Con
người sống trong cuộc sống đầy biến động này rất cần đức tính tự tin. Tự tin
có nghĩa là tin vào chính mình, những gì mình làm, mình nói và suy nghĩ. Khi
mình nghĩ đúng, sẽ tin vào việc nói đúng và làm đúng. Sự tự tin giúp cho con
người kiểm soát tốt hơn những quyết định của chính mình, khiến họ thành công trên bước đường học vấn, công danh, trong tình yêu & cuộc
sống.
Thật
tiếc nếu như thiếu tự tin, con người trở nên nhút nhát, dè dặt, bỏ lỡ rất nhiều
cơ hội có thể đến trong cuộc đời mình.
Chuyện
thiếu tự tin trong cuộc sống thì nhiều lắm, nhất là ở độ tuổi mới lớn. Minh nhớ, hồi 18 đôi
mươi, khi còn là một cô sinh viên vui tươi của trường ĐH, có một vài anh theo đuổi mà đến suốt 3 năm chẳng có anh nào dám nói ‘I love you’ với mình (chỉ dám thổ lộ qua
thư thôi). Hồi đó mình cứ buồn và tự hỏi tại sao thế nhỉ. Sau này mới được các bạn ấy 'bật
mí' là, tại các bạn ấy…thiếu tự tin, nên không dám thổ lộ, thế là để mất cơ hội
cho một dân ‘ngoại đạo’ mới quen có vài ngày. Thế đấy, đôi khi tự tin lại có thể dễ dàng chiến thắng..
nhanh đến thế, và thiếu tự tin.. phải tốn thời gian lâu đến thế mà vẫn..không thành!
Cá
nhân mình có lúc khá tự tin, nhưng rất nhiều lúc cũng tự ti ghê lắm. Rõ
ràng nhất đó là hồi về nước, hành trang tiếng Anh của mình rất ít ỏi. Thành ra
khi được nhận vào làm ở công ty NCTT lớn nhất thế giới, mình nhát đến độ..
không dám giao tiếp với ai. Điện thoại reo, mình cũng giật mình, cúi mặt không
dám nhấc. Tụi Tây chào, mình cũng lý nhí trả lời. Đến khi phải chuẩn bị buổi
presentation đầu tiên, mặc dù đã tập tành ở nhà chán chê, vậy mà đứng trước cả
đám người, mình chẳng nói được một lời nào!!!
Ngược
lại, mình có một người bạn từ nhỏ đã thể hiện là một người ‘cực kỳ tự tin’. Thế
nhưng, đôi khi tự tin quá, lại trở thành.. lố bịch hoặc kiêu ngạo, khiến người
đó xấu đi trong con mắt của người đối diện. Sau này mình mới biết, thực ra sự
biểu hiện tưởng như ‘rất tự tin’ ấy lại để che lấp sự ‘yếu đuối’ ở bên trong, tạo
ra một vỏ bọc được coi là ‘an toàn’ hơn cho bạn ấy.
Vậy
đâu là ranh giới, là giới hạn của sự tự tin, làm sao cho nó chừng mực, và hiệu
quả?
Mình nghiệm thấy, nếu
như mình thực sự suy nghĩ từ tốn một vấn đề, lắng nghe tiếng nói bên trong mình
cho câu hỏi ‘đúng, hay sai’, ‘vừa phải,
hay thái quá’, ‘ảnh hưởng hay không ảnh hưởng’, tốt hay xấu’ v.v. thì khi đó
hành động hoặc lời nói phát ra sẽ được kiểm soát, trở nên chừng mực hơn.
Bởi, nếu cách thức thể hiện, lời nói và hành động của một người mà trở nên
‘chậm lại’ một chút thì tự khắc sự ôn tồn có đó, và sự tự tin được hình
thành. Nếu kiểm soát được điều đó, sự tự tin toát ra sẽ vừa phải, không bị thái
quá. Khi ấy, nếu có bất kỳ phản ứng của người đối diện mình vẫn có
thể kiểm soát được, không bị nóng giận, biến
câu chuyện trở thành tranh cãi.
Đôi
khi, sự im lặng không có nghĩa là tự ti. Sự im lặng mang tính nhường nhịn,
không hề có ý chịu đựng. Sự im lặng là biểu hiện của một bản lĩnh cao bởi vì họ
biết nếu nói ra sẽ không dẫn đến kết quả, cho nên im lặng luôn là giải phải tốt cho rất nhiều
trường hợp.
Ấy
là đánh giá của riêng cá nhân mình thôi nhé. Chia sẽ với các bạn ý kiến riêng của
mình, vì mình nghĩ ai trong đời cũng có hơn.. một lần tự tin, và cũng hơn.. một lần bị tự ti chi phối. Quan trọng là chúng ta có hiểu được chính mình trong những
hoàn cảnh tương tự không để biến ‘điều không thể thành có thể’, hoặc
ít ra cũng chuyển hoá nó thành sự im lặng đầy ý nghĩa, phải không các bạn.
Chúc
các bạn luôn giữ vững và phát triển đức tính tự tin 'vừa phải' cho chính mình và nhất là cho
con em mình từ tấm bé. Vì những đứa trẻ được giáo dục đức tính này từ nhỏ thường
sẽ trở thành một con người biết tự tập và chịu trách nhiệm trước chính mình và
xã hội.
Nice
week end, cả nhà nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét