Pages

30 tháng 11, 2018

Suy Ngẫm

Giữa cái chúng ta cần và cái chúng ta mong muốn là một khoảng cách rất lớn. Cái muốn thì nhiều vô cùng, cái thực sự cần thì rất ít.
Bạn sẽ không thể tin nổi là để sống hạnh phúc, chúng ta chỉ cần rất ít đến thế nào đâu.
Nếu bạn hiểu tâm mình, hiểu được tâm tham này, hãy từ bỏ nó. Bạn có thể khiến cuộc sống của mình trở nên đơn giản và dễ dàng. Cuộc sống sẽ không còn là một gánh nặng nữa!
Thực ra gánh nặng của cuộc sống không lớn đến vậy. Gánh nặng của lòng tham lớn hơn nhiều.
Thiền sư U Jotika

29 tháng 11, 2018

Mùa.. mưa trên thành phố HCM

HCM vừa qua tâm bão, nước ngập và thiệt hại nặng nề. Bài hát này chế theo bài hát nổi tiếng của tp HCM. Hài SG khác hài HN nhiều, chủ yếu mang tính gây cười, k thâm thuý nhiều, nhưng gần gũi với nhân dân miền Nam. 

28 tháng 11, 2018

SAO KHÔNG ĐẾN TÌM EM?


Hà Nội anh về,
Sao không đến tìm em?
Để cây bàng cháy đỏ màu thương nhớ
Bãi giữa sông Hồng oằn mình trong gió
Cầu Long Biên mấy nhịp đứng chơ vơ
Chớm lạnh đầu đông
Tháng mười một co ro
Đêm sương lạnh, hương sữa nồng nàn thế
Căn phòng nhỏ đợi anh một lần ghé
Ánh đèn khuya vẫn thao thức võ vàng
Đóa Hồng Nhung đỏ thắm sắc dịu dàng
Nhắc em nhớ một ngày chưa xa lắm
Ngày hai đứa kề bên nhau, tay nắm
Và trên bàn, hồng lặng lẽ ngát thơm
Anh không về,
Em ở lại nhớ thương
Bao năm dài, ngỡ vùi sâu ký ức
Nay kỷ niệm chợt quay về tức ngực
Anh về rồi
Sao không đến tìm em?
11/2018
Hoa Cỏ May

SU KHAC BIET BAC - NAM

Nam kêu kỳ, Bắc bảo cọ

Bắc gọi lọ, Nam kêu chai

Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi
Ôi! Bắc quở gầy , Nam than ốm
Bắc cáo ốm, Nam khai bịnh
Bắc định đến muộn , Nam liền la trễ
Nam mần sơ sơ, Bắc nàm nấy nệ
Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
Nam bắc vạc tre, Bắc kê lều chõng
Bắc nói trổng thế thôi, Nam bâng quơ vậy đó
Bắc đan cái rọ, Nam làm giỏ tre,
Nam không nghe nói dai, Bắc chẳng mê lải nhải
Nam cãi bai bải, Bắc lý sự ào ào
Bắc vào ô tô, Nam vô xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng
Khi nắng Nam mở dù, Bắc lại xoè ô
Điên rồ Nam đi trốn, nguy khốn Bắc lánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc từ từ, Bắc khuyên gượm lại
Bắc là quá dại, Nam thì ngu ghê
Nam Sợ ghê, Bắc hãi quá
Nam thưa tía má, Bắc bẩm thầy u
Nam nhủ ưng ghê, Bắc mê hài lòng
Nam chối lòng vòng, Bắc bảo dối quanh
Nhanh nhanh Nam bẻ bắp, hấp tấp Bắc vặt ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam rờ bông bụp, Bắc vuốt tường vi
Nam nói: mầy đi! Bắc hô: cút xéo.
Bắc bảo: cứ véo! Nam: ngắt nó đi.
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn
Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay
Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội
Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp
Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy
Bắc quậy sướng phê, Năm rên đã quá
Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc
Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng
Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo
Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
Nam mê phiếm, Bắc thích đùa
Bắc vua bia bọt, Nam chúa la-de
Bắc khoe bùi bùi lạc rang, Nam thơm thơm đậu phọng
Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn....
ST 

Suy Ngẫm: Đừng cãi cọ vì có đi chung với nhau lâu đâu!

Một thiếu nữ đang ngồi trên xe buýt. Một người phụ nữ mang đủ thứ lỉnh kỉnh, miệng lẩm bẩm, đến ngồi bên cạnh cô, xô mạnh cô. Bất bình, anh thanh niên bên cạnh hỏi tại sao cô không phản đối và bảo vệ quyền lợi của mình. Cô mỉm cười và trả lời: “Đâu cần phải cãi cọ vì những chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu! Trạm tới, tôi xuống rồi!”
Đây là một câu trả lời mà mỗi người chúng ta đều có thể xem như điều nằm lòng “Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu”
Nếu chúng ta có thể biết được rằng cõi đời tạm của chúng ta là vô cùng ngắn ngủi, cãi cọ tầm phào làm thân tâm mệt mỏi, kiệt sức, và tiêu tốn đi thời gian để sống vui vẻ, hạnh phúc.
Có ai làm mình tổn thương? Hãy bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu?
Có ai phản bội, ức hiếp, nói xấu mình? Hãy bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu?
Dù họ có gây cho chúng ta buồn phiền, gì chăng nữa, hãy nhớ rằng, quãng đường chung thật ngắn ngủi, có đi chung với nhau lâu đâu.
Chuyến đi chung của chúng ta trong cõi đời dưới trần thế này ngắn ngủi lắm, và không đi trở ngược lại được.
Không ai biết được chuyến đi của mình dài bao lâu! Người dù thương dù ghét, biết mai này có còn gặp lại hay không? Còn gặp nhau bao lâu nữa? Biết đâu trạm tới mình hay người đã phải xuống rồi? Hãy sống đúng như chúng ta chỉ còn một ngày để sống trên cõi đời, sẽ biết đâu là điều cần trân quý!
ST 

27 tháng 11, 2018

Những cái tát



Một cô giáo ở Quảng Bình đã trừng phạt học sinh bằng cách ra lệnh cho cả lớp mỗi người tát bạn 10 cái, ai tát nhẹ sẽ bị bạn tát lại. Sự đau đớn thật không thể nào tả nổi, nhất là khi nhà trường và chính quyền xin gia đình không làm to chuyện vì ảnh hưởng đến thành tích.
Nhiều bài bình luận chĩa mũi dùi vào vấn nạn bạo lực. Tuy nhiên, tôi cho rằng đó không phải là gốc của vấn đề. Bạo lực, từ khía cạnh tâm lý, nhìn chung, đều xuất phát từ sợ hãi.
Con người có sáu cảm xúc cơ bản: sợ hãi, giận dữ, kinh tởm, buồn, ngạc nhiên, và hạnh phúc. Sợ hãi là cảm xúc quan trọng nhất, nhạy cảm nhất, mạnh mẽ nhất. Nó như chiếc đầu tàu kéo theo những hệ quả của tức giận, ghê tởm, hay buồn đau.
Nghiên cứu về tội phạm học cho thấy những kẻ sát nhân hầu như đều ra tay vì một sự sợ hãi vô thức sâu xa mà chính họ cũng không hề biết. Đó có thể là nỗi sợ bị chối từ, bị khinh rẻ, bị coi là vô dụng, bị chà đạp. Đó có thể là lời đáp trả cho một tuổi thơ bất công, bị bố mẹ đánh đập, bị bạn bè ức hiếp. Sự buồn đau, kinh tởm và giận giữ là hệ quả của nỗi sợ hãi đó. Khi hội tụ thêm các yếu tố xã hội khác, bạo lực là cách để họ trừng phạt một cuộc sống không có lẽ phải.
Tương tự, bạo lực từ cha mẹ xuất phát từ nỗi sợ con coi thường mình và nỗi bất lực vì mình bảo mà nó không nghe. Bạo lực từ cảnh sát và chính quyền xuất phát từ nỗi sợ bị tiếm ngôi quyền lực. Bạo lực từ dân chúng xuất phát từ nỗi sợ mất lợi tức, nhân quyền và sinh nhai.
Trong lời trần tình, cô giáo sợ lớp mình bị xếp hạng cuối. Nhà trường sợ mất thi đua. Chính quyền địa phương sợ bêu tiếng xấu. Và những đứa trẻ phải tát bạn, chúng làm điều đó cũng vì sợ hãi: sợ bị lạc loài, sợ bị coi là cá biệt, nỗi khát khao được trở thành một con cừu ngoan ngoãn. Và trên nhất, là sợ cô giáo.
Trong tâm lý học có một thí nghiệm rất nổi tiếng của Milgram. Sau Thế chiến thứ hai, một câu hỏi đặt ra là liệu có phải người Đức bạo lực hơn so với phần còn lại của thế giới? Trong thí nghiệm của Milgram, một nhóm người được phép bấm nút sốc điện để trừng phạt học sinh của mình nếu trả lời sai. Các nút bấm cao nhất ở mức 30 có thể gây chết người. Phía bên kia bức tường, học sinh là những diễn viên được thuê để gào khóc van xin kẻ tra tấn mình dừng tay. Tuy nhiên, mỗi khi những người tham gia dừng tay, một người trong vai trò giáo viên đứng bên cạnh sẽ nhắc rằng: "Không, tôi yêu cầu anh tiếp tục". 
Kết quả của Milgram làm cả thế giới bàng hoàng. 65% người tham gia, khi được giáo viên yêu cầu, đều tra tấn một kẻ không quen biết, chỉ vì trả lời sai, cho đến khi họ đớn đau gần chết. Hóa ra không ai trong nhân loại bạo lực hơn kẻ khác. Họ đơn giản là sợ hãi, và có khả năng ra tay sát nhân khi được người có uy quyền ra lệnh. Người có quyền lực đó là người lớn tuổi hơn, cha mẹ, chuyên gia, giáo viên, thầy tu, nhà cầm quyền, lãnh đạo nhóm và đảng phái, quân đội, và cảnh sát.
Vậy nếu bản chất con người là có xu hướng nghe theo uy quyền, hoá ra các em học sinh tàn nhẫn với bạn kia chỉ là việc bình thường thôi sao?
Như mọi vấn đề khác của xã hội, điều quan trọng không phải là có hay không, mà là mức độ. Về cơ bản, chúng ta đều là những sinh vật có thể bị u mê trước uy quyền, nhưng mức độ ấy ở những xã hội phát triển sẽ ít hơn. Trong thí nghiệm của Milgram và các thí nghiệm tương tự, luôn luôn có những giáo viên từ chối đưa ra yêu cầu tiếp tục tra tấn, luôn luôn có những người tham gia từ chối tiếp tục nhấn nút tra tấn. Đặc biệt, khi họ phải cầm tay nạn nhân đặt vào đĩa điện tra tấn thì tỷ lệ vâng lời giáo viên một cách mù quáng chỉ còn 10%. Tức là, đáng lẽ ra, khi tự tay tát bạn, sẽ chỉ nên có 10% đám học sinh nỡ ra tay. Trong thực tế của vụ ở Quảng Bình, một trăm phần trăm đánh bạn.
Liệu chúng ta có thể nhìn vào đó và tìm ra mức độ của sự sợ hãi, quyền lực của sự sợ hãi trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người trưởng thành?
Liệu chúng ta có thể nhìn vào đó và nhận ra nỗi khiếp đảm của chính mình trước những đòi hỏi của cha mẹ, trước lời chê bai từ giáo viên dành cho con cái, trước quyền uy của sếp ở công ty, trước lời phán của thầy bói lẫn thầy tu, trước sự ngang nhiên của những tỷ phú bắt tay với công quyền để vi phạm pháp luật, trước sự lạm quyền và bạo lực của lực lượng hành pháp, trước sự xấu xa của một số kẻ trong bộ máy công quyền?
Liệu chúng ta có thể nhìn vào đó và nhận ra nỗi khiếp đảm của chính mình khi chọn im lặng trước oan khuất của người khác, khi ném đá theo mưa để khỏi bị lạc đàn, khi thấy mình bị kẻ có uy quyền đối xử bất công nhưng chặc lưỡi cho là ai cũng nạn nhân, khi thấy người xung quanh gù lưng thì mình cũng tự khom lưng để biến bản thân thành dị tật; khi không phân biệt nổi giữa uy quyền và cường quyền?
Bạo lực không phải là vấn đề đau đớn nhất ở đây. Đó phải là sự sợ hãi. Cách giải quyết không phải là thủ tiêu sự sợ hãi, mà là xác định lại đối tượng của nó. Sợ hãi uy quyền một cách u mê có thể khiến ta thoái hoá và tàn nhẫn với bản thân và đồng loại. Nhưng sự sợ hãi vì đi ngược lại lẽ phải sẽ khiến ta cất lên tiếng nói phản kháng, góp phần làm cuộc sống của chính mình và xã hội tốt đẹp hơn.
Sự sợ hãi sẽ luôn là động cơ của mọi xã hội con người. Nó là xăng dầu. Mỗi người chúng ta thử tự hỏi mình xem, nó đang cung cấp năng lượng cho chúng ta đi về đâu, ánh sáng hay bóng tối?
Nguyễn Phương Mai

Nơi em là nhà


... [ N ơ i E m l à N h à ]
Nằm nghe gió sương..
Dẫu trần gian bao la đến đâu
Nơi Em là nhà 
Khi anh qua thung lũng
Và bóng đêm ghì bàn chân
Đời khiến anh chẳng còn nhiều luyến lưu
Anh mong lau mắt Em khô
Ta yêu sai hay đúng ?
Còn thấy đ a u là còn t h ư ơ n g...
(Duy Ho)

Suy ngẫm

Hãy trồng một cái cây cho đời sau, hoặc chí ít thì cũng không tham gia vào việc chặt cái cây mà tiền nhân đã để lại. 

Bà Thời 'A còng'

Bây giờ bà khác ngày xưa
Bà không khăn vấn tóc thưa lưng còng
Bà giờ thắt đáy lưng ong
Tóc vàng môi đỏ má hồng như ai.

Vẫn vào fây búc mới tài
Làm thơ chém gió chẳng sai ngày nào
Bà vẫn hài hước tào lao
Tiếng Anh tiếng Pháp bà xào ok.

Khiêu vũ híp hốp có nghề
Bà mà đi nhảy - khỏi chê.. ai bằng
Xe máy bà phóng băng băng
Chuyện bà hài hước khối thằng phải thua.

Bà vẫn hay tếu hay đùa
Bà bảo sức khỏe chẳng mua được mà
Cho nên vui để khỏe ra
Công nghệ điện tử thì bà phải theo.

Quẩn quanh xó bếp chán phéo
Không chơi thì cũng vẫn teo như thường
Còn một ngày ở trần dương
Thì bà cứ chọn con đường sống vui.

ST 

LỜI NÓI THẬT CỦA MỘT BÁC SĨ.

Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.
Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu chứng - của bệnh.
Nguyên tắc thứ ba:Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.
Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác - Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chứ năng, thức uống collagen, v.v... - chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.
Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.
ST

Cười

SỰ TRẢ THÙ NGỌT NGÀO!
Nằm hấp hối trên giường bệnh, ông chồng gọi bà vợ lại và bảo:
- Một tháng sau khi anh chết, anh muốn em lấy Thằng Hùng!.
- Hùng ư? Nhưng ông ta là kẻ thù của anh cơ mà! ” Bà vợ thốt lên”.
- Ừ, anh biết chứ ! Ông chồng thì thào nói tiếp-... Chính bởi vì vậy bây giờ anh muốn hắn ta sẽ phải sống trong đau khổ!
( Sưu tầm )

CAO THỦ
Người chồng gọi điện từ văn phòng về nhà:
- Em yêu, anh có chuyện gấp, cuối tuần này anh phải đi câu cá với sếp của anh. Em giúp anh chuẩn bị quần áo, dụng cụ câu và cả đồ ngủ nữa nhé. Trong vòng một giờ nữa anh sẽ về nhà lấy.
Một giờ sau, người chồng về nhà và mang hành lý đi gấp gáp. Đến tối chủ nhật, khi người chồng trở về nhà, người vợ hỏi:
- Chuyến đi tốt đẹp chứ anh?
- Thật tuyệt em ạ, anh đã gây ấn tượng tốt với sếp của mình. Mọi thứ đều rất ổn chỉ trừ việc em quên chuẩn bị đồ ngủ cho anh thôi.
Người vợ bình thản đáp:
- Ồ không, em đã chuẩn bị đầy đủ, em để nó ở trong hộp đựng dụng cụ câu cá của anh đấy.
- !!!
( Sưu tầm )

23 tháng 11, 2018

Hỏi Em

Núi là của đất
Sông là của đất
Những cánh đồng và vạn vật là của đất
Tôi nguyên sơ như đất
Nhưng em không là của tôi
Em của người khác rồi
Tôi hỏi em, tôi hỏi em
Người đó có lành như đất?
...
ĐNT 11.2018

Happy Thanksgiving Day!

Khi thực sự hạnh phúc, ta biết ơn sâu sắc.
Khi đã trải qua đau khổ, ta cảm nhận hạnh phúc sâu sắc hơn.
Khi trải qua sự thiếu thốn, ta có thể hiểu sự đầy đủ bằng trực giác.
Biết ơn từ lý luận về trách nhiệm và nghĩa vụ không bao giờ là lòng biết ơn thực sự.
Như một vòng tròn, lòng biết ơn đến từ cảm nhận hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc làm ta biết ơn, một cách tự nhiên. Nếu bạn không có lòng biết ơn, hãy tự hỏi điều gì làm cho bạn không hạnh phúc?
Lòng Biết Ơn là tên gọi khác của Tình Yêu. Cầu cho mỗi ngày đều là ngày Lễ Tạ Ơn của tất cả mọi người.
Happy Thanksgiving Day!

22 tháng 11, 2018

Tâm Sự Thứ Bảy (202): Thầy và Trò


Thầy là danh xưng thiêng liêng từ bao đời nay, thường chỉ dành cho những người đứng trên bục giảng, làm công việc ‘gõ đầu trẻ con’ hoặc sinh viên. Nhưng giờ đây danh xưng ấy dường như được mở rộng hơn, đơn giản hơn, với những người đã góp một phần nào giúp cho ai đó thêm kiến thức, kinh nghiệm cuộc sống. Rất nhiều những sẻ chia của họ có thể làm thay đổi nhận thức và hành vi của một, hoặc nhiều người. Và, hẳn là những người ‘trò’- kẻ được nhận ấy, đều cảm thấy kính trọng, biết ơn người đã giúp họ và tôn kính như ‘Thầy’.

Nếu định nghĩa thế thì ai đến với chúng ta cũng là thầy của ta, phải không bạn hả? Hãy thử suy ngẫm lại trong cuộc đời của mình có bao nhiêu người gặp đã giúp ta như vậy. Có người ta muốn, có người không. Nhưng dù muốn hay không thì tất cả các cuộc gặp ấy cũng đều cần thiết cả.
“Hữu Duyên thiên lý năng tương ngộ,
Vô duyên đối điện bất tương phùng”
(Có duyên, vạn dặm xa cũng gặp,
Không duyên, bên cạnh cũng chẳng thành).

Có bao giờ bạn bị ai đó bóc mẽ tính kiêu ngạo của bạn không? Đó là Thầy của bạn đấy. Có ai đó làm bạn tổn thương phát khóc không? Họ cũng là Thầy của bạn đấy. Người đầu tiên đến để dậy bạn bài học về sự khiêm tốn, và người kia dậy bạn bài học về sự tồn tại của cái Tôi (Ego), Tự Ngã. Có ai đó đến cho bạn một lời khuyên đúng lúc, một sự động viên bất ngờ, một sẻ chia chân thành.. Có ai đó đến để mắng bạn, sỉ vả bạn, nói xấu bạn, khiến bạn đau khổ.. Tất cả họ chính là Thầy của bạn trong cuộc sống. Và bạn, cũng đã, đang và sẽ trở thành Thầy của ai đó ở một thời điểm nào đó của cuộc đời.

Năm nay lần đầu tiên trong đời mình nhận được 3 lời chúc nhân ngày 20/11, thật là cảm động. Lời chúc đầu tiên từ một người mà mình giúp hướng dẫn trong vòng 1 năm qua (mentoring program do Doanh Nhân Nữ SG tổ chức). Nhờ việc học ra bài học về sự tôn trọng đối tác, win-win trong kinh doanh cô đã được khách hàng yêu mến hơn và đạt được doanh thu cao hơn; và 1 bài học khác giúp cho cô cùng con gái mới lớn vượt qua hố sâu tình cảm. Lời chúc thứ 2 từ một Doanh nhân khởi nghiệp trẻ tuổi. Cô bé cám ơn khi đã quyết định được hướng đi kinh doanh, từ chối không sản xuất sản phẩm hại đến côn trùng dù mang đến doanh thu lớn. Và lời chúc thứ ba từ một người bạn Việt Kiều, người đã từng nói rằng nhờ blog nên bạn biết tiếng Việt tốt hơn, nói sõi hơn và.. sống tốt hơn.

Thế đấy bạn à, có lẽ bạn cũng giống như mình, đã từng giúp ích cho một ai đó để có suy nghĩ tích cực hơn, giúp họ tự tin hơn, biết cách vượt qua khó khăn, trở ngại. Và chắc chắn cũng rất nhiều lần bạn ở vị trí ngược lại, là một người được nhận, một ‘trò nhỏ’ của một ai đó. Chỉ có điều nhiều khi bạn không rạch ròi được sự ‘Thầy, Trò’ này, thậm chí ‘giúp người không nhớ, nhận được cũng quên’ phải không?

Hãy là những người Thầy tốt nhé các bạn. Và hãy là những người trò dễ mến nữa, bạn nhé. Bởi dù ở cương vị nào thì tất cả đều là duyên lành, đều cần thiết và đáng quý. Hãy trân trọng những trải nghiệm và biết ơn họ. Và quan trọng hơn, hãy sống vui vẻ và hạnh phúc. Vì chỉ khi Thầy hạnh phúc mới giúp Trò hạnh phúc được, phải không bạn hả?

Chúc nhiều an lành bạn nhé!
BH. 22/11/2018

21 tháng 11, 2018

Suy ngẫm

Tâm lý học cho hay: Khi bạn cứ tập trung vào các rắc rối thì bạn sẽ có nhiều hơn sự rắc rối. Còn khi bạn tập trung vào cơ hội thì bạn sẽ nhận thêm nhiều cơ hội. Vậy quyết định là ở bạn! 

PHÙ HOA AI VẼ ĐƯỢC LÊN MÀU?

Có một phù hoa pha loãng trước màu toan
Ta đi nhặt mùa Thu dưới hàng cây ngập nắng
Có một mùa Thu trải đầy niềm viễn hoặc 
Ta đi giữa mùa mà sợ phải chia tay
Lá Chùm Ngây vào Thu đau buốt cả vai gầy
Vẽ vào cuối trời niềm nghẹn ngào sợ thời gian bay đi mất
Cơn gió chiều xiết theo tàn hương muộn
Run rẩy môi chờ
Run rẩy bàn tay...
Những phù du theo lá xuống nơi này
Chỉ còn ân tình trong ta, cuối cùng,
ở lại...
Con đường chiều vắng người nên lá ngại
Sợ rơi quá nhiều làm đau mái tóc ai...
Ngày ơi...
Chiều chưa đi mà dĩ vãng chà xiết dấu đôi môi
Còn đâu con sóng lồng trên cánh Sâm cầm sợ ngày đi bất chợt
Con thuyền nhỏ đợi gì trên bến trước
Có phải boong khô rồi mà con nước chẳng lên?
Chan vào mùa Thu ngụm nắng vỡ đan xiên
Như những hạt mưa trên bầu trời màu hoàng hôn mượn tay ai vừa nhuộm lại
Bức phù hoa căng ngang ngực trời trễ nải
Nét cọ cuối cùng
Tạ lỗi
Mùa Thu...
----
Ka
01112015 

Cô Trang

Viết về cô thật khó, vì cô là chủ nhiệm của tụi mình suốt 3 năm cuối cấp. Kỷ niệm với cô vui buồn lẫn lộn trong suốt 3 năm ấy...

Ngày xưa tụi mình thấy cô khó gần, nguyên tắc. Lúc ấy mới 15-16 tuổi thật ra làm sao tụi mình có thể hiểu và thông cảm với cô được, với cuộc sống bộn bề của 'người lớn'. Cô lại có em bé nên dễ stress là đúng thôi, nhất là với đám học trò 'nhất quỷ nhì ma' như lớp mình. Tụi mình chỉ thấy điểm chưa tốt, mà không bao dung với cô, nên đã làm việc 'tày đình' là xin đổi giáo viên chủ nhiệm. Thật đúng là...

Ngày ấy vì là cán bộ lớp nên mình bị cô cho là đầu têu trong chuyện này. Cô đã gọi phụ huynh mình lên để xin đề nghị... đổi trường cho mình đấy, các bạn ạ. Thời gian đó khiến mình rất buồn, lớp thì chia 5 xẻ 7, và đâu chỉ một mình mình bị liên lụy, một số bạn 12C phải thuyên chuyển sang 12D, trong đó có cả bí thư Ánh, phải không?

Bây giờ sau bao năm tháng, mình chẳng hề trách cô nữa, mà thấy thương cô nhiều hơn, bởi mình hiểu những khó khăn mà một người CN gặp phải, hiểu tại sao cô lại làm thế với chúng mình. Âu cũng là 'duyên nghiệp' cả thôi, các bạn ạ. Dù thế nào cô vẫn là cô giáo của tụi mình. Mà cô giáo thì luôn có 'tình người' - mình tin thế. Có thể việc giải quyết của cô không như ý muốn của tụi học trò chúng mình lúc ấy nhưng cô vẫn phải làm như vậy.

Dạo này cô hay vào Sài Gòn thăm con trai. Lần nào vào, cô cũng gọi cho mình. Mình lại đến thăm cô và thầy. Thi thoảng lại đưa cô thầy đi ăn tối, ăn trưa, nói chuyện cuộc sống, tâm linh. Mình thấy cô đã yếu nhiều, cô vừa bị cao huyết áp, bệnh tim và cả xương khớp nữa. Lúc nào gặp, cô vẫn nhắc chuyện cũ. Cô hỏi bạn này, bạn kia, hoặc cho mình biết tin ai mà cô hay gặp ở HN. Mình biết, cô luôn nhớ tới tụi mình nhiều đấy, cũng luôn mong mọi điều tốt đến với tất cả chúng mình.

Tiếc là mình ở xa quá, nên 20/11 chỉ biết gọi điện thoại chúc cô thôi. Các bạn ở HN hãy đến thăm cô thầy thường xuyên nhé, vì cũng chẳng còn được nhiều thời gian và cơ hội cho chúng ta được nói: "Em chào cô, cô còn nhớ em không?"
BH 12.3.2011