Pages

28 tháng 4, 2023

Đọc chậm: Nửa đời về sau

- *Nửa đời về sau, hãy học được cách trầm tĩnh.
Trong cuộc sống có đôi khi bị người khác hiểu lầm, có rất nhiều chuyện đúng, sai, khó có thể nói rõ ràng, thậm chí căn bản là không hoàn toàn đúng, hay hoàn toàn sai…Hãy bình tâm quay vào bên trong nhìn lại chính bản thân với một thái độ tích cực.
- *Nửa đời về sau, hãy học cách cúi mình.
Bạn bất đồng ý kiến với con cái, nói chuyện mâu thuẫn với bạn bè, những điều này cũng không sao cả.
Lúc này bạn hãy ngồi thật yên và lắng nghe từng hơi thở vào, ra 😌…bạn sẽ nhận ra tâm trạng và suy nghĩ của mình dần lắng xuống.👌
- *Nửa đời về sau, hãy đừng cảm thấy hối hận.
Cuộc đời là một con đường dài với vô số ngã rẽ, và ta luôn phải lựa chọn không ngừng.. Không có cơ hội nào lặp lại, lựa chọn rồi thì đừng hối hận, có khi do Duyên, do Nghiệp đã thôi thúc khiến mình đã chọn lựa và gắn bó với những gì đã chọn.
- *Nửa đời về sau, hãy giữ gìn sự đơn thuần.
Suy nghĩ quá nhiều, ngược lại càng làm cuộc sống thêm phức tạp, “đơn thuần” thật ra chính là một ân huệ mà trời cao ban cho chúng ta. Cảm nhận mùi thơm của đồ ăn, nhận ra niềm vui của vận động, cùng bạn hữu làm những việc thiện nguyện giúp đời.
- *Nửa đời về sau, hãy trở nên bình thản.
Con người đến độ tuổi nào đó, tự nhiên không còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, tâm thái bình thản giúp cho cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ. Dù cho đời sống vật chất dư dả hay bần cùng, chỉ cần nội tâm được bình thản, an yên.
- *Nửa đời về sau, đôi lúc hãy ngờ nghệch một chút.
Có những chuyện, cần hờ hững thì hờ hững, điều gì không làm rõ được thì không cần làm rõ, người nào cần lướt qua thì cứ lướt qua…
Nếu như chỉ biết nhớ không biết quên, chỉ biết tính toán mà không biết cho qua, chỉ biết khôn khéo mà lại không biết vụng về… sẽ chỉ làm cuộc sống của chúng ta luôn nặng nề, phiền não.
- *Nửa đời về sau, hãy thỉnh thoảng buông xả bản thân.
Mỗi ngày ăn trái cây rau quả, thực phẩm lành mạnh, đừng cố thỏa mãn những thèm muốn ăn uống, vì thân thể phì nhiêu trong tuổi xế chiều thì nặng nhọc biết bao nhiêu...Tuy nhiên, cũng không nên gò ép bản thân mình quá, hãy thưởng thức mọi hương vị của cuộc sống trong sự chừng mực, sao cho thân được khỏe, tâm được an, được nhẹ nhàng.
- *Nửa đời về sau, hãy thường xuyên chúc phúc cho người khác.
Chúng ta đối đãi với người khác thế nào, họ cũng sẽ đối đãi với ta như vậy. Cho nên, hãy thường xuyên khen ngợi bạn bè, con cháu của mình, thậm chí cả người xa lạ cũng đừng tiếc một lời chúc phúc !
Khi bạn làm cho người khác vui vẻ, bạn sẽ cảm nhận được trong tâm mình dào dạt những niềm vui...
(FB Thích Tánh Tuệ)

27 tháng 4, 2023

Tin buồn

BLL vô cùng thương tiếc báo tin: Bố của bạn Nguyễn Thị Cẩm Lan đã rời trần thế vào ngày 23/4/2023 hưởng thọ 88 tuổi. Tang lễ và lễ viếng vào hồi 9h30 sáng ngày 28/4/2023 tại nhà tang lễ Cầu Giấy, số 1 Trần Vỹ, Hà nội. 

BLL tổ chức viếng lễ tang vào lúc 10h sáng ngày 28/4/2023, rất mong các bạn thu xếp đến động viên và chia buồn cùng tang quyến.

BLL cầu chúc ông nhẹ gót về nơi tiên cảnh, Cẩm Lan và cả đại gia đình sớm vượt thời gian qua khó khăn này.

BLL 12CD 

22 tháng 4, 2023

Đọc chậm: Yêu lấy chính mình

Có một dạng người mà có thể là gọi là đã tỉnh ngộ, họ sẽ luôn luôn làm chủ được chính mình. Bên trong họ có một sự cân bằng mà không kẻ nào có thể tác động tới. Nổi giận hay cười đùa, thì cũng là vì họ chủ động thể hiện ra trạng thái đó. Dù bạn trọng hay khinh, ca tụng hay nhục mạ, giúp đỡ hay lừa gạt, người ấy vẫn thản nhiên ngắm nhìn.
Người tỉnh ngộ tự chịu trách nhiệm chăm sóc bản thân. Bởi không chịu bất kỳ tác động, ảnh hưởng nào, họ cũng không bao giờ đổ lỗi cho ai khác trước mọi vấn đề.
Nhưng con người ta thường vui hay buồn đều do ngoại cảnh mang tới. Từ người khen cho đến kẻ chê, người thương hay kẻ ghét, thành công hay thất bại..., đều có thể thò bàn tay nhám vào sâu bên trong bạn để nhào nặn trái tim, điều khiển tâm trạng của bạn.
Như vậy là rất yếu ớt. Bạn sẽ chẳng bao giờ giữ được bình an nội tại vì xã hội luôn là một bộ sưu tập các rắc rối. Không bao giờ vấn đề chấm dứt. Chúng luôn nảy sinh. Người nghèo có vấn đề của người nghèo, người giàu có vấn đề của người giàu. Kẻ thất bại hay thành công đều có vấn đề của họ.
Không ít người di cư sang Úc, Mỹ, Âu để tránh các rắc rối ở Việt Nam. Nhưng ở các xứ kia cũng có những rắc rối của họ. Và nếu so ra giá trị của sự trải nghiệm cuộc đời thì chưa chắc ở đâu tốt hơn ở đâu.
Có câu nói: chúng ta không thể thay đổi được hoàn cảnh, mà chỉ có thể thay đổi cách nhìn của mình trước chúng.
Đời không có nghĩa vụ phải đẹp với bạn. Người không có trách nhiệm phải tốt với bạn. Nhưng bạn phải có trách nhiệm đối xử tốt đẹp với bản thân mình.
Bởi vì khi bạn tệ với chính mình, hậu quả liền tức khắc xảy ra. Buồn hại gan, giận hại tim, sợ hại thận... Mỗi một trạng thái tâm lý tiêu cực của bạn đều dẫn đến một phản ứng sinh hóa tiêu cực cho cơ thể bạn. Và lỡ như bạn làm cho cơ thể mình bị tổn thương, ốm đau, bệnh tật, thì mọi khát vọng và niềm vui cuộc sống đều trở nên mờ nhạt hoặc vô nghĩa.
Cho nên khi bạn sống đời bình an và phúc lạc, vui vẻ và yêu thương, hiểu biết và từ bi..., điều đó không chỉ tốt cho mọi người mà trước nhất là tốt cho chính bạn.
Ngày hôm nay hãy trở về và yêu lấy bản thân mình. Không cần trông đợi từ bất kỳ ai, khi nào, ở đâu.
Thân hãy cứ khỏe, đẹp. Tâm hãy cứ bình an. Trí hãy cứ sáng suốt.
Đó là những tài sản quý báu nhất mà tự bạn có thể tạo ra.
ST

19 tháng 4, 2023

Cười: Sự nhầm lẫn chết người


GÕ NHẦM ĐỊA CHỈ

Một đôi vợ chồng ở Tiểu bang Minnesota (Mỹ) quyết định đến Florida để tránh mùa đông khắc nghiệt.
Họ muốn đến khách sạn mà họ đã hưởng tuần trăng mật 38 năm trước.
Nhưng vì lịch trình có đôi chút rắc rối nên ông chồng đi trước, bà vợ đi sau một ngày.
Vậy là ông chồng đến và thuê được khách sạn như đã định. Trong phòng có một chiếc máy vi tính và ông bật lên để gửi e-mail về cho bà vợ. Tuy nhiên, ông lại bất cẩn ghi thiếu một chữ cái trong địa chỉ mà cứ thế gửi đi.
Trong khi ấy, ở một nơi nào đó tại Houston, một bà góa vừa trở về nhà sau đám tang của ông chồng.
Buồn rầu, bà bật máy tính lên để xem thư chia buồn của bạn bè và người thân.
Sau khi đọc xong lá thư đầu, bà bỗng la lên thất thanh và ngất xỉu.
Cậu con trai nghe tiếng, chạy vội lên và thấy mẹ đang nằm vật ra sàn. Còn trên màn hình là nội dung bức e-mail:
Gửi tới: Người vợ thương yêu của anh
Tiêu đề: Anh đã tới
Ngày: 9 tháng 4 năm 2021
Em yêu, anh đã đến nơi,
người vợ thương yêu của anh !
Anh biết là em rất ngạc nhiên khi nhận tin từ anh.
Ở đây họ cũng có máy vi tính và anh có thể gửi e-mail cho những người thân yêu của mình.
Anh vừa mới tới và làm thủ tục nhận chỗ.
Anh thấy dường như mọi thứ đã được chuẩn bị xong để chào đón em vào ngày mai.
Anh mong gặp em lắm.
Anh hy vọng chuyến đi của em cũng tốt đẹp như của anh.
Người yêu của em.
Tái bút:
Ở đây nóng lắm em ạ.
ST

18 tháng 4, 2023

Suy Ngẫm

 Mỗi người đều hướng về cuộc sống lý tưởng

Nhưng cuộc sống bình thường mới là mỗi ngày
Cuộc sống vốn không thiếu phong cảnh
Khó ở chỗ là có lòng thưởng thức hay không

(Sách Trung Hoa)


12 tháng 4, 2023

CHIẾC LƯỠI THÈ DÀI Ở HY MÃ LẠP SƠN

Cộng đồng mạng dậy sóng mấy hôm nay về clip đức Đạt lai lạt ma 14 và 1 cậu bé trên youtube thè lưỡi trước bàn dân thiên hạ, và quy chụp nhiều điều với Ngài. Để cho có sự công tâm, bài viết dưới đây cho ta thấy một cách nhìn khác, đúng mực, không chỉ dựa trên sự 'nhìn thấy' từ con mắt bên ngoài. Cái ta 'nhìn thấy' (cho là, phải là) với cái 'thực sự' ( đúng như là) nó khác nhau ở hệ quy chiếu, ở góc nhìn, ở bối cảnh không gian, thời gian, văn hoá và xã hội. 

CHIẾC LƯỠI THÈ DÀI Ở HY MÃ LẠP SƠN
Người Tạng là một dân tộc có nền văn hóa vô cùng dị biệt so với phần còn lại của thế giới. Ở nơi nóc nhà trái đất này thì một số chân lý dưới xuôi bỗng trở nên vô hiệu, ví dụ như thành ngữ "thối như cứt" thành sai bét do loại vi khuẩn gây hôi thối không tồn tại ở độ cao như vậy.
Người dân sống quanh dãy Himalaya còn có thói quen giơ ngón tay giữa ("ngón tay thối" với phương tây) để bày tỏ sự hài lòng và thè lưỡi để chào hỏi. Thè lưỡi với họ giống như bắt tay vậy. Nó cũng thể hiện niềm vui, sự hoan hỷ khi được mời ăn hay nhận quà, cũng là cách người ta chúc phúc cho nhau.
Trong lịch sử, thè lưỡi thể hiện hòa khí và thiện chí giữa người với người. Tập tục này xuất hiện từ thế kỷ thứ 9, sau khi Phật giáo đã đầy lùi đạo Bon -một truyền thống tâm linh thiên về bùa chú và tà thuật. Thè lưỡi cũng là cách người Tạng thể hiện mình trong sáng, lưỡi không đen vì ngậm độc dược, cũng không niệm thần chú đạo Bon nhằm hãm hại người đối diện. Về phương diện này, nó cũng tương tự như cái bắt tay, vốn xuất phát từ các chàng cao bồi viễn tây muốn chứng tỏ rằng mình đang không mang súng hay dao, lâu dần thành nghi thức giao tiếp chung, như cách người Pháp hôn má nhau.
Người Tạng có lối sống hồn nhiên, thoải mái và đề cao tự do thân thể. Toilet của người Tạng trước kia còn khá lộ thiên và không có phân giới tính nam - nữ. (Đây cũng là một trải nghiệm hốt hền/ sửng sốt/ sượng sùng của tôi khi thấy người Tạng thoải mái "xòe" giữa đường. Còn có lần từ toilet bước ra, tôi suýt ngất khi va phải một chú Tạng đứng lù lù rất hồn nhiên vô tội.). Bên cạnh đó, họ còn khá xem nhẹ thân vật lý. Trong văn hóa và đức tin của họ, thân thể là một bộ quần áo, sẽ được thay mới khi sang kiếp khác. Một minh chứng là tục điểu táng: cuối đời họ cúng dàng thân xác cho chim xí điểu. Hàng ngày, nhiều phật tử Kim Cương Thừa còn thực hành pháp thiền cúng dường tam thân cho Guru và Tam Bảo để thoát khỏi bám chấp vào thân, nền tảng để có tri kiến rộng mở không còn phân biệt giữa ta và tha nhân. Trong các bộ thangkar (tranh tượng Phật giáo Kim Cương Thừa), chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh các vị hộ pháp với chiếc lưỡi thè dài thể hiện uy lực và sự tịnh hóa.
Tại vùng tiểu Tây Tạng thuộc miền Đông Bắc Ấn Độ, nơi mà văn hóa Himalaya trùm khắp, thì tục thè lưỡi, ôm ấp, xúc chạm thân thể giữa người Tạng, Nepal, Bhutan, Sikkim với nhau là rất phổ biến. Việc các lạt ma ban phước cho đệ tử bằng cách cụng đầu, cọ mũi, ôm ấp, hôn má... kể cả với nữ đệ tử ở đây là khá bình thường, dù điều này là khó chấp nhận tại những nơi mà Phật giáo truyền thống ngự trị như Thái Lan, Miến Điện.
Thời toàn cầu hóa, văn hóa Âu Mỹ áp đảo và nghiễm nhiên trở thành chuẩn mực ứng xử. Các tập tục (ví dụ như tục cắt bao quy đầu của người Do Thái, tục xỏ khuyên của người da đỏ...) và cả bản sắc văn hoá của một số sắc dân đang dần biến mất. Không thể phủ nhận đóng góp của các hội nhóm bảo vệ phụ nữ, trẻ em. Nhưng bên cạnh đó, việc chụp mũ tính dục cho các hành động âu yếm đối với trẻ em bất chấp truyền thống gia đình, đặc thù văn hoá lại đang khiến cho xu hướng tính dục hóa trẻ em (vốn là sản phẩm của văn hoá Mỹ) trở nên chiếm thế thượng phong.
Nếu chấp nhận lấy hệ quy chiếu tây phương để quy kết các cử chỉ xúc chạm, âu yếm khi ban phước (một nghi lễ tôn giáo vốn quen thuộc từ nhiều thế kỷ, diễn ra tại một vùng đất thuộc về văn hóa Himalaya) là "ấu dâm" thì ta cũng nên bỏ tù hết ông bà tổ tiên ta vì kế thừa thói quen đét đít, cưng nựng "con giống" các bé trai trong gia đình từ thời... vua Hùng. 😜😜😜(Thật sự tôi cũng từng phản đối điều này nhưng không đến nỗi đòi bỏ tù cả ông bà cha mẹ).
Còn nếu chịu khó dịch chuyển một chút, soi chiếu bằng chuẩn đạo đức và văn hóa Islam thì chắc chắn cả tôi và bạn đều "dính chưởng", hihi.
Người Hồi giáo, thật tử tế, đã không quăng chúng ta cùng các ông tây bà đầm nghiện hôn hít, ưa xõa tóc, mặc đồ sexy, thích "ăn cơm trước kẻng", trải nghiệm làm tình nhiều tư thế... lên giàn thiêu. 😜😜😜 PhạmTườngVân

9 tháng 4, 2023

Chúc mừng Lễ Phục Sinh!

 Tạ ơn Thiên Chúa! Chúc mừng Chúa Kito phục sinh! 



Đọc chậm & ngẫm

 Bạn hãy làm bất cứ những gì mà bạn muốn làm, nhưng hãy đừng làm chỉ vì để chứng minh rằng bạn có ích. Hãy làm vì bạn yêu thích nó. Hãy làm vì bạn cảm thấy hạnh phúc khi làm điều đó. Hãy làm bởi vì nó là tình yêu của bạn. Và đột nhiên mọi thứ có một màu sắc khác và mọi thứ đều trở nên sáng chói.

Tất cả cha mẹ đều hi vọng, và thông qua hi vọng của họ mà họ đã phá hủy đứa trẻ.
Bạn phải tự do khỏi cha mẹ bạn. Cứ như một đứa bé một ngày nào đó phải thoát ra khỏi tử cung, nó phải rời nơi ấm áp đó vì nếu không tử cung sẽ biến thành cái chết cho nó. Sau chín tháng, đứa bé phải ra khỏi tử cung, nó phải rời khỏi người mẹ. Dù đau đớn thế nào, dù bà mẹ cảm thấy trống rỗng thế nào đi nữa đứa trẻ vẫn phải ra ngoài.
Vậy thì một ngày nào đó khác trong cuộc đời, đứa trẻ phải thoát ra khỏi những kì vọng của cha mẹ. Chỉ lúc đó, lần đầu tiên đối với nó nó trở thành một con người riêng của nó, có quyền của nó. Thế thì nó sẽ đứng trên đôi chân của nó. Vậy thì nó sẽ thực sự là tự do.
Và nếu như cha mẹ trở nên tỉnh thức, trở nên hiểu biết hơn, họ sẽ giúp cho đứa trẻ được tự do nhiều hết mức có thể được. Họ sẽ không điều kiện hóa đứa trẻ để được sử dụng. Họ sẽ trợ giúp cho đứa trẻ trở thành những người yêu.
Một thế giới hoàn toàn khác đang chờ đợi để được hình thành, nơi mà con người ta sẽ làm việc... Người thợ mộc sẽ làm việc bởi vì anh ta yêu cây cối. Người thày giáo sẽ dạy trong trường học vì anh ta yêu việc dạy dỗ những đứa trẻ. Người thợ đóng giày sẽ tiếp tục đóng giày bởi vì anh ta thích việc đóng giày.
Ngay hiện giờ, mọi thứ rất là hỗn độn vẫn đang xảy ra. Người thợ đóng giày trở thành một nhà giải phẫu, nhà giải phẫu trở thành một người đóng giày. Cả hai đều bực tức. Người thợ mộc đã trở thành một nhà chính trị trong khi nhà chính trị lại đang phải làm thợ mộc. Cả hai đều bực tức.
Toàn thể cuộc sống dường như lún sâu hơn trong bực tức. Hãy nhìn vào con người, và mọi người dường như ai cũng đang bực tức. Dường như ai cũng đang ở cái nơi họ không hề muốn ở. Dường như ai cũng là người không xứng hợp với hoàn cảnh. Mọi người đều dường như không thỏa mãn do chính cái khái niệm phải trở nên hữu dụng, phải làm điều người khác muốn thay vì trở nên tự do làm điều mình muốn. Ai cũng bị ám ảnh.
Nhất là các bậc cha mẹ mới là kẻ bị ám ảnh nhất. Họ luôn luôn hi vọng và hi vọng của họ trở nên độc hại. Hãy để tôi nói với bạn: hãy yêu lũ con bạn, nhưng đừng bao giờ hi vọng vào chúng.
Hãy cứ yêu con bạn nhưng hãy cho chúng một cảm giác rằng chúng được chấp nhận như chúng là. Chúng không phải thực hiện bất kì yêu cầu nào. Dù cho chúng làm cái này hay cái kia, điều ấy sẽ không tạo ra sự khác biệt nào đối với cái tình yêu đã được ban cho chúng. Tình yêu là không điều kiện.
Và thế thì một thế giới hoàn toàn mới có thể được tạo ra.
OSHO