Bên trong cuốn sách “Thông điệp của nước” là những bức ảnh tuyệt vời chụp các tinh thể lục giác. Một số tinh thể rất rõ ràng còn một số khác thì lại hơi mờ; một số thì phức tạp trong khi số khác lại đơn giản.

Cuốn sách “Thông điệp của Nước”. (Ảnh: saigoncom.vn)
Khi nhìn qua, các bức ảnh trông có vẻ như tuyệt tác của một nhiếp ảnh gia xuất sắc nào đó. Tuy nhiên, khi nhìn gần hơn vào dòng chú thích bên dưới, chúng ta sẽ thấy các bức ảnh này thực chất là kết quả của một thí nghiệm khoa học. Chúng là ảnh chụp các tinh thể nước dưới kính hiển vi của Tiến sĩ Masaru Emoto, giám đốc Viện Hado (tổ chức IHM) ở Tokyo, Nhật Bản, và nhóm nghiên cứu của ông.
emotoTiến sĩ Masaru Emoto. (Ảnh: emoto-peace-project.com)
Theo mô tả của trưởng nghiên cứu, các bước thí nghiệm là như sau: Một giọt nước được cho tiếp xúc với một suy nghĩ nhất định, một ngôn ngữ, âm nhạc, một từ ngữ, hay một yếu tố vật lý. Sau đó nó sẽ được nhỏ xuống khay thí nghiệm rồi bỏ vào tủ lạnh, đông thành một viên băng nhỏ. Trong phòng thí nghiệm với mức nhiệt độ giảm xuống còn -50C, nhà nghiên cứu sẽ lấy viên băng nhỏ này ra và nhanh chóng đặt nó dưới kính hiển vi có gắn máy ảnh.
Khi ánh sáng từ kính hiển vi chiếu vào, nó sẽ khiến viên băng tan chảy. Ở vị trí trên cùng của viên băng, một tinh thể nước sẽ nhanh chóng thành hình, nhưng chỉ có thể tồn tại trong khoảng vài giây. Những nhà thí nghiệm cần nhanh chóng chụp ảnh để bắt trọn được hình ảnh đẹp.
Phương pháp sử dụng là rất rõ ràng. Trong môi trường thí nghiệm như vậy, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành với khoảng mười đến một trăm mẫu nước khác nhau rồi tiến hành phân tích thống kê kết quả. Các bức ảnh trong quyển sách là những tinh thể nước điển hình nhất trong số kết quả thu được.
Các phng t tinh th
Trong cuộc thí nghiệm, phản ứng của nước khi tiếp xúc với các loại suy nghĩ khác nhạu, các loại ngôn ngữ, âm nhạc, từ ngữ, các nhân tố vật lý (như sự rung động, sóng vi âm, sóng điện từ), và rất nhiều các nhân tố khác đã được quan sát một cách có hệ thống.

Các mẫu lấy từ một hồ nước sau trận động đất hoàn toàn không thể tạo ra tinh thể. Tuy nhiên, sau khi ai đó đọc một lời cầu nguyện, những mẫu nước này lại có thể hình thành tinh thể.

Trong một thí nghiệm khác, khi cùng một từ, ví dụ như “trí tuệ”, được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau và dán lên các khay chứa mẫu nước khác nhau, các tinh thể nước được tạo ra có hình dạng và cấu trúc như nhau.
Nếu bên ngoài khay có các nhãn dán mang tính chất tích cực như “tình thương” hay “cảm ơn”, mẫu nước sẽ tạo ra các tinh thể rực rỡ, ngược lại, mẫu nước từ các khay có dán nhãn tiêu cực như “thù hận” và “ma quỷ” sẽ tạo ra các tinh thể nước xấu xí và biến dạng.
cac thong diep khac nhau va tinh the nuocHình dạng tinh thể nước tương ứng với các nhãn hiệu khác nhau được gắn lên bình chứa. Từ trái sang: “tình yêu”, “cảm ơn” và “ta ghét mi” (Ảnh: Image Shack)
Các nhà nghiên cứu còn có một khám phá thú vị khác: vào thời điểm khi một viên băng sắp tan chảy, tinh thể nước tạo thành sẽ trông giống với chữ “thủy” trong tiếng Hán.
tinh the nuoc va chu thuyKhi một viên băng sắp tan chảy, hình dạng tinh thể của nó trông rất giống chữ “thủy” trong tiếng Hán. (Ảnh: Tiến sĩ Masaru Emoto)
Thí nghiệm này khiến chúng ta phải suy nghĩ và băn khoăn liệu những gì chúng ta biết về nước còn hạn chế đến chừng nào. Làm thế nào nước lại có thể phản ứng trước các trạng thái cảm xúc khác nhau và cảm giác của con người? Lẽ nào nước có các chức năng cảm nhận và khả năng thay đổi tùy thuộc vào môi trường xung quanh? Liệu nước có thể phân biệt giữa thiện và ác, tốt và xấu hay không? Nếu có thể, thì bằng cách nào? Nguồn gốc thực sự của nước là từ đâu? Liệu có tồn tại những thông điệp phổ quát vượt lên trên giới hạn của từ vựng và ngôn ngữ hay không?

Sự sống không thể tồn tại nếu thiếu nước. Nếu nước có thể cảm nhận sự vật, liệu chúng ta có phải xem xét lại toàn bộ hiểu biết của chúng ta về sự sống hay không?

Sự sống không thể tồn tại nếu thiếu nước. Nếu nước có thể cảm nhận sự vật, liệu chúng ta có phải xem xét lại toàn bộ hiểu biết của chúng ta về sự sống hay không? Và chúng ta có thể áp dụng những kiến thức này như thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống?
Những câu hỏi trên dường như đã vượt quá khả năng giải đáp của cái gọi là khoa học đương đại chính thống. Với vốn hiểu biết hiện nay về khoa học, thật khó để có thể giải thích làm thế nào mà cảm xúc, từ ngữ, những lời cầu nguyện v.v… lại có thể tác động đến quá trình kết tinh của nước..
M rng tm mt
Cũng có cách để cải tiến thí nghiệm này. Quá trình kết tinh của nước diễn ra ở mức vi mô và biến mất chỉ trong một cái nháy mắt. Nếu toàn bộ quá trình kết tinh của nước có thể được quay video thay vì chỉ một vài bức ảnh tĩnh, thì kết quả sẽ thuyết phục hơn nhiều.
Ngoài ra, các nhà khoa học có thể sẽ bắt đầu đặt ra câu hỏi. Một là, có xảy ra biến đổi vật lý và hóa học nào không khi những cảm xúc, từ ngữ, ý định… tác động đến quá trình kết tinh của nước. Có lẽ chúng ta sẽ hiểu hơn về các thí nghiệm tinh thể nước nếu tiến hành thêm các nghiên cứu trong lĩnh vực này. Đồng thời, nó có thể phá vỡ một vài lối tư duy cứng nhắc và lỗi thời của các nhà khoa học hiện nay.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Emoto không hứng thú với việc cố gắng đạt được sự công nhận từ giới khoa học chính thống, vì điều ông nhận ra từ các cuộc thí nghiệm đã mở rộng tầm mắt cho cá nhân ông. Ông đã viết lên trang bìa cuốn sách “Thông điệp từ Nước” như sau:
“Hado (sóng) tạo từ ngữ
Từ ngữ là rung động của bản tính
Từ ngữ đẹp tạo ra bản tính đẹp
Từ ngữ xấu tạo ra bản tính xấu
Đây chính là căn bản của vũ trụ”
thong diep tu nuoc 1Một mẩu giấy ghi hai từ “yêu thương” và “cảm ơn”  được dán lên khay đựng nước đã tạo nên tinh thể này. (Ảnh: Tiến sĩ Masuru Emoto)
Tiến sĩ Emoto muốn phổ biến kiến thức này ra xã hội để công chúng và thế hệ trẻ biết được rằng các suy nghĩ tốt đẹp như tình thương và lòng biết ơn có thể tạo ra những biến đổi ở nước và môi trường xung quanh chúng ta.
Tiến sĩ Emoto đã được mời đến rất nhiều quốc gia để trình bày các kết quả nghiên cứu và các tư tưởng triết lý của mình. Ông đóng vai trò một sứ giả – tận dụng góc nhìn đặc biệt của mình để khơi gợi tình thương nơi con người. Ông đã khởi xướng một hoạt động toàn cầu tên là “Bày tỏ tình thương và cảm ơn đối với Nước”.
Với công trình của mình, TS Emoto hy vọng có thể thay đổi chất lượng nước và thanh lọc nguồn tài nguyên nước của Trái đất bằng những ý niệm tốt đẹp của con người. Sau khi tham khảo lịch pháp và lời tiên tri của người Maya, ông tuyên bố 25/7/2003 là ngày kỷ niệm toàn cầu của hoạt động này.
Trên thực tế, khi con người có thể đối xử với nước – nguồn gốc của sự sống – bằng tình thương và lòng biết ơn, phải chăng chỉ có mỗi nước được cải thiện? Tầm quan trọng của các thí nghiệm tinh thể nước sẽ vượt quá trí tưởng tượng của mọi người.
(daikynguyen)