Pages

31 tháng 10, 2017

Cười: Định nghĩa về Hôn

Hôn người nào đó gọi là hôn nhân. 
Hôn con vật nào đó gọi là hôn thú.
Hôn vợ gọi là hôn thê. 
Hôn chồng gọi là hôn phu.
Mơ hôn được người nào đó gọi là hôn ước.
Mới hôn xong gọi là tân hôn.
Hôn thêm cái nữa gọi là tái hôn.
Hôn hai cái một lượt gọi là song hôn.
Đang hôn nửa chừng bị xô ra gọi là ly hôn.
Hôn trộm được ai đó thì gọi là thành hôn.
Đang hôn bị dính mép gọi là đính hôn.
Vừa hôn vừa quỳ lạy gọi là Hôn lễ.
Mê một người nào đó và hôn gọi là Hôn mê.
Hôn cây rong tảo biển gọi là Tảo hôn.
Hôn bọn nghiện hút hít gọi là hôn hít.
Hôn 7 người 1 lúc gọi là Thất hôn...

vv và v.v
ST 

30 tháng 10, 2017

Nỗi khổ của con người đến từ đâu?

Nỗi buồn khổ của con người đến từ đâu? Là đến từ ngoại cảnh, là người khác gây ra cho mình? Thật ra đều không phải, đau khổ của con người thường là đến từ nỗi sợ bị mất đi một thứ gì đó, mà sở dĩ người ta sợ là bởi vì họ đã quá quen thuộc đến nỗi trở thành thói quen hay phụ thuộc vào sự tình, sự vật, con người đó rồi.
Một khi những thứ đó bị mất đi thì mục tiêu cuộc sống của họ, trọng tâm của họ lập tức bị hút ra, khiến cho họ không cách nào tiếp nhận được sự thật mà rơi vào đau khổ.
Có một câu chuyện rất ý nghĩa, kể rằng:
Một ngày nọ, ông chủ một khách sạn phát hiện ra có một kẻ lang thang ngày nào cũng ngồi bất động ở ghế đá công viên mà nhìn chằm chằm vào khách sạn của mình. Ông cảm thấy rất tò mò.
Đến một hôm, ông chủ khách sạn ấy không thể giấu mãi nỗi tò mò của mình được nữa, vì vậy ông đi đến chỗ kẻ lang thang và hỏi: “Xin lỗi, anh bạn, tôi muốn hỏi anh một chút, tại sao ngày nào anh cũng nhìn chằm chằm vào khách sạn của tôi vậy?”
Kẻ lang thang nói: “Bởi vì cái khách sạn này quá đẹp! Mặc dù tôi chỉ có hai bàn tay trắng và ngủ trên ghế đá, nhưng mỗi ngày tôi đều nhìn nó như vậy, đến tối sẽ mơ thấy mình được ngủ ở trong đó”.
Ông chủ khách sạn sau khi nghe xong thấy rất đắc ý, liền nói: “Anh bạn, đêm nay tôi sẽ cho anh được mãn nguyện, anh có thể ở miễn phí tại phòng tốt nhất của khách sạn trong một tháng”.
Sau một tuần lễ, ông chủ khách sạn trở lại và muốn xem xem tình hình của kẻ lang thang kia như thế nào. Nhưng ông phát hiện người này rõ ràng là đã chuyển khỏi khách sạn rồi và trở lại ghế đá của công viên ngủ như trước đây.
Ông chủ khách sạn bèn đến hỏi kẻ lang thang: “Rốt cuộc thì đã xảy ra chuyện gì?”
Kẻ lang thang nói: “Lúc trước tôi ngủ trên ghế đá, mơ thấy được ở trong khách sạn, nên thấy rất vui vẻ, thế nhưng khi ngủ trong khách sạn, tôi lại thường mơ thấy mình trở lại với chiếc ghế đá cứng nhắc này. Thật là đáng sợ, cho nên, tôi không thể chịu đựng được nữa!”
Ông chủ khách sạn nghe xong liền phá lên cười và nói: “Thì ra, đôi khi không có cũng khổ mà có cũng khổ!”
Quả thực, nỗi khổ của con người thực ra không liên quan gì đến việc “có” hay “không có” thứ mình mong muốn. Nó là đến từ “sự chấp trước” (dính mắc) của con người. Nếu như chúng ta coi đồ vật nào đó là thứ nhất định phải có được, khi không có thì ao ước thèm muốn, mà khi có rồi thì lại sợ mất đi… như thế đều là khổ.
Thử ngẫm nghĩ một chút, nếu như trong cuộc sống ngày nay, không có điện thoại, không có internet, không có các cửa hàng tiện lợi… thì con người sẽ không sống được sao? Con người sẽ không vui vẻ hạnh phúc sao? Đương nhiên sẽ không là như thế.
Nhận ra những thứ mà bạn “nhất định phải có”, đó chính là mấu chốt của tự do. Nói cách khác, một khi “thói quen” đó được cải biến, những điều trước đây “nhất định phải có” đã không còn là nhu cầu cần phải có nữa, thì bạn sẽ thấy mình được tự do và không còn bị ràng buộc bởi nó. Như thế, bạn cũng sẽ không phải vì có hay không có nó mà rơi vào khổ sở.
Đôi khi, thay đổi khía cạnh nhìn nhận, thay đổi ý niệm, chúng ta có thể thấy tương lai phía trước sẽ rộng mở và sáng sủa hơn rất nhiều.
ST 

Chương trình dã ngoại khóa 81-84 Trần Phú năm 2017

Các bạn thân yêu khóa 81-84 Trần Phú chúng mình ơi, đến hẹn lại lên, mùa thu đã đến, chúng mình lại sắp được gặp nhau rồi.
Các bạn BLL của khóa đã tích cực chuẩn bị, họp và xây dựng chương trình dã ngoai của khóa sẽ tổ chức vào Ngày 29 tháng 10 tới như sau. Số bạn tham gia của các năm tăng dần, Năm 2016 đã có 70 bạn tham gia, có nhiều bạn đã không quản đường xa bay từ Sài Gòn về Hà Nội, năm nay mong sẽ có nhiều bạn tham gia hơn nữa.
Thời gian: Ngày 29/10/2017
Địa điểm: Khu du lịch sinh thái điện ảnh Smiley Ville tại Đông Anh, Hà Nội
http://www.smileyville.vn/
Hoạt động chính của Buổi dã ngoại:
1. 7h30 sáng tập trung tại Trường Trần Phú
2. Chụp kiểu ảnh kỷ niệm chung toàn khóa để làm ảnh đại diện cho Nhóm FB
3. 8h lên ô tô đi sang Smilley Ville
4. 8h30 đến Smilley Ville, nghỉ ngơi
5. 9h30 đến 11h30: Chương trình giao lưu trao đổi kiến thức, văn nghệ, trò chơi tập thể v.v. (chúng ta sẽ có sự tham gia của các MC xinh đẹp và hóm hỉnh, của các diễn viên hài kịch không chuyên nhưng đảm bảo sẽ mang lại những trận cười sảng khoái).
6. 11h30 đến 12h: chụp ảnh tập thể chờ nhà hàng chuẩn bị bữa trưa
7. 12h-14h: ăn trưa
8. 14h đến 16h: hoạt động tự do
9. 16h lên xe về trường Trần Phú.
Ban tổ chức đã thuê xe ô tô to đủ cho tất cả các thành viên của khóa tham gia dã ngoại, phương tiện cá nhân của các bạn sẽ được bố trí chỗ gửi gần trường Trần Phú.
Smilley Ville được đánh giá là phim trường rất đẹp, các bạn nữ nên mang thêm một số quần áo đẹp để chụp ảnh nhá.
Đề nghị Ban liên lạc các lớp lên danh sách và chốt số người với Ban tổ chức sớm nhất để chương trình được chuẩn bị chu đáo nhất có thể.
BLL Khoá 81-84
Nguyễn Hải Hà (12A) 

28 tháng 10, 2017

Tình cảm cứ..nhàn nhạt một chút sẽ bền lâu?

Mọi ân oán giữa người với người nảy sinh trong cuộc sống một phần là do chúng ta quá tốt với nhau. Trong một gia đình, một đơn vị, thậm chí là giữa bạn bè với nhau cũng vậy.
Lúc thân thiết, hai người có thể mặc chung một cái quần nhưng một khi đã mâu thuẫn, có thể có chết cũng không nhìn mặt nhau. Nguyên nhân là bởi hai phía đã từng quá tốt với nhau.
Hoằng Nhất - một đại sư người Trung Quốc những năm cuối đời có viết một bài thơ, đại ý là: Quân tử kết giao nhạt như nước, bạn bè kết giao nếu nhìn vào biểu hiện bên ngoài cho rằng đó đã là bản chất, đôi khi sẽ nhầm lẫn nghiêm trọng.
Tình cảm giữa người với người, cứ nhạt một chút sẽ tốt, mối quan hệ như thế sẽ duy trì được lâu.
Nếu lúc nào cũng đậm như mật, ắt sẽ có lúc phải phân tách. Lão Tử nói, những mối quan hệ như thế, một khi có mâu thuẫn sẽ trở nên xa cách vô cùng. Tình cảm, nếu được hâm nóng mỗi ngày, nhất định sẽ có lúc giảm nhiệt, đó là quy luật của vũ trụ.
Từ trước đến giờ, tôi rất ít gọi điện thoại cho bạn bè, thậm chí là bạn bè có nhắn tin, tôi cũng ít khi trả lời hoặc quên không trả lời.
Tôi cho rằng cứ bình thường, nhạt nhạt một chút sẽ tốt. Mặc dù có thể rất lâu không gặp nhau nhưng khi đã gặp nhau, mọi người vẫn là bạn, bởi trong ký ức của chúng tôi vẫn giữ những điều tốt đẹp trong quá khứ, vậy là đủ.
Giữa người với người, hãy cứ duy trì khoảng cách, khoảng cách này thể hiện cả ở việc giao tiếp, không nên nói nhiều, bởi nói nhiều có khi sẽ thừa, không có tác dụng.
Cho dù là vợ chồng hay các thành viên trong gia đình, vẫn cần giữ một khoảng cách phù hợp, vừa phải, có khoảng cách mới có tình cảm.
Trước đây tôi có quen một người, quan hệ giữa tôi và người đó rất tốt. Người đó nói với tôi: "Cậu đừng giảng phật pháp với tôi. Cậu có thể siêu độ cho người khác nhưng không thể siêu độ được tôi."
Tôi nghĩ cũng phải, chúng tôi thân thiết quá mà.
Về sau người đó rời Hạ Môn, sau khi anh đi tôi cũng lười, ít liên lạc. Thế nhưng dần dần, anh ta đã nhớ lại công đức, nhớ lại lời nói của tôi và cảm thấy lời của tôi có lý.
Sau này, anh ta vào trang cá nhân của tôi và giác ngộ được khá nhiều. Từ việc này, tôi mới phát hiện, giữa người với người vẫn nên giữ một khoảng cách, như vậy sẽ tốt hơn trong mọi chuyện.
Quá gần gũi, quá thoải mái, mỗi người lẽ tự nhiên sẽ dần đánh mất sự cung kính dành cho đối phương, vì thế mà khó nhìn ra công đức, phẩm hạnh, sự nỗ lực của nhau.
Tình cảm thân thiết tốt đẹp thường sẽ làm nảy sinh lòng tham, lòng tham này chính là nguồn cơn khiến chúng ta hận đối phương. Không có tình yêu sâu đậm, sẽ không có hận thù sâu sắc.
Quá gần gũi, người thầy khó có thể siêu độ cho học trò, trái lại học trò thường nhìn thấy những nhược điềm của người thầy.
Quan hệ giữa người với người thực sự rất thú vị, không có lòng cung kính, rất khó để duy trì lâu dài, giữa vợ và chồng cũng vậy.
Thế nên, giữa người với người, sống được với nhau thực sự là một nghệ thuật, là một môn học mà có lẽ mỗi người phải học chăm chỉ cả đời và không dễ chút nào.
Cá nhân tôi cho rằng có một điểm rất quan trọng khi đề cập đến vấn đề này, đó là đầu tiên mỗi người cần phải có một tấm lòng không mưu cầu, không yêu cầu áp đặt đối phương, những việc mình không muốn, không áp đặt cho người khác, thay vào đó, hãy làm, hãy nghĩ cho họ, như thế, quan hệ giữa người với người mới có thể tốt dần lên được.
Rất nhiều người càng chơi với nhau mối quan hệ càng trở nên xấu đi, bởi lẽ mỗi cá nhân đã yêu cầu quá nhiều, đó chính là nguyên nhân dẫn đến cái gọi là "lật mặt" ở những người bạn.
Quân tử kết giao, nhạt như nước lã. Cứ để các mối quan hệ của chúng ta nhạt như vậy, đừng yêu cầu đối phương cái gì cũng phải đẹp, phải tốt.
Ngoài ra, hãy giữ lòng biết ơn đến người đã giúp mình. Chỉ có lòng biết ơn tương tác qua lại với nhau mới có thể duy trì những mối quan hệ lâu dài.

Suy Ngẫm

Một ngày rất ngắn , ngắn đến mức chưa nắm được cái sáng sớm thì đã tới hoàng hôn
Một năm thật ngắn , ngắn đến mức chưa kịp thưởng thức sắc màu đầu xuân thì đã tới sương thu
Một cuộc đời rất ngắn , ngắn tới mức chưa kịp hưởng thụ những năm tháng đẹp thì người đã già rồi
Luôn luôn đến quá nhanh mà hiểu ra thì quá muộn , cho nên chúng ta phải học cách trân trọng , trân trọng tình thân , tình bạn , tình đồng chí, tình bạn học, tình đồng nghiệp ...
Vì một khi đã lướt qua , thì khó có thể gặp lại
️Sau 20 tuổi thì đất khách và quê nhà giống nhau vì đi đến đâu cũng có thể thích ứng
Sau 30 tuổi thì ban ngày và ban đêm giống nhau vì mấy ngày mất ngủ cũng không sao
️Sau 40 tuổi thì trình độ học vấn cao thấp giống nhau , học vấn thấp có khi kiếm tiền nhiều hơn.
️Sau 50 tuổi thì đẹp và xấu giống nhau vì lúc này có đẹp đến mấy cũng xuất hiện nếp nhăn và tan nhang .
️Sau 60 tuổi thì làm quan lớn và quan bé giống nhau vì nghỉ hưu rồi cấp bậc giống nhau.
Sau 70 tuổi thì nhà to và nhà nhỏ giống nhau vì xương khớp thoái hóa không thể đi được hết những không gian muốn đi .
️Sau 80 tuổi thì tiền nhiều và tiền ít giống nhau vì có tiêu cũng chẳng tiêu được bao nhiêu tiền.
️Sau 90 tuổi thì nam và nữ giống nhau vì không thể làm nổi chuyện ấy nữa .
️Sau 100 tuổi thì nằm và đứng giống nhau vì đứng dậy cũng chẳng biết làm gì
CUỘC ĐỜI CỦA BẠN VÀ TÔI LÀ NHƯ VẬY KHÔNG KHÁC NHAU NHIỀU
NHÌN RA , HIỂU ĐƯỢC , THẤU HIỂU RỒI ,CUỘC ĐỜI LÀ NHƯ THẾ .
TRÂN TRỌNG NHỮNG THỨ CÓ ĐƯỢC , TÌM LẠI NHỮNG THỨ ĐÃ MẤT

(FB Vinh Dang) 

Suy Ngẫm


"Khi 1 chiếc bát bị vỡ, ở Nhật, nó sẽ được hàn gắn lại với nhau bằng cách lấp đầy những khoảng trống bằng vàng tạo ra những hoa văn tuyệt đẹp"
- Vẻ đẹp nằm ở những gì đã từng bị vỡ. Mọi điều mà bạn trải qua không biến cuộc sống của bạn xấu xí hơn.
- Quyết định phụ thuộc hoàn toàn vào chúng ta. Bạn có thể tự mình vực dậy, và học từ những gì đã xảy ra, trở thành một con người tốt hơn nhờ những khó khăn đó.
- Bạn có thể mang trên mình những vết sẹo một cách tự hào, như là 1 cách để thể hiện rằng - nhìn những gì mà tôi đã trải qua này, nó tạo nên tôi của ngày hôm nay. Tôi có thể vượt qua bất cứ thứ gì mà cuộc đời đặt ra trước mắt ngay lúc này.
- Không ai có 1 cuộc sống hoàn hảo, và cũng chẳng có ai có được điều đó để lựa chọn lấp đầy những vết nứt bằng vàng.
- Đừng xấu hổ vì những gì đã xảy ra với bạn, bởi mọi thứ đều có nguyên do của nó. Khi mà những gì bạn trải qua truyền động lực cho người khác thì tất cả đều rất đáng giá.
Vì thế đừng chìm sâu trong quá khứ.
ST 

26 tháng 10, 2017

Khi tâm mệt mỏi hãy nghỉ ngơi, khi lòng đau khổ hãy buông bỏ

Con người sở dĩ sống mệt mỏi, chính là bởi vì nghĩ nhiều quá. Thân thể mệt không đáng sợ, điều đáng sợ chính là tâm linh mệt mỏi. Tâm một khi mệt sẽ ảnh hưởng đến tâm tình, sẽ bóp méo tâm linh và làm nguy hiểm đến sự khỏe mạnh về thể xác và tinh thần.
Kỳ thực, mỗi người đều có những mệt mỏi do người khác mang đến và cũng có những mệt mỏi do chính bản thân mình tạo ra. Tuy nhiên, có người sẽ bị chìm đắm trong đó nhưng có người lại thoát được ra, sở dĩ là khác biệt ở chỗ có thể điều chỉnh được tâm thái của mình hay không, có thể buông bỏ xuống được không.
Cuộc sống của ai cũng có nhiều lắm những nỗi phiền muộn và khó khăn. Nếu muốn sống mà không mệt mỏi chút nào thì thực sự rất khó, nhưng vẫn có những con đường để cho chúng ta thoát ra.
Đời người tựa như một chuyến lữ hành, có một số người tựa như một vị khách qua đường…Sinh mệnh vốn là một chuyến tàu đang tiến về bến, mỗi một địa phương đi qua sẽ là một chạm tạm dừng, mỗi một người gặp phải có lẽ là một vị khách qua đường. Nhân duyên sâu lặng thì có thể trở thành người thân thiết.
Tâm người sở dĩ mệt là bởi vì thường thường khăng khăng giữ mà không chịu buông bỏ. Trong cuộc sống, luôn có một số chuyện đáng nhớ, cũng có một số chuyện nhất định phải xả bỏ. Buông tha và khăng khăng nắm giữ, nên lựa chọn cách nào? Dũng cảm buông bỏ là một loại châu báu.
Con người sở dĩ luôn phiền não là bởi vì không học được cách quên đi. Hết thảy sự tình đều ẩn sâu trong tâm linh, vì thế mà không xóa đi được. Cuộc sống cần hiểu rằng, điều gì nên nhớ kỹ thì nhớ kỹ, điều gì nên quên đi thì quên đi, điều gì thay đổi được thì thay đổi, điều gì phải tiếp nhận thì không thể thay đổi.
Đời người kỳ thực chính là như vậy, có những chuyện bất đắc dĩ đành phải chấp nhận. Có lúc muốn bản thân được sống vui vẻ thoải mái, nhưng lại vì người thân cận ở bên hay những sự tình phát sinh làm ảnh hưởng mà không thể dứt ra được. Cho nên, nhân sinh luôn chất chứa nhiều những điều tiếc nuối.
Thời gian thấm thoắt trôi qua, sinh mệnh của mình cuối cùng vẫn phải do mình nắm giữ, chi phối và chịu trách nhiệm. Mỗi một ngày trôi qua, những ký ức không tốt cũng sẽ phai nhạt đi một ngày, những người thân yêu cũng sẽ rời xa thêm một ngày, những giấc mơ cũng bị đánh thức thêm một ngày. Cho nên, những gì cần buông tha thì quyết không nên giữ lại, những gì nên quý trọng thì quyết không buông tha.
Nếu nắm giữ mà không hạnh phúc, không vui vẻ thì chi bằng hãy buông tay? Nếu luyến tiếc, không buông bỏ xuống được thì chấp nhận thống khổ. Điều nhân sinh nuối tiếc nhất là dễ dàng buông bỏ những gì nên giữ, khăng khăng giữ lại những gì nên buông bỏ.
Rất nhiều khi, người ta khăng khăng nắm giữ cho được những gì nên buông bỏ và cuối cùng tạo thành nỗi thống khổ cho bản thân mình. Nhưng cũng có rất nhiều khi, buông bỏ không phải là mất đi mà lại là nhận được nhiều hơn.
Khi tâm mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi một chút. Khi lòng đau, hãy luyện tập cách buông bỏ.
Quá nhiều u buồn sẽ khiến con người mệt mỏi, vậy sao không buông bỏ xuống để đi đoạn đường đời được thong dong, thản đãng?
Tình cảm quá nặng sẽ khiến lòng người đau. Vậy sao không buông tay? Lãng mạn chỉ là trong chốc lát mà thôi!
Nước mắt quá nhiều sẽ khiến tâm con người thật khổ. Vậy sao còn không lau khô nước mắt, mỉm cười mà đối mặt?
ST