buồn. Bởi vì bố anh từng kể với anh rằng ông không hề thích trồng dưa chuột, nhưng vì mẹ anh thích làm dưa chuột muối nên ông trồng dưa để làm bà vui lòng mà thôi.
Đây là câu chuyện VUI hay BUỒN?
Nhiều người cho rằng đây là một câu chuyện vui. Ông cụ và bà cụ vui vẻ làm một việc vì nhau, không những thế việc đó còn có ích cho mọi người xung quanh. Nhưng tại sao đó cũng là một câu chuyện buồn? Vì ông cụ và bà cụ không thể thật sự chia sẻ cùng nhau.
Có lẽ, sự chia sẻ bao gồm cả hai mặt: Tôn trọng và yêu quý sở thích của nhau, đồng thời bản thân mỗi người cũng cần được thể hiện cảm xúc và suy nghĩ thật của chính mình.
(Dân trí) - Thời buổi khó khăn này, còn cái gì không hạ giá nhỉ? Người ta đem bán rẻ cả sách vở, quần áo, đồ điện tử v.v... trên vỉa hè. Tôi cầm mảnh bằng đại học đi bán sức lao động mà chưa được, cũng nhào ra vỉa hè bán sách cũ...
Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Khái Hưng... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?
Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.
Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại! Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
- Anh mua bánh bò, bánh tiêu?
Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:
- Anh có bán... trả góp không?
- Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?
- Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.
Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.
Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:
- Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.
- Nhưng...
- Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.
Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
- Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhá!
Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :
- Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!
Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to:
“Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ‘Tấm lòng’ ”.
"Give the ones you love wings to fly, roots to come back and reasons to stay" Hãy cho những người mà bạn yêu thương đôi cánh để bay, cội rễ để quay về và lý do để ở lại. Dalai Lama)
"...Trong cuộc sống chắc chắn sẽ có những giây phút chờ đợi, bắt ta phải dừng lại, không làm gì hết.Nhưng chúng không phải là những thời gian vô ích đâu bạn! Thật ra đó có thể là món quà quý giá mà cuộc sống thỉnh thoảng dâng tặng cho mình, nếu như ta biết cách tiếp nhận chúng.
Bà Jan Chozen Bays, một giáo thọ của dòng thiền Nhật bản, có chia sẻ về một món quà quý giá mà sự dừng lại trong cuộc sống vội vã này có thể dâng tặng cho chúng ta.
"Trong đời sống, mỗi khi chúng ta bị bắt buộc phải dừng lại và chờ đợi, ví dụ như khi bị kẹt xe trên đường, ta thường có khuynh hướng muốn làm một cái gì đó để lãng tránh cái cảm giác chờ đợi khó chịu ấy. Ta mở radio lên, gọi điện thoại, xem email, hay ngồi đó bực dọc. Nhưng nếu như ta có một ý thức sáng tỏ về những giây phút chờ đợi ấy, chúng sẽ trở thành những cơ hội thực tập giúp mang lại sự tỉnh thức cho mình trong cuộc sống hằng ngày.
Chờ đợi là một sự kiện rất bình thường của đời sống nhưng lại thường gây cho chúng ta một cảm xúc khó chịu. Nhưng ta có thể biến đó trở thành một món quà tặng đặc biệt cho chính mình, một cơ hội, một thời gian để thiền tập. Và sự lợi lạc của nó cũng gấp đôi: trước hết, ta chuyển hóa được cảm giác khó chịu, tiêu cực của mình, và thêm nữa, bất cứ một giây phút nào của cuộc sống cũng có thể là một cơ hội thiền tập của ta.
Và sự thực tập này cũng rất là đơn giản. Mỗi khi phải chờ đợi một việc gì, trước hết bạn hãy chú ý đến những cảm thọ nào đang có mặt trong thân mình, chúng là biểu hiện của những ý nghĩ và cảm xúc vội vã trong ta như là sự nôn nóng, bất an. Và mỗi lần ta không để cho những ý nghĩ và cảm xúc ấy biến trở thành quả trái, ví dụ như sự bực tức khi bị kẹt xe, hay nôn nóng vì người sắp hàng phía trước quá chậm, là ta đang làm giảm bớt đi năng lượng tiêu cực của những tập quán, thói quen xưa cũ trong tâm mình.
Nếu như ta đừng để bánh xe tâm của mình tiếp tục lăn theo cùng một vết lún sâu trên con đường mòn dẫn ta đi xuống một con đầm lầy, thì rồi một ngày vết lún ấy cũng sẽ được phủ lấp lại bằng phẳng như xưa. Cuối cùng rồi thì những thói quen bực tức, những phản ứng bức xúc của ta sẽ dần dần phai nhạt đi. Thật ra tiến trình này cũng chỉ là đơn giản như vậy thôi. Nó cần thời gian, nhưng rất có hiệu quả.
Đa số chúng ta thường hay đo lường giá trị ta bằng những năng xuất của mình. Nếu như hôm nay tôi không hoàn tất một việc gì, nếu như tôi không viết được trang sách nào, gặp một người nào, nấu được chiếc bánh nào, kiếm thêm đồng nào, bán được một món hàng nào, mua được một món hàng nào, ký được hợp đồng nào... thì tôi đã hoang phí một ngày, tôi là người vô dụng. Chúng ta không bao giờ cho rằng mình có một giá trị nào hết, nếu như ta chỉ tiếp xúc với sự sống, và đơn sơ có mặt trọn vẹn trong giờ phút hiện tại mà thôi. Và cũng vì nhận thức sai lầm ấy mà "chờ đợi" đã trở thành nguyên nhân của sự bất an, khi ta chỉ nghĩ đến những gì đáng lẽ mình có thể hoàn tất được trong giờ phút này.
Và nếu như bạn hỏi những người thân của mình xem họ thật sự cần gì nhất nơi bạn, chắc chắn phần lớn câu trả lời sẽ là họ cần "sự có mặt" hay là "thời giờ" của bạn. Sự có mặt của ta có một giá trị không thể nào đo lường được, vì đó là hạnh phúc, an vui, là sự mật thiết. Khi chúng ta biết buông bỏ những bận rộn và bớt đi những lao tác, trở về với với một sự tĩnh lặng, trong sáng tự nhiên, mình sẽ cảm thấy hạnh phúc, an vui và biết bao dung hơn, cho dù chung quanh ta không có gì xảy ra.
Đó là một món quà tặng quý giá mà không ai có thể mua được. Chúng là kết quả tự nhiên của một sự có mặt trọn vẹn trong giờ phút hiện tại. Và đó cũng là quyền bẩm sinh của mỗi người chúng ta, mà trong cuộc sống vì quá bận rộn mình đã vô tình đánh mất đi"
Sự sống vẫn đang có mặt
Nhà văn Allen Sauder viết, "Sự sống là những gì xảy đến với chúng ta, trong khi mình đang bận rộn với những toan tính về các kế hoạch khác." Life is what happens to us while we are making other plans. Cuộc sống vẫn đang diễn ra trong khi ta bận rộn với một dự án nào đó của tương lai: một chuyến đi, một cuộc gặp gỡ, một hợp đồng, hay một cấp bằng nào đó.
Mà tôi nghĩ chúng ta cũng đừng nên chờ đợi ở tương lai làm gì, vì những gì mình vừa mới nắm bắt được là nó cũng vừa bắt đầu đang phai nhạt đi... Chúng ta chỉ có mỗi giây phút này thôi, dầu có vội vã đến đâu bạn cũng không thể nào sống trong hai giây phút cùng một lần được.
Trong những giây phút dừng lại, và có mặt với hiện tại, những dự án tương lai của ta có thể bị chậm bớt hay trì hoản đi, nhưng bạn biết không, điều mà ta có thể sẽ tìm lại được trong giây phút ấy là cuộc đời của chính mình. Và dù ta có hoàn tất được gì hay không, sự sống nhiệm mầu, con đường hạnh phúc, vẫn đang hiện hữu ở bất cứ nơi nào mình thật sự trọn vẹn có mặt..."