Pages

30 tháng 4, 2012

Nhiệt liệt , nhiệt liệt

Các bạn nào dính dáng đến ngành y  như  hai bạn Phúc , Tâm ở lớp mình cho lời bình về khẩu hiệu trên đi

Coppy blog Mai Thanh Hải

ngon ! ngon ! ngon ! ! !

Bạn Hoa bình luận về Người Nam và Bắc post bài viết cho vui chút nhỉ

Bác đúng là đại gia thật. Là đại lý phân phối  của rất nhiều  công ty lớn. Nói như kiểu người Bắc : Tiền nhiều như quân Nguyên! Cao to , bụng phệ , mặt thịt , tai dầy . Tướng tá vậy không giầu mới lạ. Bác tuy nhiều tiền, nhưng cái viêc ăn uống lại không làm cầu kì cho lắm, đi ăn sáng làm hết bát phở vỉa hè to tổ chảng , tiện mồm có thể xơi thêm gói xôi. Thỉnh thoảng được bác mời đi ăn. Từ thịt cá , đến các loai rau củ quả.  Cái gì chui được qua mồm, bác đều có câu quen thuộc: Ngon! Ngon! Ngon!

Quần áo , dầy dép cũng vậy, lúc hứng mình còn mua đôi dầy tiền triệu. Bác thì chỉ 300k. Có lẽ phong cách người Nam là vậy. Mình cũng có quen vài bác nhiều tiền trong phía Nam , tiền có thể đốt cháy mình luôn.  Ra Bắc nếu bận viêc thì thôi, nếu rảnh kêu mình đi nhậu, uống bia hơi Hà nội , cũng vui vẻ như thường.

Chả bù cho mấy bác nhiều tiền ngoài Bắc , có tí cứt là mặt mũi vênh lên, bắt tay người khác mắt lại nhìn lên trần nhà. Ăn mặc, đi lại trông khác hẳn. Kiểu như cứ sợ người khác cho mình không có tiền. Trông phát buồn nôn!

Mới biết cái cách ứng xử, dân Bắc phải học dân Nam nhiều. Chứ lúc nào cũng gào lên : Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Vậy có lẽ không cần phải tranh cãi nhiều, lấy luôn hoa nhài làm quốc hoa!

Lần nghe bác nói : Đời người phải cố gắng làm ông chủ. Không chủ lớn , thì chủ bé. Cứ tưởng làm  giầu không khó. Mình  mở cái hàng ăn, kinh doanh được 2 năm thì đóng cửa. Nợ đến bây giờ trả cũng chưa xong. Làm chủ không dễ tí nào kể cả là chủ bé!

Lúc rượu vào bác hay nói , tài sản của anh bây giờ 40 triệu obama. Anh  làm  việc cũng chỉ vì danh dự ,đam mê. Mình phụ họa thêm : He he! Anh nói đúng, ai thiếu  cái gì thì cần cái đó. Em thiếu tiền nên chỉ làm vì tiền thôi . Bác cười : Thằng em mày đểu ra phết.

Nếu mình có từng ý tiền thì sao nhỉ? Chắc tót sang Địa Trung Hải tắm biển, ôm ấp mấy em Tây. Đời người ngắn lắm. Có điều kiện không chơi, mai mốt già muốn chơi chả  được!

Nhiều tiền nhưng bác lại toàn vịt trời. Ai mà đầu tư tán được con gái bác , thì đúng là làm giàu không khó thật. Tiến thẳng lên ông chủ lớn luôn!

Tuần sau bác lại ở trong Nam ra , chắc lại có bữa chén. Lại sắp được nghe : Ngon! Ngon! Ngon!

Chuyện nhỏ ở Sài Gòn 2




1 Chuyện  ở ngay ngã tư Cao Thắng – Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), thường ngày có một anh thanh niên ngồi bán áo mưa 2 đầu và “áo” vải nhựa trùm xe hơi, xe honda. Có điều là sát cái ngã tư đông đảo xe cộ này lại có BV phụ sản Từ Dũ nên ngày ngày, số bà con – nhất là các chị em ngụ ở các tỉnh xa – đến anh thanh niên hỏi đường vào cái nhà thương nổi tiếng khắp miền Nam này thường còn muốn nhiều hơn cả số khách ghé hỏi mua áo mưa.
Do đó, anh cho biết: “Tôi bèn đặt làm tấm bảng này để chỉ đường cho rành rẽ, giúp cho bà con. Với lại xung quanh đây có rất nhiều tụi cò chuyên môn kiếm tiền bằng cách chỉ dẫn bậy bạ cho người ta đến mấy chỗ nạo thai, phá thai tư chớ không phải vào bệnh viện cho đúng chỗ và an toàn… Có đáng xá gì cái bảng này, tôi chỉ tốn hết hơn một trăm ngàn thôi mà!”...

2 “Cho nhiêu cũng được” – Câu này ai ở Sài Gòn chắc là biết, chắc thỉnh thoảng có nghe, nhất là khi đi taxi, xe ôm, xích lô… nếu là khách đi quen rồi hoặc quãng đường gần quá khó trả giá thì bác tài sẽ nói vậy: chú (cô) cho nhiêu cũng được. Nói vậy chứ ai đành lòng cho ít, ví như đúng ra bảy ngàn thì khách sẽ đưa mười ngàn cho chẵn tiền.
Đó cũng không hẳn vì ít tiền quá mà nói vậy, cũng có khi nhiều thứ giá trị hơn người bán cũng nói: cho nhiêu cũng được. ví dụ như chuyện có cô giáo nọ dạy văn ở một trường cấp hai, cô nổi tiếng là thương học trò như con. Mỗi buổi sáng cô hay đi chợ ở gần nhà để tiện việc cơm nước. Trong chợ có rất nhiều người biết cô là cô giáo, và họ thường gọi luôn là “cô giáo”. Nhiều khi cô giáo cũng khó xử với các bà, các chị trong chợ, họ cứ bỏ vô giỏ cô khi thì con cá, khi thì bó rau, khi thì ký thịt… khi cô đòi trả tiền thì họ không chịu lấy hoặc nói: cô giáo cho nhiêu cũng được.

3
Ông là thương binh, thương binh của chế độ cũ, ông bị thương gần ngày Sài Gòn giải phóng. Sau giải phóng ông làm nhiều nghề để sinh sống và để nuôi ba đứa con ăn học. Một lần nọ ông làm công việc bảo vệ ở một nhà hàng vào buổi tối, đó là một nhà hàng lớn và có rất nhiều nhân viên và thực chất công việc của ông là chuyên dắt xe cho khách đến ăn nhậu mà thôi. Chủ nhà hàng là một người đàn ông khá giả và cư xử rất được.
Một hôm có chuyện. Đêm khuya khi nhà hàng chuẩn bị đóng của và người chủ cũng chuẩn bị ra về thì có một nhóm người hung dữ cầm mã tấu xông vào nhà hàng truy sát người chủ. Người đàn ông tuy khá cao to và nhanh nhẹn nhưng khó có thể chống cự với bốn năm tên sát thủ chuyên nghiệp, tất cả mọi người bỏ chạy tán loạn. Ông thấy vậy không được nên đứng ra bảo vệ chủ mình, vừa đỡ đòn vừa dìu anh này bỏ chạy. Nhờ sự giúp sức của ông, nạn nhân đã thoát thân tuy cũng bị thương nhẹ, còn ông thì bị hai nhát chém nặng mà một nhát sau này đã làm ông không thể cử động cánh tay phải.
Người chủ mang ơn ông lắm dù ông nhiều lần nói “chú ơi, tôi làm công cho chú thì phải bảo vệ chú thôi, ơn nghĩa gì mà chú cứ nói hoài”. Và mặc dù ông đã nhiều lần từ chối nhưng người chủ nhà hàng vẫn mua cho ông một căn nhà nhỏ, chu cấp hằng tháng đủ nuôi cả gia đình ông và cho tiền ba đứa con ông ăn học.
Chuyện xảy ra đã lâu rồi. Hôm qua tôi ngồi trong ngân hàng, ngồi kế bên cậu con trai lớn của ông và được nghe câu chuyện này. Cậu nói: chú đó sắp đi Mỹ rồi nên bữa nay chú kêu con ra ngân hàng mở tài khoản để mai mốt chú chuyển tiền về.
4
Chuyện này nghe một bạn sinh viên kể. Bạn nói trước nhà bạn nghèo lắm, mẹ bạn bán vé số ở Quận Tám và bạn cũng đi bán phụ mẹ. Nếu bạn học buổi sáng thì sẽ phụ mẹ bán buổi chiều và ngược lại, nhà chỉ có hai mẹ con.
Có một chú thợ hồ ở gần nhà, nói là gần nhà chứ thực ra là ở một cái chòi trong xóm hẻm sâu sát bờ kinh, chú này mỗi khi nhậu thường hay mua vé số của hai mẹ con cậu. Chú này mua không nhiều, mỗi lần chỉ mua hai vé, nhưng điều đáng nhớ là sau khi trả tiền hai vé thì chú sẽ cho lại cậu một vé, và lúc nào cũng căn dặn: nhớ giữ lại hen mầy, phải thì cùng đổi đời.
Và cậu đổi đời thiệt, một lần cặp vé số định mệnh đã trúng giải độc đắc. Người vợ của chú thợ hồ khi biết chồng mình trúng số độc đắc đã nổi lòng tham và muốn đòi lại tờ vé số mà chú đã cho cậu buổi chiều trước đó. Nhưng chú thợ hồ đã kiên quyết không đòi lại, chú còn dùng tiền trúng số đãi cả xóm một bữa nhậu linh đình.
Có vốn, mẹ cậu không bán vé số nữa mà chuyển ra mở quán ăn sáng và cuộc sống của hai mẹ con đã khá hơn trước rất nhiều. Chỉ riêng chú thợ hồ thì vẫn làm thợ hồ, bây giờ chú mua vé số của người khác nhưng tật cũ vẫn không bỏ, mua hai vé và cho lại người bán một vé. Chú luôn dặn: nhớ giữ lại hen mầy, phải thì cùng đổi đời.
5
Ông chạy xe ôm ở Quận 10 nhưng nhà ông thì ở tận ngã tư An Sương, vợ ông thì bán vé số nên ông thường đậu xe kế bên bà. Hai người mang cơm theo ăn buổi sáng và buổi trưa, buổi chiều thì trả vé về sớm rồi cùng ăn ở nhà.
Quê ông bà ở Cần Giuộc. Bữa nọ thấy có người trông dáng như ở quê lên, tới ghé cho ông bà hai con gà, một buồng chuối và một giỏ đệm đầy cá trê phi, con nào con nấy mập ú, vàng óng. Tôi tò mò hỏi: bà con dưới quê gửi lên hả chú? Ông cười, nói đúng ở quê gửi lên nhưng mà hông phải của bà con, thằng đó nó chiếm đất của tui đó chớ.
Nhà ông có nhiều anh em, cha ông có chia cho ông ba công ruộng ở quê. Ruộng đất phèn nên một năm chỉ trồng được một vụ mà lại có mùa trúng mùa thất nên ông bỏ đó lên Sài Gòn chạy xe ôm. Ruộng bỏ hoang lại nằm xa xóm nên không ai coi. Một lần ông về quê và phát hiện ruộng của mình có người chiếm mất. Đó là một gia đình nghèo, hai vợ chồng và bốn đứa con nheo nhóc, trước họ sống theo ghe nhưng cái ghe nát quá nên cả gia đình dắt nhau lên bờ kiếm đất hoang lập nghiệp, cũng bị đuổi cùng đường mới tới đây.
Mới đầu ông cũng làm căng, thưa lên xã rồi nhờ bà con tới đòi kịch liệt lắm, nhưng do đất nhà từ xưa không có giấy tờ, lúc chia cũng không lập di chúc nên khó nói lý. Rồi ông phát hiện bà vợ mình bị tiểu đường nặng nên thời gian của ông chủ yếu ở bên bà, ông không thiết đòi đất nữa. Một lần về quê đám giỗ ông đã ký giấy cho gia đình nghèo nọ ba công đất luôn.

Ông nói, mình cũng nghèo mà thấy tụi nó còn nghèo hơn. Mình già rồi, sống nay chết mai, thôi coi như làm phước cho tụi nó. Cũng được cái là vợ chồng nó cũng biết điều, nhận tía má luôn, đem lên cho đồ hoài, ăn hổng hết.
6
Sài Gòn rộng, rộng lắm, nên chuyện ở Sài Gòn người ta hay kêu là: chuyện nhỏ
Người lữ hành kì dị

Quảng Trị -- Huế

Tối thứ sáu cũng lên tầu như đi Lào Cai , tầu cũng giống vậy giường nằm , điều hòa . Khoảng 7 h sáng hôm sau đến thành phố Đông Hà . Ngày hôm sau có thể đi thành cổ Quảng Trị , Nghĩa Trang Trường Sơn . Nhang khói thắp hương cho các liệt sĩ . Trong này rất sẵn thịt rừng . Tối ra Cửa Tùng tắm biển ngủ lại đấy hoặc về Thành phố Đông Hà ngủ . Nếu bạn nào can đẩm , biết bơi thích mạo hiểm thiì đi theo mình như vụ này , miễn phí toàn bộ vì thuyền của người nhà . Nhưng đảm bảo phải biết bơi và không say sóng


Lủng khoác áo phao ra khơi câu cá




Trẻ con vùng biển cười phê không

Cá bé nhưng rất tươi



Biển Cửa Tùng đây này

Đặc biệt trong Cửa Tùng có  loại Tôm hùm bé không nuôi mà dân bắt được ăn rất ngọt

Cháo bánh canh , hạt tiêu tươi đặc sản Quảng Trị

Đó là đi 2 ngày , còn nếu có thời gian đi khoảng 4 ngày thì vào luôn Huế



Tối ra thuyền nghe hát trên sông Hương

Đốt nến thả trên sông

Đi xích lô dạo mát


Đi thăm các Lăng các đời Vua
Đấy nhé rất nhiều sự lựa chọn không Tâm đại tá lại bảo tao chém gió . Có dám đi không?

Kế hoạch đi chơi Lào Cai này

Gặp các bạn ai cũng thích đi chơi , nhất là Cua nghe nó chém gió thì sao Hỏa hay mặt trăng chắc đi bộ cũng đến. Tao cứ lên chương trình tương đối cụ thể một chút mấy nơi đi Cua hô hào đê
1) Đi chơi Lào Cai
Có thể xuất phát từ Hà Nội vào tối thứ sáu khoảng 8h tối , đi tầu du lịch tầu này tiện nghi tương đối tốt các bạn Tây đi đầy. Khoang 4 người giường nằm, điều hòa khoảng 500 ngàn một vé
Cua mày muốn tiết kiệm thì chung nhau 2 đứa 1 giường

Đây tầu nó chính xác như thế này
Ngủ một giấc khoảng 5 h sáng đến Thành phố Lào Cai . Ngày đầu tiên có thể đi tham quan Trung Quốc, xong về đi chợ Cốc Lếu


Đây ảnh nước bạn Trung Quốc tao chụp từ phía Việt Nam đây
Nếu muốn sang đây thì mang theo hộ chiếu , nếu bạn nào chưa có thì lên làm giấy thông hành cũng sang tốt . Đi lậu cũng có dịch vụ nhưng không chắc chắn vì sợ đàn ông Trung quốc me các bạn gái giữ lại làm vợ.

Nếu không muốn đi Trung Quốc thì Lên Sa Pa , cách Thành phố Lào Cai khoảng gần 40 cây

 Khu du lịch Cát cát ,  Sa Pa nà



  Thác bạc Tại Sa Pa

Múa hát

Cầu mây














Dây là một số hình ảnh trên SA PA . Chơi trên này 1 ngày có thể ngủ lại hoặc về  thành phố Lào Cai ngủ
Sáng mai dậy đi Bắc Hà , Si Ma Kai . xem phiên chợ và dinh thự Vua Mèo . Hình tao đã post lên trong bài phiên chợ vùng Cao
Tối Lên Tàu quay về Hà Nội , sáng thứ hai về cơ quan đi làm . Ai không đi làm thì về nhà ngủ
Mày cứ hô hào xem ai đi không thì đăng ký . vì vé tầu phải đặt trước , khách sạn cũng vậy còn ô tô , hoặc giấy thông hành nếu sang Trung Quốc


Tản văn của Trịnh Công Sơn



Trò Chơi
....Khi cảm thấy trò chơi cuộc sống có điều gì đó bất ổn thì hãy tìm đến một nơi tịch mịch, khóa kín các cánh cửa lại và giả vờ thả mình vào một cơn đau mộng mị. Cơn đau có thể tùy thích nhưng không thể không đau. Đau đến mịt mù để cái chết có cơ hội đến nhìn ngắm, thử thách số phận của bạn và vào một lúc tưởng chừng như tuyệt vọng nhất, bỗng những cơn gió lành đến từ các thảo nguyên xa xôi mang theo mùi hương cốm, hương bạc hà của những loài hoa dại đánh thức bạn dậy và làm hồi sinh những mùa xuân đang ngủ quên trong các mạch máu của bạn. Đó cũng là thời gian phục sinh của các sinh vật nhỏ bé trong các đầm lầy và là thời tỉnh thức của các bậc thiện giả trên các đỉnh núi cao hay trong các hang động.
... Trong một tháng mà bạn phải đi thăm năm , bảy bệnh nhân cấp cứu nặng, mười cái đám tang và hai mươi cái đám cưới (trong đó có ngày trong cùng một giờ phải tham dự đến 2,3 cái) thì cái tháng quỷ quái đó không còn bày biện ra một cuộc chơi nữa mà đó là một trò địa ngục. Khi một trò chơi biến thành địa ngục thì không có lý do gì nữa để tiếp tục cuộc chơi, hãy rút lui và cao bay xa chạy.
...Có lẽ trong các trò chơi chung thì trò chơi tình bạn là ít gây phiền não nhất. Nó chỉ có thể vui nhiều hoặc vui ít chứ không thể làm nên những đoạn trường. Nhưng nếu vì không may mà trò chơi tình bạn bỗng dưng gây nên thảm trạng thì hãy từ tốn mở rộng lòng bạn thêm một đôi lần nữa và ngẫm nghĩ. Đừng để ngộ nhận réo gọi thêm ngộ nhận. Đừng để những vết ố của lòng tị hiềm di căn trên niềm tin.
Có những ngôi nhà nền móng không vững chắc nên sụp đổ. Những khu vườn gầy guộc vì thiếu phân bón. Đừng làm nặng thên những gì đã quá nặng bởi tâm trí ta sẽ bị nặng thêm dưới gánh nặng ấy. Hãy biết lãng quên và biết để lại đằng sau những gì không thể cùng ta đồng hành về phái trước.
...Có những trò chơi ta chơi suốt đời không biết chán. Ngược lại cũng không ít trò chơi chỉ tham dự một đôi lần đã không còn hứng thú.Trò chơi uống rượu, uống trà một khi đã lao vào thì khó bề rút lui. Uống trà đã trở thành đạo. Trà đạo thì hầu như ai cũng đã có lần nghe nói đến và nó là một trò chơi thanh nhàn cao cấp của những bậc thượng thừa cao niên. Trò chơi uống rượu gần gũi với đời hơn. Nó là người bạn, người tình, nó là niềm vui và cũng là nỗi buồn, nó là lời an ủi, là niềm phấn khích, nó chia sẻ rồi lại bù đắp. Tóm lại, với người biết uống rượu như một trò chơi tao nhã thì nó là tất cả. Uống rượu để thấy yêu đời, yêu người hơn và thậm chí yêu cả những lập lòe đom đóm ma trơi tình phụ.
Nếu biết giữ đúng lời hứa với những cánh đồng lúa mạch, những cánh đồng nho, thì trò chơi uống rượu không bao giờ gây ra những đổ vỡ. Tôi đã đi qua những cánh đồng như thế, rồi bước qua những ngưỡng cửa đưa vào nơi ăn chốn ở của những thùng gỗ sồi cao chất ngất chứa đầy một chất lỏng màu hổ phách và trong mỗi giọt thơm đó đang hình thành mỗi ngày, cả trong mỗi giây phút một sự sống âm thầm, kỳ bí trong bóng tối tĩnh mịch kéo dài hàng mấy trăm năm. Trong mấy trăm năm ấy rượu không ngủ mà rượu thức. Thức và hóa thân. Hóa thân thành một tấm thân mềm mại trong suốt, vàng óng thơm tho.
Khi trò chơi uống rượu không còn mời gọi ta nữa thì ta tạm thở dài và tự nhủ đây không phải là một sự phụ rẫy. Đây chỉ là một cuộc chia tay ngắn hạn và sẽ không bao lâu những giọt rượu thơm tho lại làm đầy những chiếc ly thủy tinh trong những bữa tiệc đời thầm lặng riêng lẻ hay náo nhiệt đầm ấm cùng bạn bè.
...Có một ngàn lẻ một trò chơi, nhưng với tôi trò chơi tình yêu, cuộc sống và rượu là những trò chơi thiết thân và ngọan mục nhất. Những trò chơi ấy đã chọn tôi và tôi đành nhận lấy. Nhận lấy như một chọn lựa đầu tiên và cuối cùng thứ số phận không màu sắc huy hoàng cũng không u ám. Tôi chạy quanh những trò chơi đó như chạy quanh lòng trắc ẩn. Những trò chơi có khi giải thoát tôi, vực tôi dậy từ những vũng tăm tối quỷ quyệt của sự suy tàn, có khi dìm tôi xuống tận cùng sâu thẳm của trầm luân.
Tôi không vỗ tay hoan nghênh đặc biệt một trò chơi nào cả bởi vì tôi muốn giữ được lòng chính trực và sự khoan dung. Trên lối đi đẫn vào cuộc sống tôi vẫn gặp gỡ tình yêu và rượu. Giờ đây tôi đang nói thêm một lời tạm biệt khác. Tạm biệt những ly rượu nồng nàn sớm, trưa, chiều, tối. Cuộc sống tôi đang trần trụi những trò chơi. Cuộc sống trắng. Trò chơi cuộc sống không màu sắc đã buộc tôi tìm lại chính mình, tìm lại một gương mặt mà tôi nghĩ rằng không còn như xưa nữa.
Blocg CM
Trịnh Công Sơn
(Nguồn từ trang web Trịnh Công sơn)

BÁNH TÔM HỒ TÂY

                                           cứ uống đi không say không về







                                         Lửng ơi ! không hiểu sao ảnh nó lại ra như thế này ??
















                                                                          đang phê