Cuối cùng bà cũng
ra đi sau những ngày dài nằm bất động nhìn lên trần nhà, bên cạnh chỉ còn lại ông và
một cô giúp việc.
Cậu con trai mà bà
yêu thương nhất, suốt cả cuộc đời ngoài giờ đi làm thì việc ở nhà của cậu chỉ là chơi game.
Ngay cả khi mẹ bệnh nằm một chỗ hầu như không có lần nào cậu thực sự ở bên bà lâu hơn
5 phút. Được cắt lịch trông bà thì tối cậu ngủ còng queo, quên cả giờ giấc. Lại chỉ
cô giúp việc lẳng lặng thức trông thay.
Cô con gái rượu mà
bà hết mực chăm chút theo chồng xuống Vũng Tàu hơn 20 năm nay, cũng không ở bên bà khi hấp hối.
Ngày bà ngã bệnh, cô phân vân không muốn cho bà xuống ở cùng vì sợ chồng không đồng ý (mặc dù biết nếu được ở cạnh biển thì bệnh tình của bà sẽ đỡ phần nào). Đối với cô, gia đình nhỏ quan trọng lắm, hình như quan trọng hơn cả gia đình lớn nữa...
Và bà đi, lại chỉ còn ông già
tóc trắng ngồi bên. Người tưởng sẽ đi trước bà thì vẫn còn đây, nhưng chân tay đã run
rẩy, tâm lý đã rệu rão, thỉnh thoảng lại quệt nước mắt. Ông lo cho bà thì ít, mà
lo cho ông (sắp tới khi bà đi ông phải ở một mình) thì nhiều. Khi ấy ai lo cho ông đây?
Cuộc sống thật không
thể nào biết trước điều gì. Điều thực nhất đó là bà ở kia, trong chiếc hòm áo
quan màu vàng ệch, xung quanh là đèn xanh đèn vàng và tiếng Kinh đều đều, phía trước là một mâm ngũ quả vài ba bát cúng chay. Điều
thực nhất mà bà sợ nhất giờ cũng chẳng tránh được rồi, rằng bà đã thành người thiên
cổ, trong khi chỉ 2 ngày trước vẫn còn là người dương thế, một phụ nữ ‘cành vàng
lá ngọc’, một ‘con gái Hà Nội’ chính gốc duyên dáng đẹp đẽ...
Rồi thì ai còn nhớ đến một cô gíao thuỳ mị nết na xinh đẹp ngày ấy với một gia đình hạnh phúc
là bà chứ! Có chăng là chồng ảnh còn nằm nơi góc nhà kể câu chuyện cuộc đời bà, từ ngày còn thơ bé đến lúc trưởng thành,
lấy chồng, đẻ con.. Những năm tháng chiến tranh phấn đấu vì sự nghiệp, vì cuộc sống khiến bà quên chính mình.
Nghề nghiệp, rồi cũng tan, chẳng còn ai nhớ tới bà một nhà giáo tận tuỵ, một hiệu phó một trường cao đẳng. Tiền bạc, bà chẳng có gì. Còn căn nhà bé xíu bà đã bán đi chia gia tài cho hai người con trước lúc nhắm mắt lìa đời. Danh vọng tiền bạc, gia đình chồng vợ con cái.. tất cả bỗng chốc thành phù du, vô nghĩa. Sinh ra tay trắng, khi ra đi bà cũng tay trắng. Mà có ai mang theo vật chất khỏi dương gian được bao giờ?
Nghề nghiệp, rồi cũng tan, chẳng còn ai nhớ tới bà một nhà giáo tận tuỵ, một hiệu phó một trường cao đẳng. Tiền bạc, bà chẳng có gì. Còn căn nhà bé xíu bà đã bán đi chia gia tài cho hai người con trước lúc nhắm mắt lìa đời. Danh vọng tiền bạc, gia đình chồng vợ con cái.. tất cả bỗng chốc thành phù du, vô nghĩa. Sinh ra tay trắng, khi ra đi bà cũng tay trắng. Mà có ai mang theo vật chất khỏi dương gian được bao giờ?
Tiếng Kinh vẫn đều đều phát ra từ chiếc máy bé xíu nơi góc nhà. Mọi người đến, đi, trò chuyện rôm rả. Hình như chỉ đôi người trong đó còn nhớ
đến bà. Mà cũng trong chốc lát thôi, rồi họ lại quên ngay khi gặp nhau, ráp vô bàn chuyện
làm ăn, bàn chuyện thiên hạ, đất nước, chính trị...
Tiếng Kinh vẫn đều đều. Lễ truy điệu diễn ra nhanh chóng. Đôi người
quệt nước mắt lắng nghe lại cuộc đời của bà trong diễn văn đàng kia. Vòng hoa chất đầy 1 ô tô lớn. Chỉ thiếu mỗi hoa huệ trắng, loài hoa mà bà yêu thích không có
trong đám tang. Hình như lâu nay người ta đã không dùng hoa huệ viếng người đã khuất
nữa, thay vào đó là các loại hoa hồng, hoa lan đài các, sang trọng và đắt giá.
Thắp một nén nhang
cho bà giữa một ngày thu lạnh sớm. Cũng may bà đã ra đi thanh thản nhẹ nhàng, không phải luyến tiếc những gì đã qua, không phải biết những gì sẽ xảy ra sau đó. Mà, xét cho cùng, ai cũng vậy thôi, sinh ra trong cuộc đời này thì cũng sẽ ra đi như bà, một lần nào đó - một mình, chỉ một mình.
Cuộc sống thì vẫn tiếp tục trôi đi ngoài kia...
BH. 23/9/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét