Thu Ca

21 tháng 10, 2013 6 nhận xét

(Tặng các bạn chùm thơ Thu của bạn Chúc Linh, bạn học cùng năm với tụi mình ở trường sáng, Cấp 3 Hoàn Kiếm. Ảnh Lê Fi Fi)

1. Bước vào khu rừng lạ
Nếm mật ngọt cuộc đời
Say men tình bay bổng 
Có lẽ nào thu ơi…

Chỉ mới cửa rừng thôi
Liễu nồng nàn rực rỡ
Như màu môi thắm đỏ
Quyến rũ ai mê say

Phía trước nắng trải đầy
Trời trong xanh là thế
Gió lay cành khe khẽ
Mơn man nào quanh đây

Dưới chân thảm cỏ dầy
Lá bạch dương vàng óng
Thẳm sâu trong rừng rộng
Hứa hẹn nhiều đam mê

Biết có quên đường về?
Có vội vàng, bối rối
Có chồn chân mỏi gối
Có yêu tình ngàn thu..?
2. Tặng em những chiếc lá này
Mỗi màu lá mỗi tháng ngày xa nhau
Này là sắc lá vàng nâu
Tháng ngày lá ấy âu sầu nhớ nhung
Lá này sắc đỏ tưng bừng
Ấy là ngày có tin mừng từ em
Còn đây vàng rực ấm êm
Là khi nhung nhớ về miền bâng khuâng
Màu xanh lá cũng ngại ngần
Như anh chỉ dám âm thầm nhớ thôi
Hy vọng dấu ở nét cười
Dấu sau cặp kính, dấu nơi đáy lòng
Xuân về sẽ hết chờ mong
Sẽ trao em cả "trắng, hồng" em ơi...!
3.Sẽ có lần em nhé
Là anh hẹn phải không
Đã giữa thu rồi đó
Trời xanh đến tận cùng


Và gió thu thật mát
Lùa nhẹ tóc em bay
Soi gương mặt nước đầy
Bên hồ thu phẳng lặng

Công viên chiều thu vắng
Em chưa từng ghé qua
Chỉ trong giấc mơ xa
Tay trong tay dạo bước...
4. Rừng khô
Lá trút
Cuối thu chưa?
Xạc xào
Lá hát
Hay gió đùa ...
Nắng vàng
Làm ấm không gian nhỉ
Tiết đông chưa đến
Sắp giao mùa

Thu
chẳng muốn rời
cầu gỗ đâu
Bên cầu
tình tự bao tình đầu
Bao nhiêu khoảnh khắc
Thu lưu luyến
Bạc màu
mặt gỗ vẫn in sâu ...

6 nhận xét:

  • Nặc danh nói...

    Ý thơ 'Bạc màu mặt gỗ vẫn in sâu' làm mình liên tưởng đến 'ngày mai sỏi đá vẫn cần có nhau'.. của TCS.

  • Nặc danh nói...

    “Bạc màu mặt gỗ vẫn in sâu”
    Trải bao mưa nắng, ngại chi đâu
    Ngày mai dù có không còn nữa
    Vết khắc thời gian ở trong nhau!

  • Nặc danh nói...

    Haha, bởi T Hương k có tính lãng mạn kiểu đó nên thơ nhẹ nhàng không 'thẩm thấu' vào Hương được. Hương là phải..thơ 'bạo lực' cơ!!!

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB