Heo hay Lợn?

3 tháng 2, 2019 0 nhận xét
Nam Bắc cứ cãi nhau, tại sao gọi là Lợn (phía Bắc dùng), và tại sao gọi là Heo (phía nam dùng). Các chuyên gia biên sử nói về 2 tên gọi này như sau nhé:

Các âm chỉ con Lợn có trước cả Lạc Việt, Âu Việt hay Âu Lạc: Cách đây 8 đến 12 ngàn năm, kỷ băng hà cuối cùng chấm dứt. Cùng với thuần hóa lúa nước, cư dân định cư ở nam Dương Tử cũng thuần hóa cả lợn. Con lợn - biểu tượng cổ đại của sự sung túc đi thẳng vào chữ viết tượng hình thời Thương để chỉ gia đình: Gia 家 trong giáp cốt văn vẽ một mái nhà (Miên 宀) có nuôi lợn (Thỉ 豕).

Do thời gian gắn bó với lợn quá lâu, sự biến âm từ chỉ lợn rất đa dạng, thành ra chữ Hán đã xuất hiện cả rổ từ chỉ con lợn: 豬 trư 豕 thỉ 亥 hợi 彘 trệ 豨hi 豭 gia 豚 đồn 豶 phần (lợn đực)... 


Âm lợn trong Việt ngữ là cổ âm của Đồn/Độn豚. Vần [ợn] hẵng còn lưu giữ trong âm Vũ Hán [tʰən213] (thợn) hay Hàng Châu [den213] (tợn). 


Tiếng Mân nam trung đại có xu hướng dùng âm Hi hoặc Hợi chỉ lợn, hiện đại chuyển thành âm [heo] trong tiếng Việt ở phương nam. Nó đã đi theo dòng di cư Triều Châu - Phúc Kiến từ Hoa Nam đến trung và nam bộ từ lúc chúa Nguyễn nam tiến mở đất.
St

ST 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB