Các Đạo gia tin tưởng rằng khi chúng ta trải qua một cảm xúc mạnh mẽ, nó được các cơ quan nội tạng cất giữ và truy xuất trở lại. Chúng ta không thể xóa các trải nghiệm này được. Đó là lý do tại sao các trải nghiệm tiêu cực mạnh mẽ thời thơ ấu về sau lại trở thành nguồn cội hoặc nền tảng của các vấn nạn về tâm lý. Nhiều nhà tâm lý học đã dành rất nhiều thời gian để tìm đến các trải nghiệm này, những trải nghiệm đã bị mắc kẹt trong các cơ quan nội tạng.
Có một khái niệm khoa học liên quan đến “não tràng” (gut brain) tức là bộ não nằm ở ruột. Liệu bộ não ở ruột có trao đổi với bộ não ở trong đầu hay không? Nó có thể gửi và nhận các xung động, có thể trải nghiệm và phản ứng với các cảm xúc hay không? Liệu các cơ quan nội tạng có khả năng đưa ra các quyết định hay không?
Các Đạo gia cho rằng bộ não ở ruột cũng có thể suy nghĩ !
Khoa học đã phải mất rất lâu mới nhận ra được sự hiện diện của bộ não thứ hai. Các nghiên cứu mới đây đã chứng thực về sự có mặt của bộ não phức tạp này ở bụng, một bộ não không chỉ điều khiển quá trình tiêu hóa phức tạp cùng nhiều chức năng khác của cơ thể, mà còn tương tác với bộ não trên đầu. Nó gửi đi các thông điệp để phản ứng với các kích tác nhận được từ bộ não ở đầu, chứng minh rằng bộ não ở ruột có thể xử lý và phản ứng với thông tin. Nghiên cứu cũng cho thấy bộ não ở ruột có thể ghi lại những gì nó nhận được, đồng thời cất giữ thông tin một cách thường trực, và có thể đáp ứng với các kích tác cảm xúc.
Thường thì chúng ta sử dụng bộ não ở đầu để thực hiện các nhiệm vụ mà bộ não ở ruột thật ra làm giỏi hơn rất nhiều. Như đã nói, bộ não ở đầu là nguồn tiêu thụ năng lượng cực lớn trong cơ thể, và có thể sử dụng đến 80% tổng năng lượng. Khi các hoạt động không cần thiết này gây nên các cảm xúc tiêu cực hay thái quá như lo lắng, giận dữ, ganh ghét, sợ sệt…khi đó sự tương tác của nó với bộ não thứ hai ở ruột có thể bị gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến bệnh tật và đau yếu.
Ngay cả khi sử dụng các quá trình suy nghĩ thật sự thuộc chức năng của bộ não ở đầu như lập kế hoạch, ra quyết định, tư duy logic,… chúng ta cũng thường hạn chế sự thành công của mình vì những thông tin này thường không đầy đủ khi thiếu đi yếu tố trực giác, vốn thuộc phần xử lý của bộ não ở ruột. Khi hoạt động không ngừng nghỉ của bộ não thứ nhất gây cản trở cho các tín hiệu tinh tế từ bộ não thứ hai, những tín hiệu vốn là nền cho các phản ứng trực giác, chúng ta bị cướp mất cấu trúc tinh vi nhất và mạnh mẽ nhất mà chúng ta có.
Sự nghiên cứu về bộ não ở ruột đã dẫn các nhà khoa học đi đến kết luận rằng các chức năng “bậc cao” thật sự của bộ não ở đầu có thể do bộ não ở ruột thực hiện, với sự tiêu tốn năng lượng ít hơn nhiều, và có thể còn mang lại những kết quả tốt hơn nhiều, đáng tin cậy hơn nhiều. Những hệ thống bẩm sinh nào đó, kể cả điều mà chúng ta gọi là trực giác, linh cảm,… là những chức năng đích thật và phù hợp của bộ não ở ruột. Tất cả chúng ta đều quen với câu nói: “Tôi có cảm giác trong bụng rằng…”.
Đối với các hoạt động có liên quan đến những chức năng này, bộ não ở ruột có lẽ là lựa chọn duy nhất, thật ra có thể gọi nó là bộ não cảm xúc. Trong tu luyện Đạo giáo, chúng ta phát triển cảm giác ở bụng, khả năng cảm nhận hay cảm giác bằng bụng, thành một quá trình ý thức. Để làm được điều này, bộ não ở đầu phải trở nên lặng yên đủ để các tín hiệu từ ruột liên lạc được với não, được nghe thấy bên trên tiếng ồn của cái tâm lúc nào cũng chạy nhảy liên hồi. Chúng ta phải học cách làm cho não được yên lặng hoặc không làm gì cả và cho phép nó được nghỉ ngơi. Khi cái tâm trí này đủ yên tĩnh, chúng ta phải biết cách cho phép bộ não ở bụng hoạt động một cách thích hợp, và dành cho bộ não ở đầu thực hiện các công việc thích hợp với chức năng bẩm sinh cùng với các khả tính riêng của nó.
Bộ não trên đầu thường muốn tiếp quản mọi chức năng. Nhưng chúng ta phải phát triển một cách thỏa đáng các hoạt động của bộ não ở ruột, như sự nhận thức trực tiếp và các quan hệ liên cá nhân, bao gồm các vấn đề như lòng tin chẳng hạn. Việc huấn luyện cho não ở đầu tin tưởng não ở ruột thực hiện được những phần việc như vậy bao hàm một số nỗ lực và kỹ thuật nào đó…
Mantak Chia
-------------------------- -------------------------- -------
Vào năm 1996, tờ New York Times có cho đăng một bài báo tựa đề là “Complex and hidden brain in the gut makes stomachaches and butterflies” (bộ não ẩn kín và phức tạp trong ruột gây ra những cơn đau bụng và những lo lắng bồn chồn). Toàn bộ bài báo giải thích về việc “Ruột có bộ não riêng, được biết như thể hệ thần kinh ruột, nằm ở vỏ ngoài của mô liên kết thực quản, dạ dày, ruột non và ruột kết”.
Các tác giả giải thích rằng bộ não của ruột là một “mạng lưới bao gồm các neuron (tế bào thần kinh), các chất dẫn truyền thần kinh và các protein chuyển tải thông điệp giữa các neuron cũng như hỗ trợ cho các tế bào, cũng giống như những gì tìm thấy trong não, một kết cấu mạch điện phức tạp cho phép nó hành động độc lập để gửi và nhận các xung điện, ghi nhận các trải nghiệm, cũng như phản ứng với các cảm xúc”. Gần như bất kỳ chất nào giúp cho các hoạt động não người ta cũng đều thấy có trong ruột.
Ruột chứa đựng 100 triệu tế bào thần kinh, nhiều hơn cả số lượng ở cột sống. Bộ não trên đầu gửi các tín hiệu đến ruột bằng cách giao tiếp với một nhúm nhỏ các “neuron chỉ huy”, để rồi đến phiên mình, các neuron gửi tín hiệu đến những tế bào thần kinh trung gian của ruột, những tế bào này mang thông điệp qua tuyến dẫn. Cả hai loại tế bào thần kinh dàn trải qua hai lớp mô ruột có tên là đám rối áo cơ ruột (myenteric plexus) và đám rối dưới niêm mạc (submucosal plexus).
Ruột có thể suy nghĩ !
Có một khái niệm khoa học liên quan đến “não tràng” (gut brain) tức là bộ não nằm ở ruột. Liệu bộ não ở ruột có trao đổi với bộ não ở trong đầu hay không? Nó có thể gửi và nhận các xung động, có thể trải nghiệm và phản ứng với các cảm xúc hay không? Liệu các cơ quan nội tạng có khả năng đưa ra các quyết định hay không?
Các Đạo gia cho rằng bộ não ở ruột cũng có thể suy nghĩ !
Khoa học đã phải mất rất lâu mới nhận ra được sự hiện diện của bộ não thứ hai. Các nghiên cứu mới đây đã chứng thực về sự có mặt của bộ não phức tạp này ở bụng, một bộ não không chỉ điều khiển quá trình tiêu hóa phức tạp cùng nhiều chức năng khác của cơ thể, mà còn tương tác với bộ não trên đầu. Nó gửi đi các thông điệp để phản ứng với các kích tác nhận được từ bộ não ở đầu, chứng minh rằng bộ não ở ruột có thể xử lý và phản ứng với thông tin. Nghiên cứu cũng cho thấy bộ não ở ruột có thể ghi lại những gì nó nhận được, đồng thời cất giữ thông tin một cách thường trực, và có thể đáp ứng với các kích tác cảm xúc.
Thường thì chúng ta sử dụng bộ não ở đầu để thực hiện các nhiệm vụ mà bộ não ở ruột thật ra làm giỏi hơn rất nhiều. Như đã nói, bộ não ở đầu là nguồn tiêu thụ năng lượng cực lớn trong cơ thể, và có thể sử dụng đến 80% tổng năng lượng. Khi các hoạt động không cần thiết này gây nên các cảm xúc tiêu cực hay thái quá như lo lắng, giận dữ, ganh ghét, sợ sệt…khi đó sự tương tác của nó với bộ não thứ hai ở ruột có thể bị gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến bệnh tật và đau yếu.
Ngay cả khi sử dụng các quá trình suy nghĩ thật sự thuộc chức năng của bộ não ở đầu như lập kế hoạch, ra quyết định, tư duy logic,… chúng ta cũng thường hạn chế sự thành công của mình vì những thông tin này thường không đầy đủ khi thiếu đi yếu tố trực giác, vốn thuộc phần xử lý của bộ não ở ruột. Khi hoạt động không ngừng nghỉ của bộ não thứ nhất gây cản trở cho các tín hiệu tinh tế từ bộ não thứ hai, những tín hiệu vốn là nền cho các phản ứng trực giác, chúng ta bị cướp mất cấu trúc tinh vi nhất và mạnh mẽ nhất mà chúng ta có.
Sự nghiên cứu về bộ não ở ruột đã dẫn các nhà khoa học đi đến kết luận rằng các chức năng “bậc cao” thật sự của bộ não ở đầu có thể do bộ não ở ruột thực hiện, với sự tiêu tốn năng lượng ít hơn nhiều, và có thể còn mang lại những kết quả tốt hơn nhiều, đáng tin cậy hơn nhiều. Những hệ thống bẩm sinh nào đó, kể cả điều mà chúng ta gọi là trực giác, linh cảm,… là những chức năng đích thật và phù hợp của bộ não ở ruột. Tất cả chúng ta đều quen với câu nói: “Tôi có cảm giác trong bụng rằng…”.
Đối với các hoạt động có liên quan đến những chức năng này, bộ não ở ruột có lẽ là lựa chọn duy nhất, thật ra có thể gọi nó là bộ não cảm xúc. Trong tu luyện Đạo giáo, chúng ta phát triển cảm giác ở bụng, khả năng cảm nhận hay cảm giác bằng bụng, thành một quá trình ý thức. Để làm được điều này, bộ não ở đầu phải trở nên lặng yên đủ để các tín hiệu từ ruột liên lạc được với não, được nghe thấy bên trên tiếng ồn của cái tâm lúc nào cũng chạy nhảy liên hồi. Chúng ta phải học cách làm cho não được yên lặng hoặc không làm gì cả và cho phép nó được nghỉ ngơi. Khi cái tâm trí này đủ yên tĩnh, chúng ta phải biết cách cho phép bộ não ở bụng hoạt động một cách thích hợp, và dành cho bộ não ở đầu thực hiện các công việc thích hợp với chức năng bẩm sinh cùng với các khả tính riêng của nó.
Bộ não trên đầu thường muốn tiếp quản mọi chức năng. Nhưng chúng ta phải phát triển một cách thỏa đáng các hoạt động của bộ não ở ruột, như sự nhận thức trực tiếp và các quan hệ liên cá nhân, bao gồm các vấn đề như lòng tin chẳng hạn. Việc huấn luyện cho não ở đầu tin tưởng não ở ruột thực hiện được những phần việc như vậy bao hàm một số nỗ lực và kỹ thuật nào đó…
Mantak Chia
--------------------------
Vào năm 1996, tờ New York Times có cho đăng một bài báo tựa đề là “Complex and hidden brain in the gut makes stomachaches and butterflies” (bộ não ẩn kín và phức tạp trong ruột gây ra những cơn đau bụng và những lo lắng bồn chồn). Toàn bộ bài báo giải thích về việc “Ruột có bộ não riêng, được biết như thể hệ thần kinh ruột, nằm ở vỏ ngoài của mô liên kết thực quản, dạ dày, ruột non và ruột kết”.
Các tác giả giải thích rằng bộ não của ruột là một “mạng lưới bao gồm các neuron (tế bào thần kinh), các chất dẫn truyền thần kinh và các protein chuyển tải thông điệp giữa các neuron cũng như hỗ trợ cho các tế bào, cũng giống như những gì tìm thấy trong não, một kết cấu mạch điện phức tạp cho phép nó hành động độc lập để gửi và nhận các xung điện, ghi nhận các trải nghiệm, cũng như phản ứng với các cảm xúc”. Gần như bất kỳ chất nào giúp cho các hoạt động não người ta cũng đều thấy có trong ruột.
Ruột chứa đựng 100 triệu tế bào thần kinh, nhiều hơn cả số lượng ở cột sống. Bộ não trên đầu gửi các tín hiệu đến ruột bằng cách giao tiếp với một nhúm nhỏ các “neuron chỉ huy”, để rồi đến phiên mình, các neuron gửi tín hiệu đến những tế bào thần kinh trung gian của ruột, những tế bào này mang thông điệp qua tuyến dẫn. Cả hai loại tế bào thần kinh dàn trải qua hai lớp mô ruột có tên là đám rối áo cơ ruột (myenteric plexus) và đám rối dưới niêm mạc (submucosal plexus).
Ruột có thể suy nghĩ !
ST
0 nhận xét:
Đăng nhận xét