Du Học Sinh: ‘NỖI ĐAU KHI QUAY VỀ’

13 tháng 9, 2017 0 nhận xét
Anh-Minh Do. Bản gốc: The Pain of Coming Back to Vietnam
Hàng năm, Việt Nam chứng kiến những làn sóng du học sinh trở về sau khi hoàn thành việc học.  Đó có thể là lần đầu tiên họ trở về, vì lý do cá nhân hay vì công việc.  Và việc đó rất dễ sợ.
Với nhiều du học sinh Việt Nam, họ rời khỏi đất nước với nhiều hy vọng.  Họ có thể chất chứa những băn khoăn và trăn trở về quê hương khi họ rời khỏi đất nước.  Hoặc là vì giáo dục nước ngoài tốt hơn.  Hoặc họ nghĩ là cơ hội việc làm ở nước ngoài là tốt hơn.  Hoặc đơn giản là vì họ muốn tìm kiếm cái gì đó mới mẻ hơn.  Dù vì lý do gì, họ cũng đã đến với một vùng đất xa lạ, những đất nước mà họ chỉ thấy trên phim ảnh, internet, hoặc nghe từ những người nước ngoài mà họ gặp đây đó.  Cỏ bên đồi thì luôn xanh hơn. Khi họ ở đó, thời gian như ngừng đọng.  Vì tất cả mọi thứ đều mới mẻ, các du học sinh cảm thấy họ học được rất nhiều điều chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.  Nếu họ sang nước ngoài để học đại học, mà đa số là thế, trải nghiệm còn tươi mới hơn nữa.  Môi trường kì túc xá ấm cúng và những người bạn mới và trải nghiệm mới tô vẽ thêm cho họ cảm giác được trở thành người Mỹ, người Canada, hoặc người Úc.  Thường là cái trải nghiệm đó rất sung sướng và giúp họ mở mắt.
Và khi những du học này về thăm nhà, họ cảm thấy mù mịt.  Họ chịu sự lạc lõng và xa lạ với chính nơi mà họ từng gọi là nhà.  Họ thay đổi quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn và khám phá nhiều điều mới về bản thân.  Dần dần, họ cảm thấy như là người xa lạ ngay trong chính quê hương của mình.
Và khi những du học sinh này tốt nghiệp, tiếng Anh của họ đã tốt hơn, họ có học hơn và bản thân họ cũng có thể lờ mờ hiểu được cái gì là đúng sai trong xã hội này.
Họ trở về Việt Nam, với tấm bằng trong tay, nhưng lại vô định không biết nên trông chờ điều gì từ quê hương.  Bốn năm xa xứ là một khoảng thời gian dài, mà Việt Nam thì thay đổi quá nhanh.
Shock văn hoá.
Cốt lõi của vấn đề thường là việc những du học sinh Việt Nam khi quay về phải trải qua một cơn khủng hoảng về việc họ là ai, điều mà Việt Kiều hoặc người ngoài đến Việt Nam chỉ để làm việc không mắc phải.  Đối với Việt Kiều, trải nghiệm của họ đơn giản hơn.  Họ tự xem mình là những người phương Tây (chứ không phải là bị Tây hoá), suy nghĩ như người Tây và họ đến Việt Nam như một dự án của bản thân hoặc như một hành trình khám phá.  Nếu trải nghiệm của họ quá tệ, có thể vì nó quá điên rồ hay quá sức với họ, họ chỉ đơn giản là từ bỏ và quay về nhà.  Với những người thích thú với trải nghiệm của bản thân, thì Việt Nam sẽ trở thành một phần của danh tính của họ.  Có thể nó giúp tính cách họ ngày càng rộng mở hơn.  Những người này chấp nhận Việt Nam vì họ biết ngay từ đầu là đất nước này có nhiều khuyết điểm.  Thực tế chính những khuyết điểm khiến Việt Nam càng chất hơn.  Và chính những khuyết điểm đó lại là gia vị nêm nếm thêm cho trải nghiệm và danh tính Việt Nam của họ.
Với những người nước ngoài khác, Việt Nam là một trải nghiệm còn chất hơn.  Nó vừa lãng mạn, vừa phiêu lưu.  Với những người đã bám rễ lâu dài, Việt Nam vẫn là một cuộc mạo hiểm mà họ đang dần trở nên già đời.  Nếu những người này mà còn nói được tiếng Việt thì vị thế của họ chẳng khác gì thần thánh cả.  Nếu họ lấy một cô vợ Việt Nam thì cả nền văn hoá sẽ mở ra với họ và sự gắn kết với quốc gia này thêm sâu sắc đến thay đổi cuộc đời họ.
Một vài người cảm nhận được phần nào hương vị của những điều ở trên.  Nhưng những du học sinh trở về thì không được trải nghiệm như vậy.
Với những du học sinh, Việt Nam chẳng phải là cuộc phiêu lưu hay một định danh mới mà họ trân trọng.  Việt Nam là một sự nhắc nhở.  Trong một vài trường hợp, đó là sự mất mặt.  Với nhiều du học sinh, lý thuyết của họ là giáo dục Việt Nam không bằng giáo dục nước ngoài.  Họ lúng túng khi trở về Việt Nam vì họ quá hiểu những mặt trái của xã hội này.  Họ là sản phẩm của chính xã hội đó.  Có cơ hội trải nghiệm những điều mới mẻ ở nước ngoài, nhiều người thấy Việt Nam thật cô lập.
Điều đó càng trở nên trầm trọng nếu bạn xét đến chuyện các du học sinh này trải qua bốn năm ở nước ngoài.  Trong khi những bạn đồng trang lứa hay những Việt Kiều lớn tuổi hơn dành thời gian tạo dựng mối quan hệ và triển khai các dự án, những du học sinh phải dành thời gian để học được nếp sống và suy nghĩ phương Tây để bắt kịp với mọi người.  Nhưng họ không có mặt ở Việt Nam để tạo dựng các mối quan hệ để có được thành công tại Việt Nam.
Những điều đó đều là các vấn đề mang tính danh tính.  Nếu những người quay về dằn vặt bởi những suy nghĩ này, họ sẽ mãi mãi bị tụt lùi.  Một lúc nào đó, họ cũng phải học cách vượt qua.  Cuối cùng thì đây là vấn đề lựa chọn.  Những người trở về có thể chấp nhận việc cảm thấy bệ rạc ở Việt Nam và tìm cách quay trở lại nước ngoài, hoặc họ có thể xây dựng cho mình một cách nhìn mới thực tế và chiến lược hơn để phát triển và tồn tại tại Việt Nam.
Nếu những người này không có lựa chọn nào khác mà phải sống ở Việt Nam, thì họ phải tập làm quen với suy nghĩ rằng rồi thì đất nước sẽ phát triển.  Theo định nghĩa, Việt Nam là một nền kinh tế đang nổi và cơ hội là vô tận.  Nếu những du học sinh rời đi vì cơ hội ở nước ngoài tốt hơn, họ vẫn sẽ phải đối mặt với điều cốt lõi là sâu bên trong họ vẫn là người Việt Nam.  Nhưng nếu chối bỏ hoàn toàn cái cội nguồn đó thay vì trân trọng và hiểu về nó, sẽ khiến cái danh tính của họ trở nên méo mó và cô lập hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB