Có nên oán trách?

22 tháng 9, 2016 1 nhận xét
Oán trách người chưa chắc người đã biết, nhưng bản thân lại như có chì đè nặng, không nổi một phút bình yên.
 Khi có hạt cát lọt vào trong cơ thể con trai, tuy rất khó chịu nhưng nó lại không thể bài trừ hạt cát đó ra ngoài. Nó chỉ có thể dùng cơ chế tự chữa lành vết thương có sẵn để tiết ra một chất bao bọc lấy hạt cát, dần dần hình thành nên hạt ngọc tròn trịa, quý giá.
Khi bị loài dơi cắn và hút máu, loài ngựa hoang cũng chẳng hề dễ chịu. Vì không cách nào đuổi được loài hút máu kia, nó chỉ còn cách chạy ngược chạy xuôi một cách điên cuồng khiến không ít chú ngựa hoang phải bỏ mạng. Các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện ra: loài dơi hút một lượng máu rất ít, không thể khiến ngựa hoang chết vì mất nhiều máu, mà chúng chết bởi sự nổi giận và chạy điên cuồng.

Trong cuộc sống có đến tám chín phần là những việc không như ý. Nhưng khi chúng ta gặp phải những chuyện như vậy, hãy ngẫm lại chuyện con trai và con ngựa kể trên.

Tại sao chúng ta không thể như con trai kia, tìm cách thích nghi, dùng chính hoàn cảnh không thể thay đổi kia và dùng sự bao dung độ lượng để chấp nhận mọi điều không như ý, và cuối cùng biến chúng thành động lực cho bản thân? Tốt nhất bạn không nên học theo chú ngựa hoang gặp chuyện bực mình thì đùng đùng nổi giận. Bởi vì kết quả cuối cùng là chính bạn phải chịu tổn thương.

Hãy để bản thân học được cách thích nghi với mọi hoàn cảnh, thậm chí là những nghịch cảnh… Vì chính những hoàn cảnh trái chiều là điểm tựa cho thành công sau này của bạn, mọi đau khổ và uất ức của đời người đều là những bài học quý giá nhất dạy bạn biết mở rộng tấm lòng.

Dần dần bạn sẽ hiểu ra rằng: đời người phải biết xem nhẹ những lời nói dối, biết chấp nhận và biết nhẫn nại trước sự lừa gạt. Và cũng dần dần bạn sẽ hiểu ra rằng: nên để cho bản thân một không gian yên tĩnh, nên học được cách suy nghĩ, học được sự chờ đợi, học điều chỉnh bản thân. Đời người có nhiều lúc không cần phải quá câu nệ mà cần bạn biết quay đầu nhìn lại và có thể nở nụ cười thoải mái nhất…

Trong mâu thuẫn, liệu chúng ta chỉ trích người khác hay nhìn vào trong là một thước đo cảnh giới tinh thần của chúng ta. Có câu nói rằng, “Phải có hai người để nhảy một điệu tăng-gô”, nghĩa là bất cứ xung đột nào ở thế giới con người cũng đều không gây ra chỉ bởi một phía. Nói cách khác, cả hai bên đều nên xem xét chính mình, và liệu họ có làm được điều này hay không sẽ quyết định kết quả.
Trong xã hội này không ai đáng thương và thật sự đáng ghét cả. Thiện ác trong mỗi người là tương đối, ai cũng có hoa hồng và ai cũng có rác. Vì vậy, dùng tâm yêu thương là cách nhanh nhất để hóa giải hận thù, thu hẹp khoảng cách giữa người với người. Nếu trong cuộc đời này ta đem trái tim yêu thương với ngay cả người thù ghét mình thì người đó không thể thù ghét mãi ta được.
Thật sự, không ai trên cuộc đời này muốn oán ghét nhau. Bởi vì, mỗi ngày sống trong sự ti hiềm, ganh đua, uất hận, thật sự rất mệt mỏi và đáng thương. Thế nhưng, làm thế nào để tháo gỡ nó lại không phải là một việc dễ dàng. Điều đó cần một quyết tâm và một quá trình tu tập bền bỉ.
Chỉ có tình thương, lòng từ bi mới có thể chấm dứt hận thù một cách vĩnh viễn. Đây là quy luật của muôn đời, nó không chỉ có giá trị trong hiện tại mà mãi mãi về sau. Để tháo gỡ lòng hận thù, và không gieo rắc khổ đau cho người khác, tốt nhất ta chuyển suy nghĩ tiêu cực sang tinh thần khoan dung, rộng mở. Có như thế ta mới bước vào và mở rộng bầu không gian an lạc vô cùng tận.
ST

1 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB