Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản...
Lá chanh hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Khi dùng làm thuốc lá chanh thu hái về rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi khô ở nơi không có nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc có thể dùng tươi.
Vì sao sâu bướm hay ăn lá chanh lá tăt, chắc phả có nguyên do của nó
Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm.
Đặc biệt, trong lá chanh tươi có nhiều tinh dầu mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm
Tác dụng chữa bệnh của lá chanh
Vì có hương thơm đặc trưng và chứa một số hợp chất có lợi, lá chanh có nhiều công dụng nổi bật như sau:
Giải toả căng thẳng
Áp lực công việc và nhiều vấn đề xảy ra trong đời sống làm cho chúng ta không thể nào tránh khỏi tình trạng căng thẳng.
Trong lá chanh chứa tinh chất atsiri có khả năng cải thiện mức độ căng thẳng của hệ thần kinh bằng cách kích thích não bộ sản xuất ra một loại hormone làm cho tinh thẩn và tâm trạng trở nên thoải mái hơn.
Do đó, bạn có thể cắt lá chanh nhỏ và ngâm trong nước ấm khoảng 1 tiếng, rồi trút hỗn hợp này vào bình, dùng để xịt phòng bạn nhé. Vì hít phải tinh chất từ lá chanh sẽ cải thiện được tình trạng căng thẳng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá chanh cho vào món súp, salad hoặc nấu nước uống đều cũng mang tác dụng tương tự.
Chống vi sinh vật
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, lá chanh có thể giúp bạn đẩy lùi được bệnh tật do vi khuẩn gây ra, làm ảnh hưởng đến hệ thống chức năng miễn dịch.
Chẳng hạn, khi bị ốm, bạn khoan dùng thuốc kháng sinh mà thay vào đó hãy dùng thử lá chanh để đun sôi với nước. Sau đó, đợi nguội bớt, rồi bạn uống vào mỗi buổi sáng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể phòng chống bệnh cảm cũng như cải thiện tình trạng ốm.
Trị cúm
Các dấu hiệu của bệnh cúm sẽ được cải thiện nếu như bạn sử dụng lá chanh đúng cách nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng vi rút vốn có của nó.
Bạn có thể đun sôi lá chanh với nước để uống, hoặc bổ sung lá chanh vào món súp và món ăn hằng ngày để khắc phục được tình trạng bệnh.
Một số hợp chất trong lá chanh có khả năng tiêu diệt vi rút và hồi sinh các tế bào bị tổn thương, đồng thời tăng cường việc sản xuất nhiều tế bào khỏe mạnh để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ điều trị bệnh cúm hiệu quả.
Chống viêm
Đau họng hay xuất hiện triệu chứng sốt là do cơ quan bị viêm nhiễm từ sự tấn công của các yếu tố gây hại như vi khuẩn. Chính vì đặc tính kháng khuẩn và kháng vi rút nên lá chanh có tác dụng trong việc chống viêm.
Bạn có thể đun sôi lá chanh thái nhỏ với nước, để nguội bớt rồi cho chút mật ong trước khi dùng. Đồ uống này sẽ cải thiện được tình trạng đau họng và sốt, vì mật ong cũng có tính kháng khuẩn bạn nhé!
Ngăn ngừa ung thư
Việc tiêu thụ lá chanh hợp lý còn có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư nhờ chứa một số hợp chất thực vật có lợi và có đặc tính chống oxy hóa, đẩy lùi được sự tác động của các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Đồng thời, đặc tính chống oxy hóa còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Trị nhiệt miệng
Chứa hàm lượng vitamin C lớn, lá chanh có tác dụng chữa bệnh nấm rất tốt như nhiệt miệng. Khi cơ thể bị nhiệt miệng sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó nhai và không được thoải mái trong vấn đề ăn uống.
Vì thế, hãy bổ sung lá chanh trong các món ăn hằng ngày cũng như cung cấp thêm lượng vitamin C và uống nhiều nước sẽ giúp bạn khắc phục được bệnh nhiệt miệng.
Trị ho
Ho làm cho cơ thể cảm thấy khó chịu, khiến bạn mất tập trung khi làm việc và học tập. Vì thế, bạn hãy chưng cách thủy lá chanh thái sợi với đường thốt nốt (hoặc đường phèn), rồi lấy khoảng một muỗng cà phê hỗn hợp này pha trong ly nước ấm để uống. Cách làm này sẽ giúp cổ họng bạn dịu hơn.
Lá chanh tươi 5g, gừng tươi 3g. Tất cả rửa sạch, gừng thái lát, sắc với 400ml nước còn 100ml, khi uống cho thêm ít đường. Dùng trong 3-5 ngày.
Cảm sốt không ra mồ hôi
Lá chanh khô 30g (tươi 10g), sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc lá chanh 20g, lá cúc tần 15g, lá bưởi 5g, vỏ quýt 10g, sắc uống trong ngày. Dùng trong 2 -3 ngày.
Hỗ trợ điều trị hen phế quản
Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.
Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ)
Lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt rồi băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp mụn nhọt giảm sưng đau nhanh chóng.
Mát gan
Lá chanh, lá gai, lá cối xay (các vị đều khô), mỗi vị 12g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày, nên uống sau bữa ăn sáng và tối. Thực hiện trong 15 ngày.
Nước xông giúp giải cảm, nhức đầu
Lá chanh, lá bưởi, hương nhu, cúc tần, lá tre, mỗi vị 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả rửa sạch, nấu nước xông cho ra mồ hôi. Phương thuốc này giúp nhanh ra mồ hôi, giảm nhức đầu và giải cảm rất hiệu quả.
Làm nguyên liệu trong món ăn, đồ uống
Nhờ có hương thơm và vị chua đặc trưng, lá chanh trở thành nguyên liệu phụ làm cho đồ uống trở nên đặc biệt hơn, thậm chí dùng làm nước detox giúp thanh lọc cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể thái nhỏ hoặc để nguyên lá chanh để nấu món súp, cà ri, ướp thịt, hấp hải sản, luộc gà/vịt, xào lăn, kho cá và nấu canh chua. Hơn nữa, với một số loại nước sốt bạn có thể dùng lá chanh để làm ra hương vị độc đáo.
Nếu không có lá chanh bạn có thể thay bằng lá tắc (quất)
ST
0 nhận xét:
Đăng nhận xét