1, Khiếm thực – nhân sâm trong nước
Theo Trung y, khiếm thực hay còn gọi là hạt hoa súng có vị ngọt, tính bình, là một vị thuốc bổ từng xuất hiện trong nhiều y tịch cổ của Trung Hoa và từng được ví như “nhân sâm dưới nước”.
Cuốn “Bản thảo cầu chân” từng viết: Khiếm thực “vị ngọt bổ tỳ, nên lợi thấp, có thể trị chứng tiêu chảy bụng đau… trị di tinh, bạch đới, đái rát đều khỏi”.
Sách “Bản thảo cương mục” của Trung Quốc cũng viết: Khiếm thực “chỉ khát ích thận, trị tiểu tiện nhiều lần, di tinh…”
Sách “Bản kinh” còn chỉ rõ: Khiếm thực “chủ trị thắt lưng, gối đau, ích tinh khí, cường chí, làm rõ tai, sáng mắt”.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh, khiếm thực sở hữu thành phần dinh dưỡng đặc biệt phong phú như vitamin B1, B2, vitamin C, protein, canxi, photpho, sắt… Công dụng nổi bật của loại cây này là tăng cường khả năng hấp thụ của ruột non.
2, Đậu bắp – nhân sâm xanh:
Ở Mỹ, đậu bắp được gọi là “Viagra”, còn ở Nhật được mệnh danh là “cây sâm xanh”. Quả đậu bắp có chứa Polysacharide (gồm các loại gluxit phức kết hợp với các phân tử lớn) giúp cải thiện lưu lượng máu, tương tự Viagra.
Sở hữu hàm lượng chất xơ phong phú, dồi dào folate, pyridoxine, thiamin, vitamin C, A, K cùng nhiều nguyên tố khác, đậu bắp được xem là một trong những loại thực phẩm ngon – bổ – rẻ được các bà nội trợ tin dùng.
Đặc biệt, chất xơ hòa tan pectin được phát hiện trong loại thực phẩm này còn có vai trò giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch thường gặp ở người cao tuổi.
Tính năng nổi bật hơn cả của đậu bắp lại là chất nhầy bên trong. Người ta thường dùng nó để nấu các món súp. Nếu không thích súp, bạn có thể chế biến nó thành những món xào. Nhưng điều quan trọng là hãy tận dụng những lợi ích của loại thực phẩm này để giúp tăng cường sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những người mắc bệnh sỏi thận hay acid uric trong máu cao không nên ăn loại quả này.
3, Chim cút – sâm động vật:
Ngay từ thời Chiến quốc, thịt chim cút đã cổ nhân được xếp vào hàng ngũ “lục cầm” (6 loại gia cầm quý là nhạn, cút, yến, trĩ, cưu, bồ câu).
Cũng bởi vậy, đây là loại thịt ít khi vắng mặt trong thực đơn của hoàng gia và các bữa tiệc cung đình. Không chỉ vậy, chim cút còn được Trung y ca tụng là “sâm động vật” nhờ sở hữu nhiều công dụng thần kỳ.
Theo Trung y, thịt chim cút có vị ngọt, tính bình, không độc, được coi là bài thuốc bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí, thanh lợi giải nhiệt, cứng gân cường cốt, tiêu sưng, giảm nhọt, bổ hư trừ bệnh, tác dụng ngang ngửa so với nhân sâm.
Thịt chim cút rất giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu. Nghiên cứu cho thấy: ăn thịt loài chim này sẽ giúp bổ tỳ, lợi tiểu, bổ gân và xương, điều kinh bổ huyết, bổ gan và thận cùng nhiều công hiệu khác.
4, Củ cải trắng – nhân sâm trắng
Nói về công dụng của củ cải trắng, danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng nhận định “đó là loại rau có lợi nhất đối với con người”.
Trong cuộc sống hằng ngày, củ cải trắng không chỉ là một món ăn phổ biến, mà còn được biết tới như loại thần dược có công năng không thua kém gì nhân sâm.
Trung Y cho rằng: Củ cải trắng tươi có vị cay, tính mát, khi nấu chín lại có vị ngọt, tính bình, sở hữu công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm khỏe dạ dày, tiêu thực, tiêu đờm, khỏi ho, thuận khí, lợi niệu, sinh tân, giải khát…
Bên cạnh đó, củ cải cũng được biết tới như một vị thuốc có tác dụng giảm áp hiệu quả và nhiều công năng thần kỳ khác.
5, Giảo cổ lam – trà nhân sâm
Được biết tới với các mỹ danh như “sâm phương Nam”, “trà nhân sâm”, giảo cổ lam có tác dụng giảm cân, tăng lực, điều hòa huyết áp, bảo vệ gan, hạ mỡ máu, chống lão hóa.
Chưa dừng lại ở đó, giảo cổ lam còn sở hữu khả năng xua tan mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u, giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già và nâng cao khả năng giải độc của gan.
Các chuyên gia nghiên cứu tại Nhật đã chỉ ra rằng, các hợp chất trong loại cây này có thành phần giống hệt với nhân sâm. Đặc biệt, giảo cổ lam còn có chứa rất nhiều saponin – hợp chất phổ biến trong nhân sâm.
6, Cá chạch – nhân sâm từ sông
Theo Trung y, cá chạch có thể tận dụng để bổ trung ích khí, dưỡng thận sinh tinh, rất thích hợp với những người thân thể suy yếu, tì vị hư hàn, bị ra mồ hôi trộm, đồng thời còn có công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan.
Đánh giá từ góc độ dinh dưỡng hiện đại, cá chạch là loại cá giàu canxi hơn cả. Nếu so sánh với cân nặng như nhau thì hàm lượng canxi trong một con cá chạch gấp 6 lần cá chép và gấp 10 lần so với cá hố.
Bên cạnh đó, loại cá trên cũng rất giàu spermidine và nucleoside. Hai chất này làm tăng độ ẩm và tính đàn hồi của da, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị, để bảo toàn giá trị dinh dưỡng, ta nên chế biến cá chạch theo phương pháp hầm hoặc hấp; ăn kèm loại cá này với đậu phụ cũng sẽ làm tăng hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể.
ST
0 nhận xét:
Đăng nhận xét