Pages
▼
30 tháng 4, 2018
CÁC BẠN 12CD ĐỌC NHÉ !
29 SỰ THẬT TÀN KHỐC ĐẾN XÉ LÒNG GIÚP BẠN SỐNG KHÔN RA TỪNG GIỜ
1. Cho dù bạn có tốt đẹp đến mức nào thì ở sau lưng sẽ luôn có người nói này nói nọ. Hãy lắng nghe thật cẩn thận cách mà một người nói về người khác trước mặt bạn. Vì đó là cách mà họ sẽ nói về bạn trước mặt người khác.
2. Cuộc sống có quyền xô ngã bạn
Người yêu có quyền bỏ rơi bạn
Bạn bè có quyền phản bội bạn
Nhưng hãy nhớ lấy 1 điều:
Đứng lên hay không là quyền của bạn…
3. Học cho mình chữ “Tự”
Tự khóc tự lau,
Tự đau tự chịu
Tự bước đi trên
Con đường của mình.
Tự đứng lên sau vấp ngã.
Tự lập trong cuộc sống khó khăn này.
4. Những bài học đắt giá nhất thường đến từ những khoảng thời gian tồi tệ nhất.
5. Dùng những sản phẩm dưỡng da thật chất lượng. Tiết kiệm gì thì tiết kiệm, những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với mặt tiền hay có ảnh hưởng đến nhan sắc thì nên chi tiền cho thật xứng đáng.
6. Đôi lúc phải hạ cái tôi xuống để nói câu xin lỗi dù biết rằng mình không làm sai.
7. Nếu con trai nói chia tay, đừng níu giữ.
8. Còn trẻ đừng lúc nào cũng thức khuya.
9. Chỉ có một cuộc đời, ngu gì lãng phí thời gian cho những kẻ không ưa.
10. Người đã lừa dối bạn một lần, rồi sẽ lừa dối bạn lần thứ hai.
11. Điện thoại gọi không được thì đừng gọi. Tin nhắn không nên gửi thì đừng gửi. Người không nên để ý thì đừng để ý. Phải sáng suốt hơn, thế giới lớn như vậy cơ mà.
12. Đừng để bài tập tới tận ngày nghỉ cuối cùng mới làm.
13. Tái hợp sau khi chia tay thì 97% sẽ lại chia tay, mà 80% lý do chia tay vẫn giống hệt lần đầu.
14. Ba mẹ đều đã già rồi, hãy nói chuyện với họ nhiều hơn, và hãy nói những lời thật lòng.
15. Nếu điều kiện gia đình bạn không tốt, nhất định phải cố gắng học hành, nếu có thể, đừng bao giờ ngừng bước trên con đường tới cánh cửa đại học, vì lợi ích mà việc học mang lại thật sự có thể là cơ hội duy nhất để bạn đổi đời.
16. Bất cứ ai cố gắng kéo bạn xuống đều sẽ nằm dưới bạn.
17. Đừng lưu lại tất cả những tật xấu, những không hay cho gia đình, người thân, mà đem những thứ tốt đẹp cho người ngoài. Đừng vì người yêu mà làm bố mẹ buồn phiền. Đừng đem những bực dọc, tức giận ở ngoài về xả lên những thân thiết của bạn.
18. Bố mẹ nuôi bạn hơn hai mươi năm, không phải để bạn vì một người không đáng mà đòi sống đòi chết.
19. Con gái đừng đánh mất mình quá dễ dàng, không phải ai nhìn thật thà cũng thật thà. Hãy ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ. Mười sáu mười bảy tuổi đừng chỉ mải mê trang điểm đầu tóc. Lần đầu tiên nhận thức được rằng bạn và người ấy không thể có tương lai, hãy buông tay đừng do dự, có như vậy cuộc đời của bạn mới sáng rõ hơn.
20. Gọt xoài đừng để xoài thâm
Chọn bạn đừng để bạn đâm lại mình.
21. Quả thực, im lặng là vàng.
22. Quần áo rách có thể vá.
Nhà cửa hỏng có thể sửa chữa
Chỉ có lòng người
Một khi đã bị tổn thương,
Thì khó mà hồi phục
23. Nhìn óng ánh chưa chắc là vàng, nhìn đàng hoàng chắc gì đã là người tử tế. Nên nhớ rằng sống đẹp ở cái tâm, chứ không phải thâm ở cái đầu.
24. Trên con đường cao tốc của cuộc đời, chúng ta thường nhận ra, hạnh phúc từ gương chiếu hậu.
25. Miệng đời là một thứ vũ khí ẩn dật khiến những suy nghĩ chân thật bị sai lệch. Họ có thể nói tốt về bạn khi họ cần bạn và giết chết giá trị của bạn khi họ có những thứ hơn bạn.
26. Có những việc có mơ cũng không thể ngờ. Và những chuyện có chờ cũng không bao giờ tới
27. Nếu bạn thích một người hãy can đảm nói ra. Còn nếu không hãy can đảm nhìn người đó yêu một người khác.
28. Cái vừa sâu đậm vừa mỏng manh nhất của con người là tình cảm
29. Trên đời có rất nhiều chỗ để đi nhưng chỉ có duy nhất một nơi dù chuyện gì xảy ra cũng sẽ đón bạn về, đó là nhà.
-Sưu tầm-
29 tháng 4, 2018
CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT
Tại sao cái tôi, cái “égo” của người Việt lớn thế? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ: Tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế?
Một lần ngồi nhậu với 5 ông, có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói “ông”, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.
In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần (hay không) với câu dưới, nghĩ mình là Baudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ, ăn nói như lãnh tụ, đi đứng, tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên (hay đi xuống). Học gạo được cái bằng (chưa nói tới chuyện mua được cái bằng), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng.
TÔI, TÔI, TÔI
Một ông bạn in một tấm danh thiếp khổ lớn, dày đặc những chức tước, trong đó có “nhà nghiên cứu”. Những người quen không biết ông ta nghiên cứu cáí gì, lúc nào. Tôi đáng nhận là nhà nghiên cứu hơn, vì thỉnh thoảng vẫn vào Google tìm mẹo trị mắc xương cá, hay cách nấu canh hẹ tàu hũ.
Nghĩ cũng lạ, cái TÔI to tổ bố ở một xứ như Việt Nam. Việt Nam, xứ của văn hoá Phật giáo, một tôn giáo coi cái ngã là hư cấu, cái tôi không có thực. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai khi nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. Nơi người Công giáo thực hành đạo nhiệt thành, và Công giáo coi vị tha, nghĩ tới người khác, là đức tính hàng đầu.
Không lẽ người Việt không hiểu tôn giáo mình đang theo?
Có ai đã gặp một người Nhật vỗ ngực: tôi, tôi, tôi. Nói chuyện với người Nhật, trong những cơ hội hơi chính thức, chưa gì họ đã mang giấy bút ra ghi chép. Làm như những điều bạn nói là khuôn vàng, thước ngọc.
TÔI LÀ CHÂN LÝ
Nước Việt nghèo, chậm tiến, lạc hậu. Đáng lẽ người Việt phải khiêm nhượng, biết người, biết mình. Nhưng không, trong từ điển cá nhân của người Việt không có chữ khiêm tốn. Nhiều lần tôi gân cổ cãi với bạn bè, về nhà nghĩ: Không chừng nó có lý. Tại sao không nhìn nhận ngay? Bởi vì cái tôi nó lớn quá.
Ở đâu cũng có những cái tôi, nhưng ở người Việt, nó đạt một tỷ số đáng ngại. Mỗi lần, hiếm hoi, gặp một người đồng hương có khả năng nhưng khiêm tốn, tôi nghĩ bụng: Ông nội này mất gốc rồi.
Thảo luận với người Việt rất khó, vì ai cũng nghĩ là mình nắm chân lý trong tay. Nghĩ khác là xúc phạm ông ta, xúc phạm Chân lý, bôi nhọ sự thật. Phải căm thù, phải tiêu diệt, phải triệt hạ, phải tố cáo, chụp mũ.
Cái tôi lớn, phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm? Trong cái kiêu hãnh lố bịch của người “mang dép râu mà đi vào vũ trụ” có cái tự ti của những người vẫn mang dép râu ở thế kỷ 20, 21.
Trong y học, égocentrisme là một cái bệnh, pathologie. Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại (complexe de supériorité) là để che đậy tự ti mặc cảm (complexe d’infériorité).
Những người có thực tài rất khiêm nhường, vì họ không so sánh với người khác. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng.
Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một công chức, một tài xế xe đò về hưu.
ĐÈN DẦU VÀ ĐÈN ĐIỆN
Thomas Edison nói nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra điện. Người Việt ta dễ thoả mãn quá, dễ kiêu hãnh quá, dễ “tự sướng” quá. Hậu quả là cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Cùng lắm là xinh xắn, dễ thương, nhưng đồ sộ, vĩ đại thì không có. Không thể có. Tham vọng nhỏ, thành quả nhỏ.
Pablo Picasso khi thành công, được ca tụng ở “période rose” (thời kỳ hồng), nếu thỏa mãn, sẽ không có “période bleue”, thời kỳ xanh. Nếu thoả mãn với “période bleue” sẽ không có tranh trừu tượng, đưa hội họa đi vạn dặm. Một giai thoại: Picasso mời bạn bè ăn tiệm. Cuối bữa ăn, gọi tính tiền. Chủ tiệm nói xin miễn chuyện tiền bạc, được tiếp Picasso là hân hạnh rồi. Pablo vẽ vài nét trên tấm khăn phủ bàn, tặng chủ tiệm. Ông này nói xin maître ký tên. Picasso trả lời: Tôi chỉ trả bữa cơm, không muốn mua tiệm ăn.
Nếu Picasso là người Việt, sẽ thấy đời mình đã quá đủ để thoả mãn: vua biết mặt, chúa biết tên, chữ ký đáng ngàn vàng, chỉ việc ngồi hưởng và chiêm ngưỡng dung nhan mình. May mắn cho hội họa, ông ta là người Tây Ban Nha, hì hục tìm tòi cho tới chết.
Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn học trên France Culture, hay trên France 5, ít người nghĩ họ đã chiếm giải Nobel Văn chương.
Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao.
Le Clézio, Nobel 2008, khoanh tay, chăm chú nghe một tác giả vừa chân ướt chân ráo vào nghề, nói về một cuốn sách đầu tay. Modiano, Nobel 2014, tìm chữ một cách khó khăn, ngượng ngập, ít khi chấm dứt một câu, như muốn nói: Thôi, bỏ qua đi, những điều tôi muốn nói chẳng có gì đáng nghe. Ông ta thực sự ngạc nhiên không hiểu tại sao có người nghĩ đến mình để trao giải. Ông ta nói có người đọc sách của mình đã là một phép lạ.
NGƯỜI VÀ TA
Những năm đầu ở Pháp, có thời tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh khái niệm về Niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên Chúa giáo.
Ông là một người Công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác.
Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV, chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot, danh cầm hàng đầu của Pháp, chiếm giải nhất 7 lần khi học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành một giáo sư âm nhạc có uy tín.
Ông là Olivier Messaien, một trong những tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20. Rất nhiều các nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu, như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra “Saint-Francois d’Assise”của ông được trình diễn trên khắp thê giới, được đón nhận như những tác phẩm của Mozart, Beethoven.
Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo. Tiền bản quyền nhạc đem tặng – một cách kín đáo – các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót.
Ai biết hai ông bà già, lễ độ, gần như vụng về, đang xếp hàng mua ổ bánh mì, là những nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào về âm nhạc cổ điển cận đại, tuần trước còn là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển.
Khi nào ta có những người như Modiano, Le Clézio, Messaien – chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm tốn – Việt Nam sẽ là một dân tộc trưởng thành. Trong khi chờ đợi, chúng ta tiếp tục leo lên nóc nhà, gào: Tại sao tôi tài giỏi quá như vậy? Khi gào mỏi, leo xuống, đóng áo thụng vái nhau.
Đó cũng là một trò vui, nếu hậu quả không nghiêm trọng. Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau, vì cái TÔI nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc.
- Từ Thức -
Đừng Dừng Lại
Đừng dừng lại
khi con đường vẫn còn dài ra mãi
đến ngày sau…
Có thể ngày hôm nay chúng ta chỉ có một mình để chịu đựng cơn đau
mồ hôi túa ra trong tim mà không cách nào lau được
muốn mở lời nhờ ai đó giúp cho mình một ly nước
nhưng hằng hà sa số những bước chân chỉ đi ngang và biến mất giữa thinh không…
đến ngày sau…
Có thể ngày hôm nay chúng ta chỉ có một mình để chịu đựng cơn đau
mồ hôi túa ra trong tim mà không cách nào lau được
muốn mở lời nhờ ai đó giúp cho mình một ly nước
nhưng hằng hà sa số những bước chân chỉ đi ngang và biến mất giữa thinh không…
Dù chỉ là một mình thì vẫn phải đi cùng với đám đông
không ai biết ai nên sẽ yên tâm lòng mình xa lạ
bỏ mặc một con người đôi khi lại biến con người ta thành mạnh mẽ
mình vừa là cái cây cũng vừa là chiếc lá tự chăm sóc cho mình…
không ai biết ai nên sẽ yên tâm lòng mình xa lạ
bỏ mặc một con người đôi khi lại biến con người ta thành mạnh mẽ
mình vừa là cái cây cũng vừa là chiếc lá tự chăm sóc cho mình…
Một lúc nào đó trong cuộc đời chúng ta sẽ thấy được yên bình
những gian khó ngày xưa chỉ còn là bọt biển
mỉm cười với chua cay của con người nào đó mang đến
tha thứ có thể không hết
nhưng chỉ còn là nhỏ nhoi…
những gian khó ngày xưa chỉ còn là bọt biển
mỉm cười với chua cay của con người nào đó mang đến
tha thứ có thể không hết
nhưng chỉ còn là nhỏ nhoi…
Rồi mình sẽ vun trồng trong vườn nhà mình từng hạt mầm mồ côi
để lớn lên cạnh nhau mỗi ngày bằng ấm áp
thứ mình cho đi chưa chắc vì mình mà đền đáp
cuộc đời vẫn luôn đầy những bất trắc
đâu cần mình phải làm thêm một mũi dao…
để lớn lên cạnh nhau mỗi ngày bằng ấm áp
thứ mình cho đi chưa chắc vì mình mà đền đáp
cuộc đời vẫn luôn đầy những bất trắc
đâu cần mình phải làm thêm một mũi dao…
Đừng dừng lại...
(Nguyễn Phong Việt)
Lặng Lẽ
Thời gian lặng lẽ trôi,
Tóc xanh lặng lẽ trắng,
Vòng đời lặng lẽ ngắn,
Lo âu lặng lẽ dài.
Lo âu lặng lẽ dài.
Con cái lặng lẽ lớn,
Vợ cứ lặng lẽ già,
Bạn bè lặng lẽ vắng,
Họ hàng lặng lẽ xa.
Nhân tình lặng lẽ cạn,
Trái tim lặng lẽ buồn,
Thủy chung lặng lẽ bán,
Danh vọng lặng lẽ buôn.
Em cứ lặng lẽ ảo,
Sau những nickname hờ
Ta cứ lặng lẽ giấu,
Nỗi đau thầm trong thơ!
(Hậu Đạt)
ĐỪNG GỌI HẠ!
Xuân vừa đến,
Sao anh thầm gọi hạ?
Sắc hồng vương rạng rỡ cánh hoa đào
Gió lả lơi luồn qua manh áo mỏng,
Mưa phùn về giăng thương nhớ nôn nao
Cây bàng còn chưa xanh màu lá mới
Vẫn khẳng khiu gầy guộc vạch lên trời
Nơi đầu cành, lấm tấm vài lộc búp
Vẽ mùa buồn, bao nhung nhớ chơi vơi.
Xuân rất đẹp, tình thôi đừng phong kín
Nói đi anh, tuổi cũng đã xế chiều.
Em nhặt nắng, ủ vần thơ kịp chín
Hong cho khô dòng anh viết chữ Yêu…
Đừng gọi Hạ,
Cho Xuân còn lưu luyến!
Hoa Cỏ May 2017
28 tháng 4, 2018
Tâm Sự Thứ Bảy(191): Đàng sau một bức ảnh trên FB
Bạn sẽ chỉ nhìn thấy phía trước của một bức ảnh. Còn phía
sau rất ít khi chúng ta thấy được thực sự chủ nhân tấm hình. Người mà bạn nhìn
thấy hay hoàn cảnh mà bạn đang chiêm ngưỡng trong hình chỉ là sự thoáng qua của
một tích tắc, giây phút nào đó được lưu lại mà thôi.
Hầu hết chúng ta (cả người thấy và người post) đều bị ‘ảo mộng’
khi xem một tấm hình. Người post thì tất nhiên sẽ chọn tấm đẹp nhất, ưa nhìn nhất,
thể hiện một thông điệp gì đó thông qua bức ảnh. Thường sẽ là ‘Thấy tôi chưa,
tôi đẹp và trẻ ra” (ảnh cá nhân), hay “ Tôi đang có một cuộc sống gia đình hạnh
phúc” (ảnh bên người thân), “ Tôi có một cuộc sống độc đáo” (hình thám hiểm, đi
chơi/travel”, “Tôi làm việc giỏi lắm đấy nhé” (Hình đang thành công ở công việc)
“Tôi nổi tiếng” (hình báo chí, phỏng vấn, biểu diễn) “ Tôi giàu có và thành đạt”
(đang trên du thuyền, hút xì gà, gặp gỡ VIP).. vân vân và vân vân. Tất cả các bức
hình hầu như đều bắt đầu bằng chữ TÔI to tướng. Kể cả những bức gây shock hay
trái ngược cũng phần nhiều bắt nguồn từ cái TÔI đó.
Điều đáng nói là mặc dù nó ‘ảo’ nhưng lại mang lại những cảm
xúc ‘thực’ cho thân bạn. Này nhé, ai đó nâng bạn lên trời: bạn sướng, ai đó chê
bai bạn: bạn bực tức, khó chịu, không ai ‘like hay còm’: bạn thất vọng v.v và
v.v. Mà, đại đa số con người ta muốn được khen hơn chê, muốn được chia sẻ hơn
im lặng thì Fb vẫn mãi vẫn là một sân chơi lớn cho số đông.
Tuy nhiên đằng sau của một bức ảnh thật sự là gì?
Có phải những gì bạn thấy ‘một người đạo mạo, chỉn chu, trông
tươi tắn trẻ trung, bên những người nổi tiếng, đang được báo chí phỏng vấn, hay
đang chu du trên cruise’ kia CHÍNH LÀ HỌ? Xin thưa 99% là không phải.
Số đông những người trong những bức hình tự post trên FB bên
ngoài là con người khác, nhiều khi rất trái ngược với những gì mà chúng ta thấy. Nếu như bạn biết rằng hầu hết những hình
post là những mong-muốn-hướng-tới của một người thì bạn sẽ hiểu rõ hơn nguyên nhân sâu xa của từng bức ảnh. Bởi gần như khi xem những
gì ai đó post, người khác sẽ hiểu được một phần con người ẩn sau đó: người đó thích nổi tiếng? thích thành công? thích độc đáo hay phiêu lưu v.v. Mặc
dù những gì được post (đã qua), nhưng lại có ý nghĩa là những gì mà họ muốn hướng
tới (ở thì tương lai), đó hoàn toàn không phải là họ của thì hiện tại.
Để mà biết một người ở hiện tại ư? Thông qua những tấm hình post
ư? Chẳng thể nào đúng đâu!
Có người bạn rất nghèo, nhưng những gì cô ta post thì trông
sang, chảnh lắm. Hàng hiệu cầm tay, áo, mũ, son phấn… Có người khác làm việc rất
vất vả, không có thời gian để đi chơi, những gì anh post là những cảnh hay một
vài nơi nào đó đã đến mà anh rất hãnh diện và tự hào. Rất nhiều người mình biết
bên ngoài đao to búa lớn, ăn nói kệch cỡm, nhưng xem hình ư? Áo là li thẳng tắp,
xì gà phì phèo, đang nghiêng ngả trên cruise, hay ôm đàn điệu nghệ. Và vô vàn
những người trong hình đang ôm vợ, ôm con, bên ngoài là dân chơi thứ thiệt. Chẳng
vậy mà trên FB mọi người hay nói ‘diễn
sâu’ là vậy. FB chỉ như là một sân khấu mà những gì chúng ta thấy thông qua
ảnh của họ giống như là những vai diễn mà thôi, càng sến súa thì
càng được khen là ‘diễn sâu’, hay 'chuẩn', 'lạ' v.v.
Anh Đinh Thế Huynh đơn vị trưởng ngày xưa học chung trường MGU với mình đã bật lên câu thơ từ thời đó:
Anh Đinh Thế Huynh đơn vị trưởng ngày xưa học chung trường MGU với mình đã bật lên câu thơ từ thời đó:
Đời anh là sân khấu
Cho em diễn vai chèo
Phông màn hoe hoét đấy
Diễn thật hay diễn
chơi.
Đời còn là ‘sân khấu’ nữa là cái FB cỏn con, chỉ là ‘chợ người
và chợ đời’ thôi phải không bạn hả? Bởi, con người thật không có hình ảnh hay
thước phim nào đo được. Chỉ có sự hiện diện ở ngoài đời với thời gian đủ lâu cùng
họ thì bạn mới hiểu nổi họ mà thôi (mà cũng chỉ dám nói là một phần thôi, không
thể là tất cả).
Vậy bạn bảo ‘tôi post gì bây giờ? Chả nhẽ không post?’ Đúng
vậy. Khi nào bạn không còn cảm thấy vướng mắc vào việc post gì, có ai like, hay
share, hay còm nữa thì lúc đó là lúc bạn sống thực hơn với chính mình. Những điều
bạn post lúc đó cũng thực hơn với đời, với những người xem nó. Nhiều người thấy
áp lực, một thời gian bỏ face book rồi lại vào lại. Cũng chẳng sao. Một số bỏ hẳn
luôn. Cũng chẳng sao. Quan trọng là làm gì bạn biết rõ điều mình làm xuất phát
từ đâu? Có làm cho cái TÔI của bạn phình ra không, hay nhỏ dần đi không? Nếu thấy
biết được điều đó bạn sẽ chẳng có gì vướng mắc cả.
Hay nhất là những gì bạn post CÓ LỢI CHO NHIỀU NGƯỜI không
phải chỉ ‘tự sướng’ cho riêng bạn thì sẽ ít hệ luỵ hơn. Và, dù là ở
vai trò ‘người post ‘hay ‘người xem’ thì bạn cũng nên thường xuyên tách mình ra để nhìn rõ
sự ‘ảo’ đằng sau đó nhé, thì bạn sẽ bớt nheo mắt, lắc đầu, hay cười nụ…Chỉ là vui thôi, phải không?
Chúc bạn luôn ung dung tự tại phía trước và cả sau tấm hình
của chính mình trên FB hay Zalo. :D). Nice week end cả nhà!
BH 28/4/2018.
CÚI XUỐNG
Cúi xuống
để thấy lòng đất rộng,
nở hoa thơm, cỏ lạ hiến dâng đời.
nở hoa thơm, cỏ lạ hiến dâng đời.
Cúi xuống
để thấy mình nhỏ bé,
tợ giọt sương rung nhẹ ngọn đầu cành.
để thấy mình nhỏ bé,
tợ giọt sương rung nhẹ ngọn đầu cành.
Cúi xuống
để tâm ta tĩnh lặng,
thả nhịp trầm an định bến tâm trong.
để tâm ta tĩnh lặng,
thả nhịp trầm an định bến tâm trong.
Cúi xuống
cho ta thêm cẩn trọng,
nhẹ gót chân quán chú kiến bên lề.
cho ta thêm cẩn trọng,
nhẹ gót chân quán chú kiến bên lề.
Cúi xuống
ta hoá thành giọt nước,
tan vào lòng đất mẹ, ngọt thanh lương.
ta hoá thành giọt nước,
tan vào lòng đất mẹ, ngọt thanh lương.
Cúi xuống
ta thấu rõ ta – người,
ta trong người, người trong ta không khác,
học mỉm cười – nhẫn nhịn,
người lại hoá ra ta.
ta thấu rõ ta – người,
ta trong người, người trong ta không khác,
học mỉm cười – nhẫn nhịn,
người lại hoá ra ta.
Ừ nhỉ!
chỉ cần ta cúi xuống,
thì đất tâm hiển hiện hé hoa lòng.
chỉ cần ta cúi xuống,
thì đất tâm hiển hiện hé hoa lòng.
(Chân Hiệp Nghiêm)
20 lý do không nên lấy chồng!!!
1. Khi ta không chồng, ta sẽ thoát khỏi mẹ chồng, nỗi ám ảnh của mọi cô gái trước giờ kết hôn.
2. Khi ta tự do, ta ngủ tới 11 giờ trưa, ta tha hồ xem phim bộ. Những cảnh lâm ly ta tha hồ khoe mà không sợ kẻ nào bảo rằng ta sến.
3. Khi ta không chồng, ta sẽ chẳng phải hỏi ai: “Sao giờ này mới về?” Ta cũng không phải gào lên với ai: “Anh đi với con nào?”. Ta cũng không phải đay nghiến ai: “Còn vác xác về được à, sao không ở ngoài đó luôn đi”.
4. Khi ta không chồng, ta khỏi phải hét lên: “Sao phòng tắm lại lênh láng nước thế này? Sao trên bàn lại đầy tàn thuốc lá thế này? Trời ơi, tôi có phải là con ở đâu!”.
5. Khi ta không chồng, ta khỏi hộc tốc chạy về nhà nấu cơm buổi trưa và buổi tối, khỏi phải nghe những tiếng rên rỉ: “Lại thịt kho à? Cô không biết gì hơn thịt kho sao?” hoặc những tiếng gầm gừ: “Thôi, cô nấu thì cô tự ăn đi, để tôi ra ngoài ăn cho nhiễm độc”.
6. Khi ta không chồng, ta thoát khỏi cảnh bất thình lình gặp một cái áo may ô trên ghế, một chiếc giầy đầy mốc trong gầm tủ và một bộ đồ chưa giặt nhét dưới gối. Ta cũng không phải bị cảnh đi làm về, mệt điên người lại thấy một đống bát đĩa chưa rửa đang chờ.
7. Khi ta không chồng, ta khỏi phải thức dậy giữa đêm vì tiếng ngáy khò khò. Khỏi phải nhăn mặt và nhăn mũi khi ngửi mùi thuốc lá, và chẳng cần làm ra vẻ thản nhiên khi ngửi mùi bia chua.
8. Khi không chồng, ta có thể mặc áo hai dây, mặc váy ngắn ra đường để khoe cặp chân dài bất tận, mà không sợ bị một lão vừa béo, vừa lôi thôi vừa ngái ngủ nhìn gườm gườm rồi hỏi: “Mặc thế để đi đâu?” hoặc “Tưởng mình còn trẻ lắm đấy à?”.
9. Khi ta độc thân, ta tha hồ chê chồng con Tuyết già, chồng con Hồng béo, chồng con Đào gầy. Chúng nó chả có cách gì chê ta.
10. Khi ta tự do, ta có thể mời một chàng đẹp trai, một chàng tài năng hoặc một chàng ga lăng về nhà chơi. Cũng chả ai cấm ta mời cả ba chàng.
11. Khi ta chưa có gia đình, ta không cần phải đi siêu thị và ghé qua quầy “Dụng cụ gia đình”, nơi phần lớn chỉ bán các dụng cụ khổ sai.
12. Khi ta chưa kết hôn, ta có thể ngồi trong tiệm cà phê, đọc báo và châm một điếu thuốc lá thơm, ngón tay út cong lên đầy kiêu hãnh.
13. Khi ta chưa có giấy hôn thú, ta có thể hét vào mặt một tên nào đó: “Cút ra khỏi nhà em ngay”.
14. Khi ta chưa thành gia thất, ta đi đám cưới chỉ cần bỏ phong bì một suất tiền.
15. Khi ta sống một mình, ta có thể tắm bao lâu cũng được, vừa tắm vừa hát cũng được, và không bị đứa khác giành tắm trước, vừa khạc vừa nói vọng ra: “Dao cạo râu của tôi cô quẳng đi đâu rồi?”.
16. Khi ta chẳng có chồng, ta khỏi phải mua một chiếc quần đùi rộng may sẵn và băn khoăn tự hỏi: “Chả hiểu cỡ này đã vừa chưa?”
17. Khi ta chưa chồng, ta khỏi gọi ai là “Ông xã”, một danh từ chả có chút gì lãng mạn và hấp dẫn.
18. Khi ta thoải mái tự do, ta không phải mua báo bóng đá, khỏi phải nhìn cái cảnh đàn ông mặc quần đùi chạy quanh tivi.
19. Khi ta chưa chồng, ta có thể đi nhà hàng và gọi một chai bia.
20. Cuối cùng, khi ta chưa chồng, ta lấy chồng lúc nào cũng được!
- Đạo diễn Lê Hoàng
Bài Học Cuộc Sống (5)
Trước đây, có 1 anh hòa thượng và 1 anh bán thịt là 2 người bạn thân. Anh hòa thượng ngày nào cũng phải dậy sớm tụng kinh, còn anh bán thịt ngày nào cũng phải dậy sớm để giết lợn. Để không bị dậy muộn ảnh hưởng đến công việc, họ bèn hứa mỗi sáng thức dậy cùng nhau gọi đối phương dậy.
Nhiều năm sau, hòa thượng và anh bán thịt chết. Anh bán thịt được lên thiên đường, còn hòa thượng thì bị đày xuống địa ngục.
Ý nghĩa: Tại sao? Bởi vì anh bán thịt ngày nào cũng làm việc thiện, gọi hòa thượng dậy tụng kinh. Còn hòa thượng, ngày nào cũng gọi anh bán thịt dậy sát sinh… Những chuyện mà bạn làm, có thể bạn nghĩ là đúng nhưng chưa chắc là vậy
Bài học cuộc sống (4)
Một con đại bàng ung dung nằm tận hưởng trên cành cây cao. Một chú thỏ con thấy vậy bèn hỏi đại bàng: “Tôi có thể như bạn ngồi không như vậy mà chẳng phải làm gì cả không?”
Đại bàng trả lời: “Được chứ, tại sao lại không?”
Thế là thỏ con ngồi dưới đất ngay dưới chân đại bàng. Đột nhiên, 1 con cáo xuất hiện vồ lấy thỏ con và ăn luôn nó.
Ý nghĩa: Vậy cho nên nếu bạn muốn ngồi chơi mà không phải làm gì cả thì bạn cần phải ngồi ở nơi vô cùng cao.
27 tháng 4, 2018
Bài học cuộc sống (3)
Có 1 chú chim bay về phía Nam tránh rét. Bởi vì trời quá rét nên nó đã bị rét cứng và rơi xuống 1 cánh đồng hoang. Khi nằm trên cánh đồng hoang chú chim bị 1 con bò đi qua và cho một bãi phân lên người.
Chú chim bị đông cứng nằm trong đống phân và bắt đầu cảm thấy ấm dần lên. Phân bò quả thực đã khiến nó ấm áp trở lại, rồi nó nằm trong đống phân ấm áp cảm thấy vui mừng và bắt đầu cất tiếng hót líu lo.
Bỗng nhiên, một con mèo đi ngang qua và nghe thấy tiếng chim hót bèn chạy đến thăm dò. Đi theo tiếng hót, nó phát hiện ra chú chim đang nằm trong đống phân rồi nhanh chóng lôi chú chim ra và làm thịt.
Ý nghĩa:
Không phải bất cứ ai lôi phân lên người bạn đều là kẻ thù của bạn
Không phải ai lôi bạn ra khỏi đống phân cũng là bạn của bạn
Khi bạn đang mắc kẹt trong 1 đống phân, thì tốt nhất là nên ngậm miệng lại
Bài học cuộc sống (2)
Vào 1 đêm mưa gió bão bùng, bạn lái chiếc xe hơi của mình đi qua 1 bến xe buýt và nhìn thấy 3 người đang lo lắng, sốt ruột đứng đợi xe. Một ông lão sắp chết – đó là người cần được đưa đi bệnh viện gấp. Một người là bác sĩ – từng cứu mạng bạn và đến nằm mơ bạn cũng mong được báo đáp. Người còn lại là người phụ nữ đến nằm mơ bạn cũng muốn cưới cô ấy và nếu bỏ qua cơ hội này thì sẽ không còn cơ hội nào nữa.
Nhưng xe của bạn chỉ có thể chở thêm 1 người nữa, bạn sẽ lựa chọn như thế nào?
Ông lão sắp chết kia là người mà bạn nên cứu đầu tiên. Nhưng bạn vẫn muốn chở cả người bác sĩ kia bởi vì anh ta từng cứu bạn và đây là cơ hội tốt để báo đáp. Còn cả người tình trong mơ của bạn, bỏ qua cơ hội này, bạn sẽ không thể gặp được cô gái nào khiến tim bạn rung động đến vậy.
Câu hỏi phỏng vấn này được nhà tuyển dụng đưa ra và chỉ có 1 trong số 200 ứng viên đến phỏng vấn được tuyển dụng.
Anh ta không hề giải thích lý do của mình mà chỉ nói đơn giản như này: “Đưa chìa khóa xe cho bác sĩ để anh ta chở ông lão đến bệnh viện, còn tôi, tôi sẽ ở lại chờ xe cùng người con gái tôi yêu”.
Ý nghĩa: Phải chăng vấn đề nằm ở việc chúng ta không bao giờ nghĩ sẽ từ bỏ những gì chúng ta đã và đang có (chìa khóa xe). Có đôi khi chúng ta từ bỏ những chấp niệm, sự hẹp hòi thì chúng ta sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì chúng ta có.