Chậu cây bị mắng trong 30 ngày cuối cùng đã chết

24 tháng 4, 2020 0 nhận xét
Mặc dù ngôn ngữ nhìn không thấy, sờ không được, nhưng bản thân nó là năng lượng rất lớn. Có một thí nghiệm kỳ lạ đã chứng minh cho điều đó, khiến các bậc làm cha mẹ phải giật mình!

Thí nghiệm kỳ lạ

Gần đây, IKEA - hãng nội thất danh tiếng của Thụy Điển đã tiến hành một thí nghiệm tại một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Thí nghiệm này ban đầu không gây nhiều chú ý, nhưng kết quả của nó đã gây chấn động thế giới.
Sau khi xem thí nghiệm này, tôi cảm thấy đặc biệt kinh ngạc, vì nó phản ánh một phương pháp gây hại tiềm năng trong xã hội hiện đại.
Chúng ta hãy cùng xem qua thí nghiệm kỳ lạ này: "Lời nói của con người rốt cuộc có năng lượng lớn như thế nào?" 
Tại khuôn viên một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, IKEA đã mang tới hai chậu cây xanh. 
Điều đáng nói là, cả hai chậu cây đều được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời.
Điều đáng nói là, cả hai chậu cây đều được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời.
Điều đáng nói là, cả hai chậu cây đều được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời.
Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây...
… trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại.
Mọi người được khuyến khích nói chuyện với hai chậu cây trong vòng 30 ngày. 
Khi bạn phóng to, bạn có thể thấy: cái chậu bên trái có dòng chữ "Cây này bị bắt nạt".
Bên phải là "Cây này được ca ngợi".
Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây, trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại.
Làm thế nào để bắt nạt một cái cây?
Thí nghiệm này cũng không quá bạo lực. Cái gọi là "bắt nạt" là tiến hành "tấn công ngôn ngữ" vào cái cây đó.
Họ đã tìm rất nhiều học sinh, trước tiên ghi lại lời nói của các em và sau đó phát đi phát lại lời nói này bên "tai" của cái cây.
Những lời mắng chửi này, chính là "bạo lực bằng lời nói" vốn rất quen thuộc với chúng ta. Ví dụ như:
"Bạn là đồ bỏ đi, đồ vô dụng!"
"Bạn không xanh tươi chút nào!"
"Bạn trông giống như sắp héo đến nơi rồi"
"Bạn không được ai yêu thích, chẳng có công dụng gì!"
Họ đã tìm rất nhiều học sinh, trước tiên ghi lại lời nói của các em và sau đó phát đi phát lại lời nói này bên "tai" của cái cây.
Họ đã tìm rất nhiều học sinh, trước tiên ghi lại lời nói của các em và sau đó phát đi phát lại lời nói này bên "tai" của cái cây.
Hai cây giống hệt nhau, nhưng nghe hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau mỗi ngày. Cái cây được yêu thương, ca ngợi thì được nghe những lời như này:
"Tôi thích bộ dáng của bạn lắm!"
"Tôi rất vui khi nhìn thấy bạn"
"Bạn thật sự rất đẹp!"
"Thế giới này thay đổi vì bạn"
"Bạn thật tuyệt!"
Một mặt là sự xúc phạm của bạo lực bằng lời nói, mặt khác là khen ngợi và khích lệ. Cứ như vậy, thí nghiệm này kéo dài trong 30 ngày.
Và kết quả sau 30 ngày, sự sống của hai chậu cây là khác biệt rõ rệt. Có thể nói là bất ngờ, nhưng cũng là hợp tình hợp lý: 
Chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.
Sau 30 ngày, chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.
Sau 30 ngày, chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.
Điều này đủ để thấy rằng: sức mạnh của ngôn ngữ khủng khiếp như thế nào!
Ngay cả những đứa trẻ cũng nhận ra sự thật rằng: Nếu thực vật có thể bị ảnh hưởng, thì con người chắc chắn cũng sẽ tương tự! Và, thậm chí tác động còn có thể lớn hơn!

Bạo lực ngôn ngữ - kẻ sát thủ vô hình 

Theo thống kê: mỗi năm có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt. Nhưng bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt không chỉ trong khuôn viên trường, nó có thể xảy ra mọi nơi ở xung quanh chúng ta.
Đôi khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn ngữ có thể đả thương, thì lời được nói từ miệng của người thân yêu nhất, sẽ có sức bị tàn phá lớn nhất.
"Đồ vô dụng", "đồ vô tích sự", "đồ ngốc"… Dưới sự tấn công bạo lực của những ngôn từ này, nhiều trẻ em đã chọn cách tự làm hại mình và tìm đến cái chết.
Theo một cuộc khảo sát, hơn 60% phạm tội vị thành niên đã bị bạo lực ngôn ngữ từ cha mẹ của họ.
Đôi khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn ngữ có thể đả thương, thì lời được nói từ miệng của người thân yêu nhất, sẽ có sức bị tàn phá lớn nhất.
Đôi khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn ngữ có thể đả thương, thì lời được nói từ miệng của người thân yêu nhất, sẽ có sức bị tàn phá lớn nhất. (Ảnh: Shutterstock)
Một bộ phim ngắn về giáo dục có tiêu đề "Bạo lực ngôn ngữ có hại như thế nào" đã khiến mọi người phải kinh hãi.
Sáu phạm nhân trẻ trong trại giam đã kể câu chuyện của họ:
Bố mẹ tôi ly hôn khi tôi 12 tuổi, mẹ tôi mắng tôi mỗi ngày và thường chửi tôi ‘đi chết đi’. Bố mẹ nói rằng tôi vô dụng và là đồ bỏ đi.
Cho đến bây giờ, họ chưa bao giờ khen tôi, lời mắng tôi nhiều nhất là ‘óc lợn, óc lợn, óc lợn’.
Cuối cùng, họ đã biến những ngôn ngữ này thành vũ khí của một tên tội phạm: búa, dao gọt hoa quả...
Lạm dụng tinh thần ở trẻ em là một nguyên nhân quan trọng cho những tội ác vị thành niên này.
Những đứa trẻ liên tục bị sỉ nhục, bị từ chối, châm biếm, mỉa mai và khinh miệt, tất cả đều có một lỗ hổng lớn trong trái tim, chứa đầy những linh hồn đổ nát, buộc chúng phải trút bỏ sự tổn thương và tủi nhục một cách cực đoan.
Những đứa trẻ liên tục bị sỉ nhục, bị từ chối, châm biếm, mỉa mai và khinh miệt, tất cả đều có một lỗ hổng lớn trong trái tim, chứa đầy những linh hồn đổ nát
Những đứa trẻ liên tục bị sỉ nhục, bị từ chối, châm biếm, mỉa mai và khinh miệt, tất cả đều có một lỗ hổng lớn trong trái tim, chứa đầy những linh hồn đổ nát. (Ảnh: Shutterstock)
Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Martin Teicher thuộc Đại học Y khoa Harvard cho thấy, bạo lực ngôn ngữ ảnh hưởng đến các vùng não của con người, bao gồm khu thể chai (Corpus callosum), khu Hồi hải mã (Hippocampus - một bộ phận của não trước, nằm bên trong thùy thái dương) và thùy trước trán.
Ba khu vực này chịu trách nhiệm về nhận thức, quản lý cảm xúc, suy nghĩ và ra quyết định. Do vậy, với những trẻ chịu bạo lực ngôn ngữ trong một thời gian dài, bộ não của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Để thích nghi với môi trường thực tế, não sẽ phát triển thành cấu trúc "chế độ sinh tồn" (Surviving Mode), từ đó hình thành tính cách hèn nhát, kém cỏi. Những trẻ như vậy học hành chậm chạp, vận động tư duy kém trong cuộc sống, khiến cha mẹ càng ngày càng không hài lòng, càng chửi mắng nhiều, đó là cái vòng luẩn quẩn.
Tác động của những cảm xúc và ký ức tiêu cực đó là vô cùng lớn, khó mà tưởng tượng được. Nhưng có không ít cha mẹ, vì họ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, thường khiển trách và lăng mạ con cái, lại bao biện rằng ‘đó là vì tôi yêu chúng’.
Có một câu mà các bậc phụ huynh hay nói, đó là: “Đánh là thương, chửi là yêu”. Tuy nhiên, bạn nghĩ sao khi miệng nói rằng “yêu”, nhưng mặt mày thì dữ tợn đáng sợ?
Việc liên tục mạt sát bằng những ngôn ngữ tiêu cực sẽ khiến não trẻ bị tổn thương, từ đó dần dần hình thành tính cách hèn nhát, kém cỏi. Trẻ như vậy thường học hành kém cỏi, thiếu linh hoạt, tư duy chậm chạp. (Ảnh: Shutterstock)
Việc liên tục mạt sát bằng những ngôn ngữ tiêu cực sẽ khiến não trẻ bị tổn thương, từ đó dần dần hình thành tính cách hèn nhát, kém cỏi. (Ảnh: Shutterstock)

Cha mẹ - hãy học cách nói lời yêu thương!

Người xưa từng nói: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời độc lạnh người sáu tháng ròng”. 
Ngôn ngữ có một sự rung động mạnh mẽ. Đặc biệt là khi chúng ta nói lời tức giận hay oán giận, sẽ sinh ra các rung động tiêu cực, và hậu quả đem lại thật khó lường.
Tôn Tử cũng từng nói: “Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm đao”.
Lời nói giống như những viên đạn nhỏ bé, vô hình bắn vào cõi sống. Mặc dù mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ ngữ, nhưng chúng đã trở thành một năng lượng lấp đầy căn phòng, ngôi nhà, môi trường và… lấp cả trái tim của chúng ta.
Nó cho thấy rằng ngôn ngữ đang sống, và có khả năng phá hủy.
Nhiều bậc cha mẹ sẽ truyền cảm xúc tiêu cực của họ cho con cái và khiến con trở thành nô lệ và nạn nhân của cảm xúc.
Nhiều cặp vợ chồng cũng biến cảm xúc tiêu cực thành lời nói để tấn công lẫn nhau, và theo thời gian, cả mối quan hệ gia đình rơi vào tình trạng hỗn độn.
Thay vì nói những lời độc đoán, tiêu cực ảnh hưởng đến tâm trí và cảm xúc của cả hai bên, thì hãy học cách bao dung và nói những lời yêu thương với người thân trong gia đình. (Ảnh: Shutterstock)
Thay vì nói những lời độc đoán, tiêu cực ảnh hưởng đến tâm trí và cảm xúc của cả hai bên, thì hãy học cách bao dung và nói những lời yêu thương với người thân trong gia đình. (Ảnh: Shutterstock)
Vì vậy, tất cả những gì chúng ta cần làm bây giờ là thay đổi suy nghĩ và cuộc sống bằng cách thay đổi ngôn ngữ.
Thay vì nói những lời tiêu cực, độc đoán, thu hút năng lượng xấu, tại sao chúng ta không nói những lời yêu thương tốt đẹp để hấp dẫn năng lượng tích cực?  
Nhà thơ người Anh Milton có một câu nói nổi tiếng trong cuốn Thiên sử “Thiên đường đã mất” (Paradise Lost) rằng:
“Trái tim ở đúng vị trí của nó, chỉ trong một niệm, thiên đường trở thành địa ngục, địa ngục biến thành thiên đường”.
Đừng đánh giá thấp một suy nghĩ nhỏ, bất kỳ “khởi tâm động niệm” nào của bạn cũng có thể thay đổi cả thế giới.
Vì vậy, để những đứa trẻ của mình ngày càng trở nên lương thiện và xuất sắc, cha mẹ hãy học cách nói lời yêu thương. Cha mẹ muốn khích lệ, đồng cảm và đồng hành cùng con, hãy kiên nhẫn và bắt đầu từ ngôn ngữ!
Hòa An

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB