Sức khoẻ: 7 cách chăm sóc tỳ vị

14 tháng 2, 2018 0 nhận xét

  1. Ăn lá tần bì để làm ấm tỳ vị
Những người tỳ vị bị lạnh và yếu có thể ăn lá tần bì. Theo “Bản thảo cương mục” ghi chép, tần bì có thể chữa hàn, làm tiêu những chất tích tụ, thông tam tiêu, làm ấm tỳ vị, có lợi đối với tỳ vị yếu và lạnh.
Lá tần bì có thể làm rau trộn, đun lấy nước, xào, chiên, gói bánh chẻo. Đơn giản nhất là làm rau trộn, trước khi ăn nên trụng qua nước 1 lần để làm mất mùi, sau đó cho thêm muối, nước tương, dấm, tỏi, gừng, hành, tiêu, trộn đều và bày ra đĩa.
  1. Chăm sóc tỳ vị bằng việc ấn huyệt Công Tôn
Huyệt Công Tôn là một trong những huyệt có liên quan đến tỳ ở chân, huyệt này nằm ở cạnh bên của bàn chân, khoảng 5 cm phía sau mắt cá, ấn mạnh vào xương ngón chân sau mắt cá, nếu cảm thấy đau hoặc tức thì nghĩa là đã tìm đúng vị trí. Huyệt này có hiệu quả rất tốt với các vấn đề có liên quan đến tỳ vị.
Huyệt Côn Tôn có thể ức chế axit trong dạ dày, nếu bị nôn ra nước chua thì hãy nhanh chóng xoa huyệt Công Tôn một lúc sẽ đỡ. Huyệt Công Tôn có thể tăng nhu động của ruột non, tăng cười khả năng tiêu hóa, sau khi ăn xong mà khó tiêu cũng hãy xoa huyệt này thì sẽ nhanh chóng tiêu. Huyệt Công Tôn là “thuốc chữa tỳ vị” trên chính cơ thể, là cách chăm sóc tỳ vị rất tốt.
  1. Ăn hoài sơn (củ mài) bổ tỳ vị

Hoài sơn là một thứ rất tốt, vừa có thể chăm sóc sức khỏe lại vừa có tác dụng làm đẹp. Nhưng tốt nhất là nên mua thân hoài sơn, có nhiều gai và cứng, có thể hấp hoặc xào hay nấu cháo, rất có hiệu quả bổ tỳ vị.
Hoài sơn khác với những thực phẩm bổ dưỡng khác ở chỗ nó bổ mà không ngán, những thực phẩm khác bổ âm nhiều sẽ gây ẩm và sinh nhiệt. Nó không nóng, không khô, đặc biệt là có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ ngũ tạng yếu. Do đó, hoài sơn thường được dùng để chữa những triệu chứng như tỳ vị yếu, mệt mỏi, chán ăn v.v.
  1. Ăn cơm rượu khi tỳ vị không khỏe.
Những người tỳ vị bị yếu nên ăn một chút canh cơm rượu trứng gà, tốt nhất nên nấu cùng vài quả táo tàu. Ăn một chén khi còn ấm, có tác dụng làm dịu tỳ vị, vị ngọt cũng sẽ tạo cảm giác thèm ăn.
Bạn có thể tự làm cơm rượu khi thời tiết đang trở lạnh. Nấu chín gạo nếp, hòa men rượu với nồng độ vừa phải vào nước ấm; tạo một lỗ nhỏ ở giữa phần gạo nếp đã chín và đổ dung dịch men rượu vào, hai ngày sau, cơm rượu có vị ngọt là có thể dùng được.
  1. Bắp xào hạt thông giúp bổ tỳ, thèm ăn
Thực phẩm tốt nhất vào mùa thu là bắp, bắp có thể bổ tỳ thấm ẩm, điều hòa tạo cảm giác thèm ăn, ăn vào mùa thu còn có thể làm mất cảm giác khô nóng. Ngoài ra, trong bắp có chứa chất béo không no, vitamin, nguyên tố vi lượng và nhiều axit amin v.v.
Bạn có thể hấp rồi ăn, hoặc làm món bắp xào hạt thông. Trước tiên nướng hạt thông với lửa nhỏ, sau đó xào bắp và ớt chuông rồi nêm muối, đường. 3 phút sau cho hạt thông vào, xào lửa lớn là được. Màu sắc bắt mắt, dinh dưỡng phong phú.
  1. Cháo củ từ, táo tàu bổ tỳ vị
Củ từ giúp bổ tỳ, có tác dụng hỗ trợ cho phổi, thận, có lợi cho việc tiêu hóa hấp thu của tỳ vị, là một trong những loại thực phẩm làm thuốc có tác dụng bổ tỳ vị. Táo tàu ích khí, bổ tỳ vị, có thể dùng để chữa tỳ yếu, ăn ít, có tác dụng giúp thèm ăn, chữa tiêu chảy.
  1. Tỳ vị yếu nên ăn trần bì
Đối với những người có tỳ vị yếu, tốt nhất trong nhà bếp nên có trần bì (vỏ quýt để lâu năm).
Tục ngữ có câu “một lạng trần bì một lạng vàng”, trần bì là vị thuốc đông y thường dùng, có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa, tiêu chất nhầy v.v., thường được dùng để chữa những triệu chứng tỳ vị yếu.
Vì thế cho một lượng nhỏ trần bì vào món ăn, vừa có thể mượn mùi vị của trần bì để làm mất mùi tanh của thịt, tăng mùi thơm của món ăn, giúp thèm ăn, lại vừa phát huy được công dụng điều hòa khí huyết, tạo mùi dễ chịu, trị ẩm tiêu nhầy, làm giảm tác hại của chất nhầy và chất béo đối với tỳ vị.
(Theo chinasecret)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB