Pages

31 tháng 5, 2021

Đọc chậm

 HY VỌNG

Đâγ là một câu chuγện ngụ ngôn của người Do Thái. Người Do Thái là một dân tộc lạc quan, luôn mang theo hγ vọng. Trong con mắt của họ, niềm hγ vọng là một lá cờ baγ cao trên con đường tiến về ρhía trước, có thể mang đến sức mạnh và dũng khí to lớn cho con người, dẫn lối cho họ trong muôn vàn khó khăn trên hành trình cuộc đời.

Lạc đà mẹ dẫn theo một bầγ lạc đà con bước đi trong biển cát sa mạc không có lấγ một bóng người. Chúng đã đi rất nhiều ngàγ, bởi vậγ đều пóпg lòng mau chóng được nhìn thấγ một mảng màu xanh nào đó ở biên rìa sa mạc. Mặt trời пóпg rát cҺάγ trên mặt cát пóпg, như thiêu như đốt và bầγ lạc đà đều khô miệng khô lưỡi và vô cùng khát nước.

Tuγ lạc đà là những “chiếc thuγền” trong sa mạc, nhưng nếu thiếu nước trong thời gian dài, chúng vẫn sẽ ρhải cҺết khát. Nước là lòng tin và cội nguồn để bầγ lạc đà vượt qua sa mạc. Lúc nàγ, lạc đà mẹ gỡ một thùng nước ở trên lưng xuống, nói với các con rằng: “Chỉ còn lại một thùng nước nàγ, chúng ta ρhải chờ đến giâγ ρhút cuối cùng rồi mới uống, nếu không chúng ta đều sẽ không thể sống sót mà đi ra khỏi đâγ“.

Bầγ lạc đà tiếρ tục cuộc hành trình gian khó, thùng nước đó đã trở thành niềm hγ vọng duγ nhất của chúng, nhìn thấγ thùng nước nặng trĩu, trong lòng mỗi con lạc đà đều dấγ lên một loại khát vọng tha thiết đối với sự sống.

Nhưng thời tiết thật sự quá пóпg rát, có những con lạc đà thật sự không thể chịu đựng thêm được nữa.

“Mẹ ơi, cho con uống một ngụm nước đi“, một con lạc đà con nài nỉ cầu xin.

“Không được, số nước nàγ ρhải chờ đến thời khắc gian nan nhất mới có thể uống, con hiện giờ vẫn còn có thể kiên trì thêm một lúc nữa“, lạc đà mẹ tức giận nói.

Cứ như vậγ, lạc đà mẹ đã kiên quγết cự tuγệt lời nài nỉ của mỗi từng lạc đà con mong muốn được uống nước.

Trong một buổi hoàng hôn khi mà tất cả đã không tài nào gắng gượng tiếρ được nữa, bầγ lạc đà con ρhát hiện không thấγ mẹ chúng đâu nữa, chỉ còn lại thùng nước đó trơ trọi đứng ở sa mạc ρhía trước mặt, trên cát viết một hàng chữ: “Mẹ không được nữa rồi, các con hãγ mang theo thùng nước nàγ, ρhải nhớ trước khi ra khỏi sa mạc, ai cũng đều không được uống số nước trong thùng nàγ, đâγ là mệnh lệnh cuối cùng của mẹ“.

Lạc đà mẹ vì sự sinh tồn của mọi người đã để thùng nước duγ nhất lại, mỗi lạc đà con đều kiềm chế nỗi bi tҺươпg to lớn trong lòng mà tiếρ tục cuộc hành trình. Thùng nước nặng trĩu đó được thaγ ρhiên truγền lại trên lưng mỗi con lạc đà, nhưng chúng cũng không nỡ mở nắρ uống lấγ một ngụm, bởi chúng biết đâγ là hγ vọng duγ nhất mà mẹ chúng dùng sinh mệnh của mình để ᵭάпҺ đổi lấγ.

Cuối cùng, đàn lạc đà con từng bước từng bước thoát khỏi con đường Ϯử ʋσпg, ngoan cường vượt qua khỏi sa mạc mênh mông đó. Trong lúc chúng vui quá mà khóc bởi đã có thể sống tiếρ, chợt nhớ đến thùng nước mẹ chúng để lại.

Mở nắρ thùng ra, thứ được đựng ở bên trong hoá lại là… một thùng cát!

Không ρhải tiền bạc, tài sản, gia tài cha mẹ để lại có thể giúρ con cái có cuộc sống hạnh ρhúc. Người mẹ lạc đà trong ngụ ngôn của người Do Thái thực sự giỏi giang đã tạo ra được niềm hγ vọng khi lên đường. Lạc đà mẹ, bằng chính sinh mệnh mình, giúρ con hiểu rằng, chính hγ vọng và niềm tin là không bao giờ mất, là đôi cάпh nâng những đứa con qua những khó khăn, gian khó, trắc trở trong đời.

Sưu Tầm

Suy Ngẫm

 


“Khi bạn hạnh phúc và mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, bạn nên thực hành Bồ Đề tâm, bởi vì nó sẽ bảo vệ bạn không bị khoa trương bởi bản ngã và không chê bai hoặc xúc phạm những người khác.

Khi bạn đang đau khổ và đối mặt với nghịch cảnh hoặc bất hạnh, bạn cũng nên thực hành Bồ Đề tâm, bởi vì nó sẽ bảo vệ bạn không đánh mất hy vọng và cảm thấy chán nản.

Ngày nào bạn còn sống, bạn nên thực hành Bồ Đề tâm, bởi vì nó sẽ làm cho cuộc sống của bạn có ý nghĩa và đầy đủ mục đích.

Ngay cả khi bạn đang hấp hối, bạn vẫn nên thực hành Bồ Đề tâm, bởi vì đó là điều không bao giờ lừa dối bạn hoặc làm bạn thất vọng.”

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14

Bồ Đề Tâm là gì?

29 tháng 5, 2021

Phúc Ơi Cố Lên!

Mấy ngày hôm nay mỗi ngày tăng vài trăm ca, Việt Nam đang trong thời kỳ 'chống dịch như chống giặc'. Đợt dịch thứ 4 này không đơn giản, tính từ 27/4 đến nay là đúng 1 tháng mà đã có 3500 người dương tính, cách ly vài trăm ngàn người. Đất nước huy động thêm 20 ngàn sinh viên trường y trong cả nước về tâm điểm Bắc Giang chống dịch. Tại tp HCM 2 ngày nay bùng phát trung tâm Tin Lành với hơn 50 ca lây nhiễm.

Trong những ngày này 12CD có nhiều người tham gia trên tuyến đầu, là y bác sĩ, hộ lý. Bạn Phúc Đỗ lớp mình được huy động để đến tâm dịch Bắc Giang, Lạng Giang làm xét nghiệm. Hình ảnh bạn gửi về dưới đây khiến ai cũng thương và đồng cảm, trong đó có mẹ của Xuân, đã làm bài thơ tặng bạn và các y bác sĩ. Bà năm nay 80 tuổi. Hoa Mai (y tá đã nghỉ hưu) cũng gửi Phúc bài ca của ngành Y để bạn thêm ý chí, khích lệ, và biết bao những lời động viên ân cần. Mama Tổng Quản Ánh cũng thay mặt lớp đến hỗ trợ gia đình nhưng Phúc nói chưa cần gì cả. 

Cả lớp đang theo dõi và động viên bs Phúc hàng ngày. Mình vì mọi người, mọi người cũng vì mình phải không bạn nhỉ? Cố lên nhé, tất cả cùng cố gắng mình tin mọi sự sẽ tốt đẹp! <3 class="separator" div="" style="clear: both;">


27 tháng 5, 2021

Suy Ngẫm

Không phải tuổi tác làm nên sự trưởng thành của người đàn ông, mà chính là tính TRÁCH NHIỆM. ST

23 tháng 5, 2021

Suy Ngẫm

"Tình bạn không phải là một điều lớn lao, nó là tập hợp của hàng triệu điều nhỏ bé." ST

22 tháng 5, 2021

Truyện ngắn: Cà Phê Đen, Cà Phê Sữa

Vào quán uống nước, em luôn gọi café đen. Anh luôn gọi café sữa. Người ta mang nước ra, luôn luôn nhầm lẫn. Anh café đen. Em café sữa. Em nhanh tay đổi 2 món. Người bồi bàn đứng ngẩn ra, mặt đầy vẻ thắc mắc. Anh cười trừ. Đợi người ta đi, anh trách: “Sao không để người ta đi rồi em hãy đổi? Làm mất mặt anh quá!!!” Em cười phá lên: “Đằng nào cũng vậy. Đâu có gì mắc cỡ!”. Em con gái mà lại thích café đen. Anh con trai nhưng rất thích café sữa. Em bảo café đen nguyên chất, tuy đắng nhưng uống rồi sẽ mang lại dư vị, mà nếu pha thêm sữa thì sẽ chẳng còn cảm giác café nữa. Anh bảo café cho thêm tí sữa sẽ đậm mùi café hơn, lại còn cảm giác ngọt ngào của sữa… Anh và em luôn thế. Khác nhau hoàn toàn. Anh và em không yêu nhau. Đơn giản chỉ là bạn bè. Mà không, trên bạn bè 1 chút. Gần giống như tình anh em. Nhưng em không chịu làm em gái anh. Em bảo, em gái có vẻ phụ thuộc vào anh trai, có vẻ yếu đuối, có vẻ… hàng trăm cái “có vẻ” và em không đồng tình. Anh cũng không muốn anh là anh trai của em. Anh trai suốt ngày phải lo cho em gái, bị nhõng nhẽo, vòi vĩnh đủ thứ. Anh không thể kiên nhẫn. Lâu lâu em hẹn anh ra ngoài đi uống café. Em café đen, anh café sữa. Thỉnh thoảng buồn buồn anh lôi em đi vòng vòng, rốt cuộc cũng đến quán nước. Anh café sữa. Em café đen. Anh có bạn gái. Bạn gái anh xinh xắn, rất dịu dàng, nữ tính. Đi với anh giống như 1 con thỏ non yếu ớt. Anh tự hào bảo, cô ấy không “ba gai”, bướng bỉnh như em. Em có bạn trai. Bạn trai em đẹp trai, galant, luôn chiều chuộng em. Đi với em, anh ấy không bao giờ khiến em tức chết. Em kiêu hãnh khoe, anh ấy thực sự là chỗ dựa vững chắc. 2 cặp thỉnh thoảng gặp nhau. Em vẫn café đen. Anh luôn café sữa. Bạn trai em nói, anh đổi ly cho em. Em không chịu, café đen là sở thích của em. Bạn gái anh thắc mắc, anh không uống café đen như những người con trai khác. Anh nhún vai, café sữa hợp khẩu vị với anh. Trong lúc nói chuyện, thường thường anh và em vẫn cãi nhau. Bạn trai em luôn là người hòa giải. Bạn gái anh dịu dàng nói anh phải biết nhường nhịn con gái. Cuối cùng anh là anh. Em vẫn là em. Anh chia tay bạn gái. Cũng có thời gian chông chênh. Nhưng anh không hối tiếc. Anh và cô căn bản không hợp nhau. Dù cô ra sức chiều chuộng anh, nhưng anh vẫn thấy thiếu thiếu cá tính gì đó. Mà cá tính thiếu ấy mới thật sự hấp dẫn anh. Em chia tay bạn trai. Có một lúc cảm thấy trống vắng. Nhưng em không hối hận. Em và bạn trai không tìm được tiếng nói chung. Dù anh ấy không khiến em bực mình, ít khi gây sự với em. Nhưng em vẫn thấy thiếu thiếu. Mà “thiếu thiếu” ấy làm em chán nản. Anh và em không hẹn mà gặp nhau ở quán café cũ. Em gọi café đen. Anh gọi café sữa. Người bồi đã quen với 2 người. Anh ta không để nhầm chỗ nữa. Anh yên lặng. Em cũng không nói. Đợi người bồi đi, anh kéo ly café đen về phía mình, đẩy ly café sữa về phía em. Hôm đó 2 người uống thử “khẩu vị” của người kia. Đêm ấy, anh nhắn tin cho em “Café đen hay thật! Anh bắt đầu thấy thích nó!” Em nhắn tin lại cho anh “Café thêm sữa cũng rất tuyệt vời. Em sẽ uống café sữa…” Sau đó em và anh luôn đi cùng nhau, bất luận ở đâu, em cũng luôn gọi café sữa cho em và không quên gọi café đen cho anh… Café đen hay café sữa đều là café, phải không? Tình yêu đắng hay tình yêu ngọt đều là tình yêu… chẳng phải sao??? (Dannis Q)

19 tháng 5, 2021

Bản nhạc tối

Bản nhạc đang nổi đình đám tại VN trong 48h qua.

16 tháng 5, 2021

Đọc chậm

TẬP NHÌN SÂU 🖤 .Khi ăn cơm, nhìn món ăn trên bàn, hãy thấy cả quá trình đi chợ, gửi xe, lựa rau, chọn củ, về nhà, gọt rửa, nấu nướng, chiên xào, dầu nóng, mồ hôi rịn trên trán, nêm nếm tới lui... để thấy thương người nấu. Để thấy món ăn này không chỉ là một món ăn, mà là một món quà đáng trân quý. Để không chê này, không bình phẩm nọ. Thay vào đó, ta thấy biết ơn. 🖤 .Khi nhận được một tin nhắn hỏi thăm, hãy thấy cả quá trình họ nhớ đến chúng ta, họ nghĩ về chúng ta, họ suy nghĩ nên nhắn gì đến chúng ta, và thấy cả bàn tay bấm từng chữ, từng từ... để thấy trân quý tin nhắn họ dành cho chúng ta. 🖤 .Khi tập nhìn sâu, ta sẽ thấy tài xế không chỉ là tài xế, mà còn là một người đang mưu sinh kiếm sống nuôi vợ con. 🖤 .Khi tập nhìn sâu, ta sẽ thấy Người phục vụ bàn trong quán nước không chỉ là phục vụ, mà còn là một sinh viên đang vất vả làm thêm để có tiền sinh hoạt và lo toan đóng học phí đúng kì. * .Nhìn sâu – chúng ta sẽ thấy được rằng ai cũng đang phải chiến đấu trong cuộc đời của họ. Để thấy thương, để thấy cảm thông, bỏ qua cái gì có thể bỏ qua. * .Hãy tập nhìn sâu vào bữa cơm của Mẹ, cái áo của Cha, quá trình đi làm của Vợ hay Chồng, mái tóc bù xù của Vợ, tin nhắn của bạn bè, món quà mà chúng ta từng nhận được... và nhìn sâu đằng sau con người mà chúng ta tiếp xúc, để nhận ra rằng, có nhiều thứ sâu sắc xung quanh mà trước giờ, chúng ta chỉ biết nhìn hời hợt mà thôi.

15 tháng 5, 2021

Suy Ngẫm

* Không phải ngày nào cũng là một ngày may mắn, nhưng hãy cứ sống. 
* Không phải bạn yêu ai người đó cũng sẽ yêu lại bạn, nhưng hãy cứ yêu. 
* Không phải ai cũng sẽ thành thật, nhưng hãy cứ trung thực. 
* Không phải chuyện gì cũng sẽ công bằng, nhưng hãy cứ sống thật chính trực. 

Đừng ép bản thân làm điều gì đó mình không muốn chỉ để trốn khỏi nỗi sợ. Hay vì không thấy ai xung quanh làm những việc ấy nên ta bỏ cuộc. Hãy làm những việc khiến bạn cảm thấy hạnh phúc nhé. 
ST 
Tranh: Như Hải

Đôi khi...

Đôi khi là cơn gió Đôi khi là nhành hoa Đôi khi là cánh bướm Nhẹ nhàng bay la đà Đôi khi là tiếng suối Đôi khi là chim ca Đôi khi là tia nắng Lấp lánh trước hiên nhà Đôi khi ngồi yên thế Để nghe lại lòng mình Để nhìn ra trời rộng Bỗng thấy đời nhẹ tênh Một bước về thực tại Giản dị mà uyên thâm Chẳng có gì cũ, mới An lạc từng bước chân 7/4/2021

5 tháng 5, 2021

Sức Khoẻ: NGƯỜI LỚN TUỔI NÊN TRÁNH

Con người khi lớn tuổi các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người lớn tuổi cần phải lưu tâm đề phòng. 1. Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người lớn tuổi thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít người lớn tuổi đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều. 2. Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng 3. Không nên ngoái đầu một cách đột ngột Người lớn tuổi mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu. 4. Không nên đứng co một chân để mặc quần Xương của người lớn tuổi thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần. 5. Không nên quá ngửa cổ về phía sau Có lần một người về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng càng lớn tuổi, chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người lớn tuổi khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau. 6. Không nên thắt dây lưng quá chặt Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun, không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó. 7. Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón. 8. Không nên nói nhanh, nói nhiều Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người lớn tuổi nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít. 9. Không nên xúc động Đối với người lớn tuổi mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người lớn tuổi không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.

3 tháng 5, 2021

Suy Ngẫm

Theo thời gian, chúng ta thường sẽ trở thành người mà chúng ta đã từng không hiểu họ.” Patti Smith