Sức Khoẻ: Tỳ vị yếu khó sống thọ

14 tháng 2, 2018 0 nhận xét
 Người xưa thường nói “người sống dựa vào hơi thở”, nhưng mọi người không biết rằng thật ra chữ “khí’ ở đây lại xuất phát từ tỳ vị.

Tỳ vị là gì?

Vị được sách cổ mô tả là một cơ quan rỗng, trên tiếp với thực quản, dưới thông với tiểu trường. Thức ăn từ miệng qua thực quản rồi vào vị, được vị làm chín nhừ, cho nên vị là cái kho lớn, cái “bể chứa đồ ăn”.
Tỳ là một cơ quan đặc nằm bên trái của vị có chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng, Đông y gọi là có công năng vận hóa. Vận – tức là chuyển vận, chuyên chở; hoá – tức là tiêu hoá hấp thu. Tỳ và vị hợp tác với nhau để hoàn thành chức năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và chuyển vận chất dinh dưỡng.
Theo học thuyết tạng tượng của y học cổ truyền, tỳ và vị không phải là lách và dạ dày trong giải phẫu học của phương Tây.
Có thể hiểu chúng chỉ là 2 cái tên dùng để chỉ 2 hệ thống cấu trúc – chức năng của cơ thể trong mối liên hệ hữu cơ với các hệ thống khác. Từ đó có thể thấy chức năng của từng bộ máy giải phẫu như hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn… không lệ thuộc duy nhất vào một tạng tượng nào, trái lại chức năng của tất cả các tạng tượng đều góp phần thực hiện chức năng của các bộ máy trên.
Ví dụ: chức năng tiêu hóa của bộ máy tiêu hóa cần phải có vị để thu nạp làm ngấu nhừ thức ăn, có tỳ dễ hấp thu, chuyển vận, có đại trường để truyền tống chất cặn bã, có tâm để cung cấp nhiệt, có thận để dự trữ… Như vậy, toàn thân chứ không phải từng tạng tượng cùng phối hợp thống nhất thực hiện các chức năng của bộ máy giải phẫu học.

Tỳ vị sinh khí

Sách y cổ “Hoàng đế nội kinh” có ghi chép: “Khí của người thường nằm ở “vị”, “vị” là nơi sinh ra khí ở người thường. Người không có vị khí thì gọi là nghịch, mà nghịch thì sẽ chết.” Thông thường những người có tỳ vị không khỏe thì có thể nhìn thấy được từ biểu hiện bên ngoài. Có thể thường xuyên gặp được những người bệnh như thế này ở bệnh viện:
Sắc mặt trắng bệch, môi tái, có người rất gầy như thể gió thổi là sẽ ngã ngay, có người lại rất mập, trông cơ thể to lớn, nhưng lại không tráng kiện chút nào. Còn có người nói chuyện có tiếng mà không có sức, tinh thần không tỉnh táo, còn trẻ chưa già mà đã sớm suy yếu.

Vậy làm sao để biết tỳ vị của bạn có khỏe hay không? 4 bộ phận cơ thể dưới đây sẽ cho bạn biết:

  1. Môi
Những người có tỳ vị yếu, môi thường tái, không có màu hồng, rất khô, dễ bị lột da, nứt môi. Những triệu chứng như miệng hôi, nướu sưng đau đa phần có liên quan đến khả năng tiêu hóa kém của tỳ vị. Ngoài ra, chảy nước miếng khi ngủ cũng là một biểu hiện của việc thiếu tỳ khí.
  1. Mũi
Khô mũi, khứu giác kém nhạy, chảy nước mũi, chảy máu mũi đa phần đều là do tỳ vị yếu gây ra. Những người bị đỏ mũi đa số là do vị bị nhiệt, đầu mũi đau cũng cho thấy chức năng tỳ vị không ổn.
  1. Mắt
Tỳ vị yếu dễ bị thiếu máu, từ đó ảnh hưởng đến gan, gan biểu hiện ở mắt, vì thế mắt dễ bị mỏi, nhìn không rõ. Ngoài ra, tỳ và việc hấp thụ của cơ thể có quan hệ mật thiết, nếu mắt thường xuyên bị đỏ, mặt bị sưng cũng có thể là do vấn đề ở tỳ.
  1. Tai
Tỳ vị yếu sẽ dẫn đến thận khí không đủ, thường sẽ biểu hiện ở triệu chứng ù tai hay thậm chí là điếc. Bên cạnh đó, có nhiều người tỳ vị không khỏe do quá mệt mỏi hay tâm trạng không tốt gây nên. Đặc biệt là vào mùa xuân, gan hỏa tăng cao khiến chúng ta dễ tức giận. Những người có tỳ vị yếu sẽ thường cảm thấy không có sức, tay chân lạnh có khi sẽ bị đau bụng vào mùa xuân.

Tỳ vị bị tổn thương dễ khiến cả ngũ tạng đều gặp vấn đề.

Đông y có câu “Dưỡng tỳ vị chính là dưỡng nguyên khí, dưỡng nguyên khí chính là dưỡng sinh mệnh”, tỳ vị khỏe là nhân tố quan trọng quyết định tuổi thọ dài hay ngắn.
  1. Tim và tỳ
Tim và tỳ giống như hai người mẹ, muốn chữa bệnh tim thì phải chữa tỳ vị trước. Tỳ có trách nhiệm tập hợp máu trong cơ thể và cung cấp cho tim. Một khi tỳ gặp vấn đề, không thể ích khí sinh huyết, thì sẽ dẫn đến tim không được chăm sóc tốt, gây ra bệnh tim mạch.
  1. Gan và tỳ
Gan và tỳ tác động lẫn nhau, có người sau khi ăn xong vẫn cảm thấy đói, nhưng gan lại bị tức, dù có uống thuốc đau dạ dày cũng không có tác dụng.
Thật ra triệu chứng này có liên quan đến việc gan bị trì trệ, do tâm trạng không tốt hoặc áp lực công việc quá nặng. Trước tiên phải dưỡng gan rồi mới giải quyết vấn đề ở tỳ vị.
Ngược lại, tỳ vị cũng ảnh hướng đến gan, ví dụ như nguyên dân gây gan nhiễm mỡ là do tỳ vị không tiêu hóa được thức ăn khiến việc xử lý chất thải gặp khó khăn, tích tụ ở gan ảnh hưởng đến viêc cung cấp máu và các chức năng khác của gan.
  1. Phổi và tỳ
Tỳ vị yếu sẽ ảnh hưởng đến phổi đầu tiên. Phổi giống như “tể tướng” chuyên phò tá bên cạnh “quân chủ” là tim. Bằng việc quản lý khí trong cơ thể, phổi hỗ trợ tim trông nom cả cơ thể. Thế nhưng khí ở phổi mạnh hay hiếu lại được quyết định bởi tình trạng của tỳ vị. Người có tỳ vị yếu thường sẽ dẫn đến thiếu khí phổi, dễ bị cảm lạnh hoặc các bệnh về đường hô hấp.
  1. Thận và tỳ
Tỳ yếu thì thận cũng sẽ yếu. Tinh lực của chúng ta tràn đầy thì thận khí cũng dồi dào. Tinh khí của thận mạnh hay yếu còn có liên quan đến tỳ vị có khỏe hay không, có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thận hay không. Tỳ bị yếu lâu dài sẽ khiến thận bị yếu, điều này biểu hiện ở việc hay bị hồi hộp, dễ đổ mồ hôi hay sợ lạnh, chân tay lạnh.
Vị bị bệnh đa phần có liên quan đến ăn uống không điều độ, tỳ bị bệnh thì lại do cơ thể quá mệt mỏi ưu phiền. Tuy nguyên nhân gây bệnh ở tỳ vị không giống nhau, nhưng đều phải chữa như nhau.
Tỳ vị không khỏe sẽ khiến chúng ta dễ bị lão hóa.
Tỳ vị bị bệnh chủ yếu là do ăn uống không chú ý, ăn quá nhiều gây ra lạnh khiến phần dương của tỳ vị không đủ; thứ hai là do lo buồn, tức giận, gan khí không điều hòa, tác động mạnh đến tỳ vị.

(còn tiếp) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB