Pages

29 tháng 6, 2019

"MỘT ĐỜI DÀI QUÁ"

Bạn tôi kể, lúc mẹ cô ấy li hôn có nói với cô ấy một câu: ''Một đời quá dài.''
Cô ấy nói: Ba mẹ ly hôn, bởi vì ba gảy tàn thuốc lá vào chậu lan mẹ trồng.
Mẹ tôi là kiểu phụ nữ có xuống lầu đổ rác cũng phải ăn mặc chỉnh tề, lúc tôi 12 tuổi, mẹ và ba ly hôn, cũng bởi vì ba ném tàn thuốc vào chậu lan mẹ trồng, nhiều lần mẹ nói cũng vô ích.
Bạn bè khuyên nhủ, mẹ chỉ nói một câu:'' Anh ấy rất tốt, chỉ là không hợp đi cùng nhau nữa.''
Bà ngoại tức giận mắng mẹ: '' Mày cứ đọc nhiều sách vào rồi vẽ thêm chuyện.''
Trong mắt bà ngoại: con rể anh tuấn cao lớn, có thể kiếm tiền, hiếu thuận lo cho gia đình, ngược lại là con gái bản thân tùy hứng, không chịu nghĩ đến cảm nhận của con cái và cha mẹ.
Mẹ cũng rất khó giải thích cho bà rằng ba không thích tắm rửa, quần áo bít tất ném loạn, ăn cơm như hổ đói, không nhớ được sinh nhật của mẹ,không nhớ những ngày kỉ niệm, sao có thể xem như khuyết điểm đây, đàn ông đều như thế này sao ?
Tôi nhớ rất kỹ lúc mẹ mang theo tôi rời nhà, từng chảy nước mắt nói với tôi: 'Hy vọng con có thể hiểu cho mẹ, cả một đời quá dài.'
Lúc tôi 16 tuổi, ba dượng xuất hiện, vóc dáng ba không cao, tướng mạo bình thường, nhưng cả người sạch sẽ khoan khoái nhẹ nhàng, cười lên rất ôn hòa, tôi đối với ba dượng không có cảm giác bài xích.
Ba sẽ vì mẹ mà thay đổi những chậu hoa xinh đẹp, sẽ mua khăn trải bàn màu xanh nhạt hợp với bát đũa mới, sẽ vì mẹ mua một đôi giày da trắng sữa hợp với chiếc đầm đỏ của mẹ,sẽ thay mấy cái móc khóa đáng yêu cho tôi.
Ba dượng sẽ nắm tay mẹ đến bờ sông tản bộ, ngắm trời chiều và mặt trời mọc, đến những công viên đầm lầy để chụp hoa và chim, kể cho mẹ nghe tên của những loại cây cỏ và câu chuyện ẩn trong nó, mang về nhà những nhánh cây rơi, sau đó cắm trong bình cổ, bày trên bàn sách của tôi.
Mẹ thích tìm tòi sách dạy nấu ăn, mỗi lần mẹ long trọng làm món mới, ba dượng sẽ kéo tôi lại ngồi ngay ngắn, sẽ bắt chước những giám khảo và bắt đầu nhận xét về màu sắc và mùi thơm trong ánh mắt mong chờ của mẹ, đùa khiến mẹ cười khanh khách không ngừng.
Có một lần mẹ bệnh phải nằm viện, tôi đến chăm liền thấy trên đầu giường đặt một bó bách hợp, hoa quả cắt thành miếng nhỏ đặt trong bát sứ màu xanh nhạt.
Ba dượng ngồi bên giường, đọc sách cho mẹ nghe. Bên cạnh giường bệnh có mấy dì nghiêng đầu hâm mộ xem cảnh này, bỗng nhiên mũi tôi chua chua, rốt cuộc cũng hiểu rõ câu nói kia: ''Cả một đời quá dài.'', cả một đời quá dài - nên không muốn tạm bợ.
Nếu người và người ở cùng nhau, chỉ vì cuộc sống, mà trong cuộc sống không có kỳ nghỉ, không có vui vẻ, không có cảm động, không có lãng mạn, vậy đó cũng coi như đối tác cuộc sống thôi.
Tình nguyện yêu không lối về, cũng không muốn vui vẻ hời hợt trở thành tình cảm nhạt nhòa.
ST

26 tháng 6, 2019

7 quy tắc sống lâu, đúc kết từ 170 bác sĩ đông y

Sống khỏe đã khó, để khỏe và trường thọ lại càng khó hơn. Nhưng điều đó hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay nếu sớm hiểu được nguyên tắc và tuân thủ theo bí quyết này của danh y.
Chúng ta luôn muốn sống khỏe mạnh và trường thọ, nhưng nền tảng để đạt được điều ấy không phải ai cũng biết. Hoặc khi biết rồi, không phải ai cũng kiên trì thực hiện.
Sức khỏe, tuổi thọ và kinh nghiệm dưỡng sinh của các danh y đại sư của Trung Quốc luôn là biểu tượng cho rất nhiều người dân nước này ngưỡng mộ và làm theo.
Sau khi phân tích kinh nghiệm dưỡng sinh của hơn 170 danh y đại sư Trung Quốc (bao gồm 2 người trên 100 tuổi, 8 người trên 90 tuổi, 52 người trên 80 tuổi, 97 người trên 70 người). Chúng tôi tổng kết lại có 7 nhân tố chung để mọi người cùng tham khảo.
1. Ăn uống chừng mực, chủ yếu là chay
Các bác sĩ Đông y tin rằng, việc điều chỉnh chế độ ăn uống để dưỡng Tỳ Vị, là nhân tố chủ yếu trong việc nâng cao sức khỏe của người cao tuổi. Họ thích ăn những loại ngũ cốc nguyên hạt được sản xuất tại nơi mình ở, thích ăn rau xanh, các loại đậu và trái cây. Cá và thịt ăn rất ít. Dù có những bữa ăn cá và thịt, tuy nhiên thường là kết hợp với các loại rau, không nghiện các món cá thịt. Kinh nghiệm thực dưỡng của họ là: 1. Không ăn quá no, 2. Không ăn quá mặn; 3. Không ăn quá ngọt; 4. Không ăn quá béo; 5. Không kén ăn. Ngoài ra, bữa sáng ăn ngon, bữa trưa ăn no, bữa tối ăn ít...
Một số bác sĩ Đông y còn áp dụng câu thơ của Viên Mai đời nhà Thanh làm công thức cho chế độ ăn uống của mình: "Đa thọ chỉ duyên xan thực thiếu, bất bão chân thị khước bệnh phương" nghĩa là: Đa phận người sống thọ đều ăn ít, ăn không quá no thực sự là phương pháp chữa bệnh.
2. Sinh hoạt điều độ, thuận theo tự nhiên
Học cách sống thuận theo tự nhiên để trường thọ. (Ảnh: kknews.cc)
Các bác sĩ Đông y sống thọ thường sinh hoạt thuận theo bốn mùa. Mùa xuân và hạ, ngủ muộn dậy sớm để ứng với dương khí sinh trưởng; mùa thu ngủ sớm dậy sớm, để ý chí được yên tĩnh và làm hòa hoãn ảnh hưởng của khí hậu heo hắt của mùa thu. Nếu làm trái thì tổn đến phế làm cho năng lực thích ứng với khí mùa đông bị giảm sút. Mùa đông ngủ sớm dậy muộn, để không làm dương khí của cơ thể bị hàn khí can nhiễu. Để không làm nhiễu động dưỡng khí, cho ý chí yên tĩnh. Quan niệm về giấc ngủ của họ là 'Trước tiên để tâm ngủ trước, mắt ngủ sau'. Trước khi ngủ loại bỏ hết tạp niệm, điều tức để ngủ ngon. Những phương pháp như ngâm chân, không nói chuyện, không ăn trước khi ngủ đều là những phương pháp giúp ngủ ngon.
Về ăn mặc, chọn quần áo rộng rãi, mềm mại, không bó sát để tạo điều kiện cho khí huyết lưu thông. Mùa xuân nên thay đổi quần áo từ từ, mùa thu không nên mặc quá dày. Họ đều thích đi bộ hơn đi xe, có một số người còn kiên trì đi bộ đi làm, với họ như vậy vừa "tản bộ lại giải phiền".
3. Tâm thái đơn giản, lấy nhẫn làm đầu
Những thầy thuốc Đông y sống thọ, thường có thể tự loại bỏ ưu tư, phiền muộn, loại trừ đi các yếu tố bất lợi với sức khỏe. Với những điều không tốt cho Tâm trạng, thường thản nhiên, bình tĩnh, không nóng không vội, chọn phương pháp thay đổi hoàn cảnh hoặc mạch suy nghĩ. Đôi khi có thể bộc bạch chia sẻ với bạn thân, tự an ủi bản thân, hoặc dùng cách tĩnh tại không đi sang cực đoan để xử lý. Những vị bác sĩ Đông y này đều là những người bị đàn áp trong thời 'cách mạng văn hóa' ở Trung Quốc. Họ tin rằng 'chính tất thắng tà', 'liễu ám hoa minh hựu nhất thôn', chưa bao giờ chịu khuất phục trước khó khăn. Khi gặp chuyện liên quan tới lợi ích cá nhân, không đi tranh chấp với người ta, lấy nhường nhịn làm đầu, coi nhẫn là phúc.
4. Cống hiến hết mình, không màng danh lợi
Với những bác sĩ Đông y này, chỉ nhìn thấy bệnh nhân là quên hết những phiền toái của bản thân. (Ảnh: sohu.com)
Đối với những bác sĩ Đông y này, giúp bệnh nhân giải tỏa sự đau khổ là niềm vui lớn nhất trong cuộc sống. "Bình sinh tối nhạc nhạc vi y", nghĩa là: Chữa bệnh là niềm hạnh phúc nhất trong cuộc sống. Họ không muốn cả ngày chỉ ăn uống mà không làm việc gì cả. Có vị bác sĩ Đông y chia sẻ, chỉ nhìn thấy bệnh nhân là có thể quên đi tất cả những rắc rối của bản thân. Thật đúng là "Nhạc dĩ vong ưu, bất tri lão chi tướng chí", nghĩa là: Vui đạo lý mà quên buồn, say đạo lý mà quên tuổi già. Họ coi nhẹ tiền tài vật chất, cho rằng một người coi trọng và luôn nóng vội tìm cách theo đuổi tiền tài của cải vật chất, sẽ hao Tâm khí, hao tổn huyết ở tạng Can, và không thể sống thọ.
5. Phòng bệnh khi chưa đến, lấy dưỡng làm chủ
Các bác sĩ Đông y đều rất quen thuộc với tư tưởng "Trị khi bệnh chưa xảy ra" trong Hoàng đế nội kinh. Họ ủng hộ ba nguyên tắc: Phòng khi bệnh chưa tới, đã có bệnh phòng biến chứng, sau bệnh phòng tái phát. Phải là những người có trải qua nhiều gian nan khốn khó để lập nghiệp, mới có thể tích lũy và đúc rút được các quy tắc phòng bệnh ngay khi chúng chưa xảy ra.
Nhiều bác sĩ Đông y tuổi cao, mắc cao huyết áp, mạch máu não, viêm dạ dày mãn tính, khí Phế thũng... Tất cả họ đều tin rằng, tạo hóa tạo ra con người nhưng để có được thân thể khỏe mạnh phải từ lối sống sinh hoạt lành mạnh. Từ đó, tự tìm các cách khắc phục bệnh tật trong các điều kiện gian khổ như tập vẽ tranh và viết thư pháp để dưỡng Tâm tăng khí. Ý thủ Đan điền để giữ nguyên dương; hoặc hoạt động tứ chi để huyết mạch vận động. Lại có người tìm cách nói chuyện trên trời dưới đất với thế hệ sau, để giữ tâm thái hồn nhiên vô tư của tuổi trẻ. Có người sử dụng thực phẩm thực dưỡng tốt cho sức khỏe tự nhiên như óc chó, hạt thông, vừng đen, hạt dẻ, mật ong, bách hợp... để làm 'mềm mạch máu' và loại bỏ độc tố cơ thể.
6. Kiên trì bền bỉ tập thể dục
Hầu hết các bác sĩ Đông y đều coi trọng việc rèn luyện thể chất từ khi còn trẻ ví dụ tập khí công, thái cực quyền, dịch cân kinh… Theo tuổi tác, sức khỏe thay đổi thì các bài tập thể dục cũng thay đổi theo cho phù hợp. Ngoài ra, còn áp dụng những phương pháp dưỡng sinh dễ thực hành như gõ răng, nuốt tân dịch, massage các huyệt vị chân tay, tai... Có vị bác sĩ lại thích yên tĩnh không thích "động", tuy nhiên loại tĩnh này không phải là tuyệt đối không hoạt động, mà là tự điều tức thay thế vận động tứ chi, chú trọng tập trung vào sức mạnh bên trong thân thể.
Kiên trì tập luyện từ khi còn trẻ là một trong những nguyên tắc sống thọ của các danh y. (Ảnh: sohu.com)
7. Tiết chế chuyện phòng the, không cấm không nạp
Đối với vấn đề này, các bác sĩ Đông y quan niệm, khi còn trẻ không nên phóng túng ham muốn quá độ, khi về già không thể tuyệt đối cấm chỉ. Điều chỉnh chuyện phòng the sau tuổi trung niên khó có thể đề ra định số. Một bác sĩ Đông y đề xuất thực hiện "phương pháp điều chỉnh chín chín số". Sau tuổi 45, lấy số đầu cộng thêm 1, nghĩa là 5x5=25, 25 ngày 1 lần; sau 55 tuổi, lấy số đầu cộng thêm 1, nghĩa là 6x6=36, 36 ngày 1 lần; sau 65 tuổi, lấy 7x7=49, nghĩa là 49 ngày 1 lần. Phương pháp này dễ tính dễ hành, cơ bản hợp với lứa tuổi trung niên và người già.
Kiên Định
Theo tw.aboluowang.com

Thư Pháp, Thư Hoạ (6)

"Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.."


16 tháng 6, 2019

Bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Du

Điệp tử thư trung (Bướm chết trong sách) 

Vân song tằng kỷ nhiễm thư hương,
Tạ khước phong lưu vị thị cuồng.
Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch,
Tàn hồn vô lệ khốc văn chương.
Đố ngư dị tỉnh phồn hoa mộng,
Huỳnh hoả nan hôi cẩm tú trường.
Văn đạo dã ưng cam nhất tử,
Dâm thư do thắng vị hoa mang.

蝶死書中 
芸窗曾幾染書香,
謝卻風流未是狂。
薄命有緣留簡籍,
殘魂無淚哭文章。
蠹魚易醒繁華夢,
螢火難灰錦繡腸。
聞道也應甘一死,
淫書猶勝為花忙。


Dịch nghĩa
Con bướm chết trong sách
Thư phòng bao lâu nay nhiễm hương thơm của sách,
Từ bỏ vị phong lưu không thể cho là dại.
Mệnh tuy bạc, nhưng cũng có duyên lưu lại với sách,
Hồn tàn không có nước mắt khóc văn chương.
Con mọt sách dễ tỉnh giấc mộng phồn hoa, 
Lửa đom đóm khó đốt cháy được tấm lòng gấm vóc.
Được nghe đạo lý rồi chết cũng cam,
Ham mê sách còn hơn mải miết đắm đuối vì hoa. 

12 tháng 6, 2019

2 tháng 6, 2019

Thư Pháp, Thư Hoạ (5)

Cứ tưởng đông tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước, một cành mai...