Sức khoẻ

4 tháng 1, 2023 0 nhận xét


1. Măng tây

Măng tây có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị rất ngon. Đối với người bình thường ăn măng tây đúng cách có thể giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch. Thế nhưng, đối với bệnh nhân gút, hàm lượng purin trong măng tây tương đối cao, 1g măng tây chứa khoảng 150 mg purin. Đặc biệt, măng tây tươi có hàm lượng axit oxalic không hòa tan cao, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng khả năng bị các cơn gút tấn công.
2. Nấm
Nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm... rất ngon và được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, trong nấm chứa rất nhiều purin. 100g nấm hương chứa tới 214,5mg purin, 100g nấm kim châm chứa 60mg purin. Vì thế, người bị bệnh gút nhất định cần tránh ăn nấm để phòng ngừa các cơn đau gút xuất hiện.
3. Giá đỗ
Giá đỗ là loại rau phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Những sợi giá đỗ thơm giòn, mọng nước cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên loại rau này lại không hề tốt cho những người bị bệnh gút. Bởi đây là loại rau có chứa quá nhiều protein và đặc biệt là có hàm lượng purin rất cao. Nếu sử dụng giá đỗ thường xuyên sẽ tăng tích tụ axit uric trong máu và khiến người bệnh tăng các cơn đau do bệnh gút gây nên. Chính vì thế đây là loại thực phẩm đầu tiên người bệnh gút nên loại bỏ khỏi bữa ăn hàng ngày.
Còn khi chỉ bị tăng axit uric máu mà không bị cơn đau cấp, người bệnh gout vẫn có thể ăn ba món này nhưng nên ăn với lượng ít và chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần.
Người bị bệnh gout nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như trái cây và rau tươi. Các loại rau giàu chất xơ và có tính kiềm như: rau chân vịt, súp lơ, cải xanh, củ cải, bí… có thể làm giảm sự hình thành và trung hòa axit uric, tốt cho người bệnh gout.
Nên ăn trái cây giàu vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm hiệu quả như: dâu tây, cam, bưởi... Nên uống nhiều nước giúp tăng lượng nước tiểu và làm tăng thải a xit uric.
ST

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB