Nhân tiện bạn nói bạn ích kỷ trong tình yêu lắm, mình tám một chút về nó nhé.
Ích kỷ là một dạng tham lam, thích sở hữu cho riêng mình, không san
sẻ cho người khác, hoặc sợ người khác lấy mất những gì mình cho là ‘của mình’ ấy.
Tính ích kỷ thấy từ khi còn nhỏ, đứa trẻ giữ khư đồ chơi cho riêng nó (hình như
bản năng này có từ các kiếp cơ đấy, chứ chả có bà mẹ nào dạy con điều đó đâu). Đến khi
lớn hơn, đi học kết bạn, kết bè cũng thích ‘bạn ấy’ chỉ ‘làm bạn với mỗi mình’
thôi. Nếu nói cười vui với ai dăm ba câu là xịu mặt ngay, giận hờn có khi vài
ba ngày, có khi ‘bỏ’ nhau luôn…
Ích kỷ trong đồ đạc vật dụng sở hữu ta thấy rất nhiều
mà trong quan hệ gia đình bạn bè, nhất là quan hệ vợ chồng càng rõ vì đó ‘nghiễm
nhiên là một nửa của ta’ rồi nên ta có quyền với nửa đó.
Có một người đàn ông tàn phế trong chiến tranh, khi về
nhà không còn khả năng đàn ông, đã cho phép vợ mình ly hôn, hoặc có bồ khác.
Người vợ thương chồng nên nhất quyết sống vậy với người chồng đến cuối cuộc đời.
Có người đàn ông khác thì hoàn toàn lành lặn, không bị thương tật gì cả, một thời
gian dài vì nhiều lý do đã không đoái hoài đến vợ, nhưng lại giữ khư khư không cho
rời khỏi một bước. Người vợ sống trong nỗi đau thầm lặng. Rồi chuyện gì tới
cũng tới, một thời gian sau sau, người vợ
rơi vào vòng tay của kẻ thứ ba. Khi chuyện vỡ lở họ đường ai nấy đi trong giận
dữ của người chồng, trong sự dằn vặt của người vợ, và sự khổ tâm của những đứa
trẻ.
Vậy ích kỷ có nên hay không, tuỳ mọi người phán xét.
Nhiều người nói vì yêu mới ích kỷ. Mình thì thấy rất nhiều trường hợp chẳng yêu
cũng vẫn ích kỷ như thường. Nó giống như một tính xấu, cố hữu trong chúng ta trải
qua không biết bao nhiêu kiếp người cứ tồn tại và gây hậu quả, nhiều khi rất nặng nề.
Bạn bảo, làm sao có ‘thuốc’ chữa lành ‘bệnh ích kỷ’
này phải không? Mình nghĩ đơn giản thế này thôi: Cái gì xuất phát từ tình yêu thương chân thành, sự cảm thông sâu sắc thì đó chính là liều thuốc cảm hoá
đối phương. Ví dụ, trong trường hợp thứ 2, nếu người chồng biết thương vợ thì
hoặc lắng nghe tâm tư của vợ để điều chỉnh lại cuộc sống, hoặc cho phép vợ ra
đi trong tình bạn nhẹ nhàng. Nếu làm được thế, biết đâu người vợ lại chuyển
thành tình yêu lớn lao hơn mà chấp nhận tất cả, nhận sự thiệt thòi về mình mãi
mãi..?
Mình rất thích bài thơ ‘Tôi Yêu Em’ của Pushkin mà mình nghĩ ai cũng còn
nhớ. Một tình yêu thật đáng trân trọng vì hết sức cao thượng phải không các bạn.
Có lẽ chính vì thế nên đây là bài thơ bất hủ vượt thời gian.
Tôi
yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm mãi
Hay
hồn em phải gợn sóng u hoài.
Tôi
yêu em âm thầm, không hy vọng,,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
Chúc cho các bạn không bị ngọn lửa ích kỷ nhấn chìm.
Và trong mọi trường hợp, hãy là người cao thượng, tràn đầy sự chân thành, đức
hy sinh cao cả nhé!
Nice week end cả nhà!
6 nhận xét:
Ích kỉ là bản chất mà Hoa, nhiều khi cũng muốn cao thượng lắm nhưng phần Con bên trong trỗi dậy lấn át hết phần Người rồi Hoa ơi
Ko ích kỷ.... Ko phải ng bình thường..... Quan trọng là cách sử lý cái ý nghĩ ích kỷ ngay khi nó vừ xuất hiện...
Nguoi ko có tính ích kỷ cũng.... Chán phèo. Bạn Trụ Ích kỷ đến.... Đáng iu..... Bạn ấy bảo....,giai lớp mình.. Khoác vai gái lớp mình....0k đi. Nhưng giai lạ... Muốn khoác vai gái lơpa mình.... Bước qua xác Trụ.... ( câu cuói là của tớ)... He he!!'
Chà chà, mình hoàn toàn đồng ý với bài này, mỗi tội khi "cầu cho anh tìm được người tình như tôi đã yêu anh" thì mình sẽ phải triệu tập cafe hàng ngày. Có bạn nào đồng ý không đới?
He He ! Để Kiên ngẫm nghĩ tí , chúng ta lại chém gió , tám về vấn đề Ích kỷ
Hôm nay mình đọc được một câu 'Yêu là để cho người mình yêu được tự do' - Đây là câu nói bất hủ của thiền sư Thích Nhất Hạnh đấy!
Đăng nhận xét