Ngưỡng
mộ mãi đất nước Phù Tang, đất nước của Thiền Zen, của nhà thơ Haiyku, của cách bài
trí đá cảnh, của Sushi, của rượu Sake, của áo Kimono…vậy mà đặt chân đến Nhật ấn
tượng đầu tiên lại là cái.. toilet. Bước vào WC là đèn tự bật sáng. Vào toilet
là nắp mở từ từ, bao nhiêu nút bấm cứ hoa cả mắt: nào là đo nhiệt độ cơ thể, đo
lượng nước thải, đo.. đủ thứ. Khoản máy móc của Nhật thì khỏi nói, chẳng biết
phải xử lý thế nào với hi-tech của họ nữa.
Ngưỡng
mộ thứ hai là con người Nhật, họ polite quá. Đối xử với nhau cung kính. Mình để
ý, ngay những người chở xe bus, đến bến, họ xuống trước mở cửa, cúi chào từng
khách. Trong restaurant, những người phụ bàn đi ngang qua nhau cũng cúi chào
thân ái. Chẳng thấy ai to tiếng, chỉ toàn nghe thấy ‘hây, hây’ (vâng/ vâng ạ) rồi
cúi rạp mình chào.
Trên
đường hoặc ở bất kỳ nơi công cộng bạn có thể hỏi đường bất cứ ai. Bạn cứ việc hỏi
tiếng Anh, họ sẽ trả lời bằng.. tiếng Nhật, nhưng họ sẽ tận tình đưa bạn đến tận
nơi, hoặc an tâm là bạn đã hiểu. Sau này mình mới được ông giáo sư Nhật giải
thích là người Nhật hay xấu hổ, họ sợ nói tiếng Anh không hay, nên dù hiểu thì
họ vẫn nói tiếng Nhật.
Ở Nhật,
con đường nào cũng được thiết kế có làn đường lõm vài vạch, dành cho người mù
chống gậy tự lần theo. Rồi đèn xanh thì có thêm tiếng tít tít báo cho người mù tự
đi sang đường. Mình chứng kiến vài người mù tự đi rất nhanh, kể cả người tàn tật
đi xe lăn cũng tự động sang đường, không cần ai giúp đỡ. Xe bus có chỗ hạ xuống
cho họ đi lên. Trên xe thì cũng giống nhà mình có chỗ ngồi ‘dành riêng cho người
tàn tật, phụ nữ có thai, trẻ em’, nhưng khác một cái là không một ai ngồi vào
chỗ đó, cho dù xe có chật đến mấy. Người Nhật rất tự trọng mà! Tự trọng và tôn trọng mọi người chính là nét
đẹp của văn hoá Nhật.
Chùa
chiền ở Nhật tuyệt đẹp, cái đẹp cổ kính, không tô vẽ. Mình cứ ngạc nhiên sao
chùa hàng ngàn năm vẫn giữ được mầu sắc cổ thế. Hoá ra họ vẫn trùng tu 4 năm/lần,
nhưng họ không bôi trát vàng choé hay đỏ loè đỏ loẹt như nhà mình. Sân chùa hay
đền luôn sạch sẽ. Chùa thì thờ Phật, đền thì.. trống không. Tất cả mọi người bước
vào đền hay chùa với một tâm thái tôn kính trang nghiêm chân thành.
Người
Nhật rất đúng giờ. Vào hội thảo, tụi mình ‘dám’ mà đến trễ! Họ hẹn 9h họp, thì
9h kém 10 phút đã thấy họ đứng cúi đầu chào đón rồi. Ngồi họp thì họ chăm chú lắng
nghe, đặt rất nhiều câu hỏi, dù tiếng Anh của họ chưa chuẩn, nhưng ý kiến thì
sâu sắc, chân thành. Cứ nghĩ đến nhà mình họp toàn nghị ‘gật’, chỉ mong sao sớm
về, chăm chăm xem có ‘phong bì, phong bao’ hay không…lại thấy buồn.
Đi đến
đâu cũng thấy người Nhật làm việc nghiêm túc. Vào công ty nào cũng thấy các
lãnh đạo khoảng từ 70 tuổi trở lên, tóc bạc trắng nhưng tinh thần thì minh mẫn,
rất khiêm tốn, và luôn luôn lắng nghe, học hỏi. Có ông chủ của tập đoàn làm
khuôn bánh Takoyki nổi tiếng ở Osaka đã 75 tuổi mà đang chuẩn bị học tiếp lên
tiến sĩ trong khi vẫn tiếp tục điều hành công ty, mới thấy thật xấu hổ, vì mình
chưa tới 50 mà đã toan.. về già. Chủ tịch tập đoàn Panasonics, con trai đời thứ
3 của dòng họ Matsushita, tập đoàn được trọng vọng nhất ở Osaka, sau khi tiếp tụi
mình hơn 1 giờ, ra tận xe cúi chào, bắt tay từng người, vẫy tay cho đến khi xe đi
khuất.
Một
thời gian, các quan chức ở Nhật tự họp nhau lại và .. xin từ chức. Mới vài tuần
trước hàng loạt bộ trưởng Nhật vừa từ chức,
dọn đường cho 1 đợt ‘anh tài’ mới lên, trẻ hoá đội ngũ, nhằm dẫn dắt đất nước
qua khủng hoảng kinh tế do căng thẳng với TQ. Chẳng bù cho nhà mình, quan tham mua
bán chức tước, gây bao lỗi lầm nghiêm trọng, thất thoát hàng ngàn vạn tỷ đồng, chỉ
biết đổ lỗi trốn tránh trách nhiệm mà chẳng thấy ai chịu về vườn, nói chi đến
chuyện từ chức hàng loạt vì tổ quốc!
Sang Nhật mấy ngày mới thấy rõ tại sao đất nước này không giàu có về khoáng sản, tài nguyên như nước mình nhưng trở thành một cường quốc thứ 2 thế giới, mới biết họ có một tinh thần dân tộc to lớn - ‘tinh thần Nhật Bản’, tinh thần trách nhiệm với chính mình và XH, luôn tự trọng và tôn trọng mọi người. Với tinh thần ấy từ già đến trẻ, từ người bảo vệ đến giáo sư, từ công nhân hay Tổng Thống cũng đồng lòng như một thì có khó khăn nào chẳng vượt qua, có đại sóng thần nào xảy ra mà họ không chịu đựng được?
Âu cũng là nhờ cả một nền văn hoá và giáo dục mà người Nhật vẫn còn giữ được cho đến giờ…
BH 20/10.
6 nhận xét:
Càng nghe càng chán người mình nhỉ ,trên bất trị hạ tắc loạn
ui ja được đi nhiều như Hoa biết được nhiều điều văn minh của họ thật là sướng nhưng về đến VN lại thấy chán nhỉ Hoa ơi thỉnh thoảng đăng bài đi các nơi như thế này cho bọn mình cũng được đi du lịch cùng nhé
Thực ra càng đi thì càng thấy VN rất đẹp, nhiều phong cảnh đẹp, bờ biển đẹp, ẩm thực ngon... nhưng cái dở là mình không giữ được nét văn hoá trong cư xử của con người VN. Đại đa số người VN bây giờ chỉ mong làm giầu cho nhanh, không nghĩ đến cách thức làm giầu có làm ảnh hưởng môi trường, XH, con người hay không. Văn hoá thì xuống cấp trầm trọng. Thước đo giá trị tinh thần bị thay bằng vật chất, con người ít biết yêu thương và chia sẻ hơn xưa...(sorry, đấy là ý kiến của mình, ai phản đối cứ lên tiếng nhé!)
Tớ thì yêu thích bản tính kiên cường của người Nhật, xem những bài phóng sự về sóng thần, thấy khâm phục quá!
Lào thành lập Bộ Thuỷ Sản , Việt Nam góp ý : Nước anh làm gì có biển , thành lập Bộ Thuỷ Sản làm gì ? Lào nghe xong liền hỏi lại : Thế nước anh cũng có Bộ Văn Hoá đó thôi.
Haha, Lủng sưu tầm được ở đâu hay thế!
Đăng nhận xét