Pages

27 tháng 2, 2022

Chiến tranh


Trong con mắt tôi, chiến tranh bao giờ cũng là một sự lừa dối.

Đằng sau những cơn mưa bão đạn, đằng sau dòng người hoảng loạn tỵ nạn chiến tranh là các chính trị gia ở cả hai phía đang toan tính cái gì có trời mới biết? Chỉ biết chắc chắn rằng hàng ngàn người chết, hàng triệu người không nhà không cửa, những khuôn mặt thất thần còn không kịp nhận diện tai họa ập xuống gia đình mình, những đôi mắt trẻ thơ sợ sệt bàng hoàng là kết quả tức thì của chiến tranh. Mục đích của các cuộc chiến là để thỏa mãn tham vọng của một nhóm lợi ích hoặc thậm chí của một cá nhân muốn ghi danh vào lịch sử.'

“Dòng máu này dành cho thù hận, cho bạo tàn, cho tham vọng của một lũ điên “.
Lời bài hát phản chiến trong chiến tranh Việt nam từ nửa thế kỷ trước của Trịnh công Sơn đúng cho tất cả các cuộc chiến.

Chiến tranh có nhiều diện mạo, nhưng chỉ có một bản chất: lòng thù hận, sự tàn bạo, sự hủy diệt. Chỉ có một hậu quả: thảm cảnh của người dân ở cả hai phía. Chỉ có một tỷ số: chiến bại ở cả hai bên . Sau mỗi cuộc chiến chỉ có sự tan hoang, và lớn nhất là sự tan hoang trong lòng người. Còn rất lâu mới có thể hồi phục. Những kẻ phát động chiến tranh không nghĩ đến điều này, họ chỉ nghĩ đến bản thân mình nấp sau những mục đích cao cả mà thực chỉ là tự lừa dối.

Người ta thường nhân danh sự tử tế để làm chuyện không tử tế.
Người ta hay nhân danh lòng nhân hậu để đối xử độc ác với nhau.
Người ta thích dậy dỗ người khác những điều bản thân họ không bao giờ làm được.

Ucraina hôm nay đang chứng kiến sự tan hoang của đất nước xinh đẹp, sự can đảm của mỗi chiến binh vội vã giã từ gia đình bước thẳng vào cuộc chiến không cân sức. Thế giới đang chứng kiến sự tàn nhẫn của những kẻ phát động chiến tranh. Nhân loại thêm một lần nữa nhìn thấy móng vuốt của sự hủy diệt đang ập xuống người dân vô tội.

Cầu mong những em bé tìm được nơi trú ẩn bình an.
( Những cảm nghĩ trong ngày thứ hai của cuộc xâm lược Ucraina 25/2/2022)
Phạm Hồng Thái

3 cô gái trẻ - giáo viên Ngôn ngữ, Tâm lý họ và sư phạm vừa gia nhập quân đội Ukraine

Đường phố Kiev 25/2/2022 đã không như trước nữa...

24 tháng 2, 2022

Đứa trẻ bên trong chúng ta


Năm 1997, Giáo sư Arthur Aron của Đại Học bang New York ở Stony Brook có công bố một kết quả nghiên cứu về khả năng tạo việc kết nối gần gũi của các đôi trong phòng thi nghiệm bằng cách dùng một bản 36 câu hỏi.* Các câu hỏi được chia làm 3 phần 3 mức độ. Nếu câu đầu tiên ở mức độ thứ nhất là “Nếu được quyền chọn ăn tối với bất kỳ người nổi tiếng nào trên thế giới, bạn sẽ chọn ai?” thì một câu hỏi ỏ mức độ thứ ba sẽ là, “Người nào trong gia đình bạn nếu qua đời sẽ làm bạn khủng hoảng nhất? Vì sao?”
Mặc dù kết quả của bài báo khoa học đầy đủ này phức tạp hon nhiều những tường thuật đăng trên các tạp chí phổ thông, kết quả chính của nghiên cứu này cho thấy chỉ cần 45 phút tương tác bằng những câu hỏi được thiết kế, các khách thể trong nghiên cứu đã có độ thân mật gần gũi cao hơn mức độ gần gũi cao nhất của 30% các sinh viên có bối cảnh tương tự. Trong một bài báo trên tờ New York Times, chuyên gia tâm lý Mandy Len Catron khi lập lại thí nghiệm này cho bài báo cũng cảm thấy “phải lòng” người thực hiện “hỏi-đáp” với mình. Một kết quả thật bất ngờ nhưng thú vị. Điều gì đã xảy ra?
Có lẽ tốt nhất chúng ta sẽ hỏi thẳng nhóm nghiên cứu thí nghiệm 36 câu hỏi ấy. Tác giả của nhóm nghiên cứu cho biết, “Một mô thức chính liên quan đến sự phát triển mối quan hệ thân mật giữa hai người là việc bộc lộ bản thân cho nhau một cách lâu dài và ngày càng về những tâm sự sâu kín.” Việc tâm sự vốn đã không dễ dàng gì, huống chi là viêc chia sẻ những điều thầm kín đã từng gây cho mình tổn thương và nhất là có thể tạo cơ hội cho người đối diện gây tổn thương cho mình. Ba mươi sáu câu hỏi là chìa khóa mở ra từng lớp thành lũy mà chúng ta đã xây dựng từ ấu thơ để bảo vệ đứa trẻ bé bỏng chân thực nhưng cũng rất dễ tổn thương.
Trong các bài nói chuyện về Sức Mạnh của Sự Dễ Tổn Thương trên TED và nhiều tác phẩm khác, giáo sư tâm lý Brené Brown đã cho chúng ta thấy giá trị của việc trưng ra phần lòng dạ mềm yếu của chúng ta trong việc kết nối với người khác, đặc biệt là trong các quan hệ thân mật như tình yêu. Chúng ta có thể ngưỡng mộ nhưng sẽ không cảm thấy thân thiết với một người mà chúng ta chỉ biết vẻ bề ngoài “hoành tráng” quá đỗi an toàn của họ. Thậm chí, chúng ta sẽ thấy thân thiết hơn với những người biết rõ những tâm sự sâu kín, kể cả những nỗi sợ hãi khờ dại đến những ước mơ ngây ngô của chúng ta. Nếu hạnh phúc và bền vững trong tình yêu dựa trên sự kết nối, thì chắc chắn sự kết nối không hình thành từ một bảng kiểm [checklist] những tiêu chí thời thương được yêu chuộng của xã hội. Nó phải đến từ sự thông hiểu và đồng cảm.
Chúng đều muốn được thông hiểu và đồng cảm, từ phía cha mẹ, anh em, thầy cô, bạn bè, thậm chí cả hàng xóm. Và nhất là người bạn tình và bạn đời của chúng ta. Chúng ta mong muốn không phải đóng kịch, không phải phòng thủ, không phải đối đầu. Đó là người mà chúng ta có thể sống chân thực, là chính mình mà không bị phán xét. Trong thâm tâm, chúng ta đều muốn trở thành đứa trẻ chạy òa vào lòng mẹ khóc lóc kể lể khi bị đám bạn ngoài kia ức hiếp bắt nạt, và mẹ sẽ âu yếm vỗ về, “Có mẹ đây con.” Tương tự, sau một ngày chiến đấu với thế giới mỏi mệt, điều chúng ta mong muốn là một mái nhà mà ở đó chúng ta không phải đóng kịch, không phải chiến đấu, nhưng được thông hiểu và đồng cảm. Đau đớn thay nếu chúng ta không có một mái nhà để trở về bình yên, mà cuộc đời là một bãi chiến trường vô tận.
Thế nhưng đa phần khi lớn lên chúng ta ít nhiều tạo dựng các mối quan hệ thân thiết dựa trên sự lừa dối lẫn nhau. Để được chấp nhận và yêu thương, chúng ta thường phủ nhận chính mình để mang một mặt nạ đáp ứng với những kỳ vọng của người đối diên. Thói quen hình thành từ ấu thơ này mạnh mẽ và ăn sâu đến mức khiến chúng ta hành động không ý thức khi trưởng thành và bước vào giai đoạn hẹn hò yêu đương. Những câu nói vô tình hay hữu ý từ người bạn tình như “anh thích em thế này. . .,” “em thích người chồng tương lai của em thế này. . . “ đã khiến chúng ta phải cố gắng tự thể hiện, tự dối gạt, hay thậm chí mang một mặt nạ vẽ vời những tính chất hay phẩm chất được kỳ vọng để duy trì quan hệ. Càng ngày những mặt nạ chồng chất lên trên căn tính chân thật của ta càng nhiều đến lúc chúng ta cũng không biết chúng ta là ai. Chúng ta yêu thích những tấm mặt nạ của nhau nhưng không ý thức dưới những tầng mặt nạ đó là một đứa trẻ e thẹn, mong manh, mong muốn được yêu thương như là chính nó.
Khi những chiều chuộng mơn trớn của các chiêu trò tán tỉnh dừng lại, đặc biệt sau hôn nhân, điều còn lại chỉ là nỗi cô đơn sâu sắc vì đứa trẻ bên trong vẫn cảm nhận rõ ràng: nó không được yêu như là chính nó khi người kia chỉ yêu những mặt nạ của nó tạo nên cho tương xứng với những kỳ vọng trong một tình yêu có điều kiện của người kia.
TS Lê Nguyên Phương

23 tháng 2, 2022

VÌ THẾ TA TRONG NHAU

Bình minh và hoàng hôn chung một mái nhà
Bình minh bùng lên hoàng hôn chợt tắt
Đêm đêm chúng ta thường ngước mắt
Anh và em chung một trời đêm
Khi tâm hồn vút bay chạm vào vầng trăng
Những vì sao là bao kim cương vung vãi
Có nhiều điều cho em hỏi
Vì sao ta trong nhau
Anh nghĩ dại nếu sập xuống tinh cầu
Kim cương vỡ, mình biến thành vụn vỡ
Anh sẽ xếp đặt để những mảnh chúng ta bay về một phía
Vì thế ta trong nhau
Có những điều khủng khiếp gặm nhấm nỗi đau
Nỗi lo vững chãi sau lời thề nguyện
Anh là đám mây đen, nhưng em mới là cơn mưa
Rối tung, rối mù câu chuyện
Nhưng bình minh và hoàng hôn vẫn run run ngày mai
Yêu thương đâu cần câu từ khúc chiết
Những giọt mưa đánh vần nhau ê a thân thuộc
Vì thế ta trong nhau.
ĐNT 23.02.21

CƠN MƯA DẺ

Em thả vào anh bất chợt cơn mưa
Mưa không nặng mà lời mưa da diết
Mưa!
Như em
Dỗi hờn
Ẩm ướt
Chỉ mưa thôi
Mà bạo liệt
Như mùa...
Em bất ngờ giăng kín đóa hoa mưa
Nở rất muộn trong anh vờ vĩnh
Lời em ngoan như một cơn gió nghịch
Tựa cơn mưa đang thổi hắt sau ta...
Những hàng dẻ gai oằn dưới bóng mưa qua
Rơi như vỡ từng chùm căng rất tội
Tiếng lá rơi
Theo một vầng mưa vội
Tràn qua sân
Lênh láng phía không người...
Mưa dịu dàng
Mưa ngỗ nghịch của anh ơi!
Vai em nhỏ hắt đầy cơn gió lớn
Lối em về chùm dẻ theo mưa xuống
Vai rất mềm hỏi khẽ: Có đau không?
Nếu là anh, gai dẻ sẽ rũ buông
Quăng như quật trên quầng môi khát bỏng
Những gai xù cắm sâu trong nhức buốt
Cũng nguôi đi nỗi nhớ đã mang tên...
Em đâu xa có cắt nửa hoàng hôn
Cho dòng nước nghiêng về anh, chút nữa...
Cơn mưa khát băng qua miền lá đổ
Chỉ mưa khan
Mà ướt...
Giấc mơ anh.
----
19092014
Ka

17 tháng 2, 2022

Đọc chậm: Hai câu chuyện

CÂU CHUYỆN THỨ 1

Một tên cướp một hôm lẻn được vào nhà vị bác sĩ duy nhất trong vùng, dự định chờ ông ngủ sẽ khống chế, bắt ông đưa của cải rồi sẽ giết ông để diệt khẩu. Nó đợi mãi mà vẫn thấy ông làm việc. Trời đã 1h sáng, đột nhiên có điện thoại gọi báo một đứa trẻ làng bên đang bệnh rất nặng, nhờ ông giúp. Lúc ấy là vào mùa đông, bão tuyết vần vũ, làng đứa trẻ bị bệnh lại cách xa một quả núi, đi đến đó nhiều nguy hiểm, trượt chân xuống núi thiệt mạng là điều rất có thể xảy ra, mà ông đã có một ngày quá mệt mỏi. Gác điện thoại, ông bác sĩ thở dài đi đến giường nghỉ. Nhưng rồi ông lẩm bẩm mình không đi ngay bây giờ lỡ đứa trẻ có thể chết thì sao. Vậy là ông mặc thêm áo, cầm theo cây đèn bão, ông mở cửa, ra đi. Dáng ông liêu xiêu trong gió tuyết. Sáng hôm sau khi ông bác sĩ trở về, tên cướp đón ông ngay trước cửa nhà, sụp xuống dưới chân ông: “Ông có biết tôi chờ ông suốt từ đêm qua tới giờ không?”

“Xin ông vào nhà ngồi đi, rồi để tôi khám bệnh cho ông.” – Bác sĩ đáp.
Tên cướp nói: “Không. Tôi là một tên cướp. Đêm qua tôi đã ẩn nấp trong nhà ông. Tôi muốn bắt ông khai ra chỗ giấu của cải và sẽ giết ông. Nhưng đêm qua giữa trời gió tuyết ông đã bất chấp nguy hiểm và cái chết để đi chữa bệnh cho người ta. Tôi đã rất xấu hổ. Khi ông ra đi trong đêm, ông không chỉ cứu đứa trẻ làng bên kia, mà còn cứu chính bản thân ông. Và ông còn cứu cả tôi nữa”.

CÂU CHUYỆN THỨ 2
Có 1 người doanh nhân bỏ quên chiếc điện thoại rất đắt tiền trên xe taxi. Ông liền gọi theo số máy của mình, đối phương nghe xong liền cúp máy. Ông gửi tin nhắn bày tỏ, muốn "mua lại" chiếc máy của mình với giá 2000 đô. Một tiếng đồng hồ sau, ông nhận được tin hẹn để trả lại chiếc điện thoại từ số máy di động của người tài xế taxi. Khi ông đến gặp, anh tài xế đưa ĐT cho ông xong thì từ chối lấy tiền chuộc và quay lưng bỏ đi. Sau khi nghe kể, phóng viên gọi điện cho anh lái taxi thì nhận được câu trả lời: "Thật ra là tôi không có ý định trả lại, nhưng sau khi xem các tấm ảnh và nội dung tin nhắn trong máy, phát hiện chủ máy di động này vừa đóng góp một khoản tiền lớn cho khu vực động đất ở nước ngoài dù đang lúc làm ăn thua lỗ, tôi rất cảm động. Tôi không thể thấy lợi mà quên nghĩa, không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham".

LỜI BÌNH
Thật may cho ông bác sĩ và người doanh nhân vì cả tên cướp trong câu chuyện trên và anh lái taxi được kể trong đề bài đều “không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham của mình”. Sự may mắn ấy của một con người không phải đến một cách tình cờ mà nó được tích lũy bởi lòng chân thành và tình thương. Có thể số phận của ông bác sĩ là sẽ chết vào đêm đó, nhưng thần chết đã bỏ đi trước tình thương của ông với đồng loại. Bạn ạ, tình yêu thương có thể lay động cả đất trời.
Chúng ta bất kể giàu nghèo, sang hèn đều gắn kết với nhau chính nhờ sự cho đi. Sự cho đi của những Bill Gates, Warren Buffett hay ai kia mà chúng ta đang gắn kết với nhau ở đây thường vĩ đại và có thể thay đổi thế giới. Chúng ta có thể không (hoặc chưa) làm được những điều như họ, nhưng chúng ta vẫn có thể cho đi bằng những điều nhỏ bé hằng ngày. Đó có thể đơn giản là nụ cười với người bán hàng, một lời cám ơn chân thành với người lao công trên phố, là biết chia sẻ công việc nhà, là biết xếp hàng, biết bỏ rác vào thùng, dọn dẹp gọn gàng bàn ghế trong quán cà phê quán ăn trước khi đứng dậy...Nếu tất cả mọi người đều biết sống cho đi, ắt hẳn tất cả sẽ nhận lại thiên đường, ngay giữa thế gian này.

(Trích Tony Buổi Sáng)

14 tháng 2, 2022

Chúc mừng ngày Lễ Tình Nhân

 


Chúc một ngày nhiều ngọt ngào đến với tất cả mọi người!
Happy Valentine's Day!

12 tháng 2, 2022

Đọc chậm


Người Thụy Điển có một câu nói xưa rằng: "Tiền có thể cất đi, nhưng thời gian thì không, bạn tiêu thời gian như nào, bạn sẽ sống cuộc đời như vậy."

Cuộc sống của chúng ta, luôn ngập tràn nào là nhà cửa, xe cộ, tiền tài, vật chất. Thực ra, chúng ta nên học cách giảm thiểu những dục vọng vô hạn với vật chất, quay về với một cuộc sống đơn giản, quay về với sự an tĩnh của tâm hồn. Cuộc sống là để "sống", mà "sống" thì không cần quá nhiều vật chất, mà cần "chất lượng".
Đơn giản thường đem lại cho con người ta một cảm giác rất thoải mái, nhẹ nhõm. Trong một cuốn sách về sự tối giản có viết như này: "Cuộc sống ít vật chất luôn có thể khiến con người ta cảm thấy tự do, đem lại cho họ sức sống mạnh mẽ, khiến con người ta tràn đầy hy vọng và mục tiêu. Nó cho phép con người thăng cấp về mặt tinh thần, chứ không phải trở thành một kẻ bị lấp đầy bởi vật chất."
Con người, thực ra chỉ là khách trong dòng thời gian, những thứ thừa thãi, không chỉ chiếm dụng thời gian, không gian, mà còn khiến thân và tâm của ta mệt mỏi, thậm chí đánh mất đi chính mình. Chỉ khi vật chất đơn giản, cuộc sống mới giản đơn, mới không cảm nhận được sự mệt mỏi, mới thực sự hạnh phúc.
-st-
------
- Đừng vội vã làm gì, mệt thi cứ nghỉ đi -

8 tháng 2, 2022

Đọc chậm: Khổ và Sướng


Trong cuộc sống không nên so sánh, một người lái chiếc xe Mercedes-Benz giá 4 tỷ, nhưng họ có thể vay ngân hàng tới 20 tỷ, cuộc sống của họ thực sự đang rất khốn đốn. Một người đi chiếc xe Volkswagen 500 triệu, nhưng họ có thể đang nợ ngân hàng tới 2 tỷ đồng, cũng đang ở trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng.

Một người đi chiếc xe đạp điện 6 triệu, nhưng họ vẫn có 60 triệu gửi ngân hàng. Họ sống một cuộc sống an nhàn.
Lúc 3 người gặp nhau ở trên đường, người đi xe đạp điện ngưỡng mộ người lái xe Volkswagen, người lái xe Volkswagen ngưỡng mộ người lái xe Mercedes-Benz, người lái xe Mercedes-Benz lại mong muốn có được cuộc sống như người đi xe đạp điện.
Đây chính là thực tại trong xã hội, ai cũng có thể trở thành nô lệ của đồng tiền, nô lệ của cuộc sống!
Mèo thích ăn cá, nhưng mèo lại không biết bơi. Cá thích ăn giun, nhưng cá lại không thể lên bờ. Thượng đế mang đến cho bạn rất nhiều thứ hấp dẫn, nhưng lại không cho bạn dễ dàng đạt được nó.
Nhưng, cũng không thể cứ đổ máu thì kêu đau, sợ tối thì bật điện, nhớ nhung thì liên lạc, ngày hôm nay với bạn là chuyện lớn, nhưng có thể ngày hôm sau lại là chuyện nhỏ. Cuộc đời giống như cây bồ công anh, nhìn có vẻ tự do, nhưng kỳ thực lại là thân bất do kỷ.
Có những chuyện không phải là không thèm lưu tâm, mà là có lưu tâm cũng chẳng làm được gì. Chỉ biết dốc toàn lực của mình để ứng phó là được, cuộc đời không có nếu, chỉ có hậu quả và kết quả …
Đời là bể khổ, bây giờ bạn không khổ, sau này sẽ càng khổ
Vạn sự tương sinh tương khắc, không có lên thì không có xuống, không có thấp thì không có cao, không có đắng thì không có ngọt.
Chỉ khi biết thế nào là mệt mỏi, thì mới cảm nhận được thế nào là an nhàn; nếm qua cay đắng thì mới biết thế nào là ngọt bùi. Nhân lúc đang còn trẻ, dũng cảm bước đi, nghênh đón phong sương gió mưa, tôi luyện bản thân, có thể độ lượng, có thể nhìn xa trông rộng, thì hạnh phúc mới đến.
Trên thế giới này ngoại trừ bạn ra, thì không có ai có thể thực sự giúp đỡ bạn, nếu có giúp thì cũng chỉ là tạm thời. Rất nhiều người đã từng nếm thử “trứng luộc trong nước trà”, vỏ trứng nứt càng nhiều, thì trứng ăn càng ngon miệng. Tương tự như vậy, trong cuộc sống trải nhiệm càng nhiều, trắc trở càng nhiều thì sẽ càng có hương vị.
Khổ có thể giúp một người trưởng thành
Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành.
Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.
Nhìn thấy một con bướm đang giãy giụa muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt mạng.
Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong cuộc đời.
Nếu bạn muốn hóa thân thành con bướm, thì bạn phải chịu đựng được nỗi khổ của quá trình giãy giụa ở trong kén, vậy thì mới có thể dang cánh bay cao được.
Trong cả cuộc đời, bạn phải tôn trọng bao nhiêu người, thì sẽ có bấy nhiêu người tôn trọng bạn.
Bạn tin tưởng bao nhiêu người thì sẽ có bấy nhiêu người tin tưởng bạn.
Bạn có thể giúp bao nhiêu người thành công, thì sẽ có bấy nhiêu người giúp bạn thành công!
Trên thế giới này, người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất. Người có thể thành công là người mỗi lần vấp ngã, không chỉ có thể đứng dậy, mà vẫn có thể kiên trì tiếp tục bước đi.

4 tháng 2, 2022

‘60 тᴜổɪ ᴋһôпɡ ᴍờɪ ᴜốпɡ гượᴜ, 70 тᴜổɪ ᴋһôпɡ пɡủ ʟạɪ, 80 тᴜổɪ ᴋһôпɡ ρһầп ᴄơᴍ..

+ 60 тᴜổɪ ᴋһôпɡ ᴍờɪ ᴜốпɡ гượᴜ:

60 тᴜổɪ ʟà тһờɪ ᴆɪểᴍ ᴍà ᴄơ тһể ᴄủɑ ᴄһúпɡ тɑ ᴋһôпɡ ᴄòп тгẻ тгᴜпɡ пữɑ. Ⅼúᴄ пàʏ, ᴄáᴄ ᴄơ զᴜɑп, Ьộ ρһậп ᴆɑпɡ ʟãᴏ һóɑ гồɪ. ɴһữпɡ ᴠɪệᴄ ᴍà ᴄһúпɡ тɑ ᴠốп ʟàᴍ ᴍộт ᴄáᴄһ пһẹ пһàпɡ тгướᴄ ᴋɪɑ тһɪ̀ пɑʏ Ьắт ᴆầᴜ ɡặρ ᴋһó ᴋһăп.

Vɪệᴄ пàʏ ᴄũпɡ хảʏ гɑ тươпɡ тự ᴠớɪ ᴄáᴄ ᴄơ զᴜɑп пộɪ тạпɡ. ʜơп пữɑ, тһờɪ ɡɪɑп пɡủ ᴄủɑ пһữпɡ пɡườɪ тừ 60 тгở ʟêп ᴄũпɡ ɪ́т ᴆɪ. Vɪ̀ ᴠậʏ, пộɪ тạпɡ ѕẽ ʏếᴜ ớт һơп һẳп. Ðâʏ ᴄũпɡ ʟà ʟúᴄ ᴍà ᴄáᴄ ᴠấп ᴆề ѕứᴄ ᴋһỏᴇ ѕẽ ᴆượᴄ ᴆà ᴍà Ьộᴄ ρһáт. Dᴏ ᴆó, тừ 60 тһɪ̀ ᴋһôпɡ пêп ᴜốпɡ гượᴜ Ьởɪ ᴠớɪ пɡườɪ тгẻ, гượᴜ ᴆã ᴄó тһể ʟàᴍ тổп һạɪ ᴄáᴄ ᴄơ զᴜɑп пộɪ тạпɡ ᴍà ᴄụ тһể ʟà ɡɑп, һᴜốпɡ ɡɪ̀ ʟà пɡườɪ ɡɪà.

Bởɪ ᴠậʏ, Ьảп тһâп пһữпɡ пɡườɪ пàʏ пêп Ьɪếт Ьỏ, тгáпһ хɑ гượᴜ ᴄһè, ᴄᴏп ᴄһáᴜ ᴄũпɡ пêп Ьɪếт ᴆɪềᴜ, ᴆừпɡ ᴍờɪ ᴍọᴄ. Cáᴄ ᴄụ ᴄó ᴠᴜɪ тһɪ̀ ᴜốпɡ ᴄһúт ᴄһứ ᴆừпɡ ᴍờɪ ᴍọᴄ զᴜá ᴍứᴄ, ᴄáᴄ ᴄụ ᴜốпɡ гồɪ ʟạɪ һạɪ тһâп.

+ 70 тᴜổɪ ᴋһôпɡ пɡủ ʟạɪ:

Ở ᴆộ тᴜổɪ пàʏ, тố ᴄһấт тһâп тһể ᴋһôпɡ ᴄòп ᴆượᴄ пһư хưɑ пữɑ. ɴếᴜ пһư ở ʟạɪ пһà пɡườɪ ᴋһáᴄ, ᴠɪệᴄ ʟạ пһà, ʟạ ɡɪườпɡ ᴄó тһể ᴋһɪếп ᴄáᴄ ᴄụ ᴠốп ᴆã пɡủ ɪ́т пɑʏ ᴄòп ᴄһẳпɡ тһể пɡủ ᴆượᴄ. ʜơп пữɑ, ở ᴍộт һᴏàп ᴄảпһ ᴋһáᴄ Ьɪệт ᴄһưɑ զᴜᴇп, гấт Ԁễ Ԁẫп тớɪ ᴄáᴄ ᴠấп ᴆề пɡᴏàɪ ý ᴍᴜốп. Cһẳпɡ һạп, ᴍᴜốп ᴆɪ ᴠệ ѕɪпһ ᴍà ʟạɪ ᴄһẳпɡ զᴜᴇп ᴆườпɡ ᴄó тһể тгượт ᴄһâп тé пɡã, ѕẽ гấт ρһɪềп ᴄһủ пһà. Vớɪ ʟạɪ, ở ᴄáɪ тᴜổɪ ‘ɡầп ᴆấт хɑ тгờɪ’ пàʏ тһɪ̀ тỷ ʟệ ᴆộт զᴜỵ ᴄũпɡ гấт ᴄɑᴏ. ɴếᴜ ʟỡ пɡủ ʟạɪ пһà пɡườɪ тɑ гồɪ ᴄһẳпɡ ᴍɑʏ ‘ᴆɪ’ тһɪ̀ ᴄũпɡ гấт ρһɪềп ρһứᴄ.

Ðốɪ ᴠớɪ ᴄáᴄ ᴄụ ở ᴆộ тᴜổɪ пàʏ, ρһòпɡ ốᴄ ᴄһẳпɡ ᴄòп զᴜɑп тгọпɡ, ᴄһɪ̉ ᴄầп пó ấᴍ áρ ᴠà ᴍɑпɡ ʟạɪ ѕự ᴠᴜɪ ᴠẻ ʟà ᴆượᴄ.


Người cao tuổi nên cần giữ gìn sức khỏe cẩn thận. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

+ 80 тᴜổɪ ᴋһôпɡ ρһầп ᴄơᴍ, 90 тᴜổɪ ᴋһôпɡ ɡɪữ ᴄһỗ пɡồɪ:

Ðộ тᴜổɪ 80 тгướᴄ ᴋɪɑ тһᴜộᴄ Ԁạпɡ ‘һɪếᴍ ᴄó ᴋһó тɪ̀ᴍ’. ɴɡàʏ пɑʏ ᴋһɪ ᴄᴜộᴄ ѕốпɡ ᴆượᴄ ᴄảɪ тһɪệп тһɪ̀ тᴜổɪ тһọ ᴄủɑ ᴄᴏп пɡườɪ ᴄũпɡ ᴆượᴄ пâпɡ ʟêп. ɴһưпɡ Ԁù ᴠậʏ, тᴜổɪ 90 ᴠẫп ᴆượᴄ хếρ ᴠàᴏ пһóᴍ ‘ᴄó ρһúᴄ ʟắᴍ ᴍớɪ ѕốпɡ ᴆượᴄ ᴆếп ᴄһừпɡ пàʏ’.

Ѕᴏпɡ, тừ 80 тᴜổɪ тһɪ̀ ᴄơ тһể ʏếᴜ гồɪ, ᴠɪệᴄ ăп ᴜốпɡ ᴄũпɡ ᴄầп һếт ѕứᴄ ʟưᴜ тâᴍ. Ðâʏ ʟà тһờɪ ᴆɪểᴍ ᴍà пһữпɡ ᴍóп ăп тһɑпһ ᴆạᴍ пêп ᴆượᴄ ‘ᴆề ᴄɑᴏ’. Рһảɪ пóɪ, ở ᴆộ тᴜổɪ пàʏ тһứᴄ ăп ᴄһẳпɡ ᴄầп ʟà ᴄɑᴏ ʟươпɡ ᴍɪ̃ ᴠị ᴍà ᴄһɪ̉ ᴄầп ᴄáᴄ ᴄụ тһấʏ пɡᴏп, тһɪ́ᴄһ ʟà ᴆượᴄ.

Тгᴏпɡ ᴋһɪ ᴆó, пһữпɡ Ьữɑ тɪệᴄ тùпɡ тһɪ̀ ʟạɪ ᴄó զᴜá пһɪềᴜ ᴆồ ăп ɡɪàᴜ Ԁɪпһ Ԁưỡпɡ. Vớɪ пһữпɡ пɡườɪ ɡɪà, ʟúᴄ пàʏ ᴋһôпɡ ᴄầп ρһảɪ ρһầп ᴄơᴍ пữɑ ᴠɪ̀ пàᴏ ᴄó ăп ᴆượᴄ Ьɑᴏ пһɪêᴜ пữɑ ᴆâᴜ. Тһậᴍ ᴄһɪ́, ᴄó пһữпɡ ᴄụ ᴄòп гăпɡ гụпɡ һếт гồɪ, ᴆếп тһịт хé ѕợɪ ᴄũпɡ ᴄó ᴋһɪ ᴄһẳпɡ ăп ᴆượᴄ.

Ðốɪ ᴠớɪ ᴠɪệᴄ ɡɪữ ᴄһỗ пɡồɪ, пɡườɪ ɡɪà тᴜổɪ тáᴄ ʏếᴜ, ᴆâᴜ ᴄó пɡồɪ ʟâᴜ ᴍộт ᴄһỗ ᴆượᴄ пữɑ ᴆâᴜ ᴍà ɡɪữ. 𝖦ɪữ тһế пһɪềᴜ ᴋһɪ тạᴏ áρ ʟựᴄ тâᴍ ʟý ʟà ᴄáᴄ ᴄụ пһấт ᴆịпһ ρһảɪ ѕɑпɡ, пɡồɪ хᴜốпɡ. Тгᴏпɡ ᴋһɪ ᴠớɪ ᴄáᴄ ᴄụ тһɪ̀ ᴠɪệᴄ ᴆɪ ʟạɪ ᴋһôпɡ Ԁễ Ԁàпɡ, ᴍỗɪ ʟầп пɡồɪ хᴜốпɡ гồɪ ᴆứпɡ ʟêп гấт ᴍệт ᴍỏɪ. Vậʏ тһɪ̀ ʟúᴄ пàʏ пếᴜ ᴄáᴄ ᴄụ զᴜɑ ᴆượᴄ тһɪ̀ тốт, ѕự хᴜấт һɪệп тһᴏáпɡ ᴄһốᴄ ᴄủɑ ᴄáᴄ ᴄụ ᴄũпɡ ᴋһɪếп ᴄᴏп ᴄһáᴜ ρһấп ᴋһởɪ гồɪ. Тһế пêп ᴋһôпɡ ρһảɪ ᴄố ɡɪữ ᴄһỗ ρһầп ᴄơᴍ ʟàᴍ ɡɪ̀ ᴄả. Ở тᴜổɪ пàʏ, ᴄһɪ̉ ᴄầп ᴄáᴄ ᴄụ ᴠᴜɪ, ᴋһỏᴇ ʟà ᴆã ᴍừпɡ ʟắᴍ гồɪ.