Có một thực tế rằng, phần đông facebookers ngày nay thông qua một bức ảnh
có được nhiều ‘like’, hoặc những lời khen, tán thán, cảm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc
đó ngắn ngủi hay âm ỉ kéo dài tuỳ thuộc vào ‘mọi người’, ý kiến khen chê của ‘người
đời’.
Phần lớn con người, bằng một cách nào đó đang tìm cách lấp đầy
mình, khoả lấp những nỗi buồn, trống trải, thậm chí nỗi sợ hãi của chính mình, bằng
những cách như thế: thông qua người khác.
Họ vui buồn theo người khác, giận dữ theo người khác. Số đông dần dần trở nên quan
trọng với họ. Ý kiến của số đông dần dần dẫn dắt cảm xúc của họ. Sự chi phối đó
có khi lên đến đỉnh điểm, như có kẻ hứa sẽ ‘tự đốt cháy mình’ để ‘chứng tỏ mình’
trên mạng, hay những tuyên bố động trời chỉ để ‘cho mọi người biết tôi là ai’.
Nhưng, tôi thực sự là ai? Tôi đến đây để làm gì? CS của tôi sẽ đi về đâu? Là
những câu hỏi mà số đông không biết rõ. Câu trả lời vẫn nằm ở ‘tên họ, lý lịch,
thành tích, bằng cấp’ mà họ đạt được, được ‘người đời’ hay một tổ chức xh công nhận
cho họ.
Trong biểu đồ ‘nhu cầu’ của Maslow, khi cuộc sống con người ngày càng cao thì
nhu cầu của họ ngày càng tiến tới những mức độ ít ‘vật chất’ hơn, nghiêng về ‘tinh
thần’ nhiều hơn. Nếu nhu cầu thấp nhất là ăn
uống mặc ở.. (physiological) thì ở bậc cao nhất là nhu cầu được
thể hiện mình (self actualization).
Nhưng có một thực tế, là với thời gian biểu đồ đó không còn đúng. Hoàn cảnh
thay đổi khiến nó cũng phải thay đổi, hoặc phải bổ sung cho phù hợp với thời đại.
Vì sao ư? Sau bao nhiêu năm, hoàn cảnh của sự ra đời Học Thuyết Maslow đã khác,
con người của ngày nay đã khác, họ tâm linh hơn, trí tuệ hơn, không còn chỉ dừng
lại ở những nhu cầu được ‘nhốt’ trong các nấc thang Maslow nữa. Những nấc thang
đang cần phải điều chỉnh, nối dài ra, cần phải bổ sung thêm những nhu cầu mới, như
nhu cầu ‘tâm linh’: ‘nhu cầu biết chính mình và vạn vật’, nhu cầu ‘hợp nhất với
trời đất’, nhu cầu ‘giác ngộ’ & ‘giải thoát’ v.v.
Có một thực tế là khi con người càng tiến hoá, trí tuệ càng rộng mở thì nhu
cầu của họ không chỉ dừng lại ở những ‘ảnh hưởng của người khác’ nhìn nhận họ ra
sao, thể hiện mình ra với bên ngoài như thế nào, mà ở sự ‘chính họ tự biết mình, nhìn nhận chính mình’ mới thực sự quan trọng. Hay nói một cách khác: Sự thay
đổi đó đến từ việc đi vào bên trong họ, thay đổi từ bên trong chính mình (out-in, into yourself), chứ không phải thể hiện ra bên ngoài (out-expression).
Số ít facebookers không tham gia vào sự ‘được- nhận-biết’ hay ‘được-công- nhận’
của phần lớn cộng đồng, cũng giống như có một số ít không tham gia vào facebook.
Họ thoát khỏi sự ảnh hưởng của dư luận, của xh, thoát khỏi những đánh giá, công
nhận của người đời. Họ được trở về với chính mình, đơn giản, nguyên sơ, bằng chánh
niệm, tỉnh thức.
Bạn và tôi, chúng ta nằm ở đâu trong số đó? Bạn sẽ làm gì ngay khi biết điều đó? Câu trả lời dành cho bạn. Chúc một tuần mới tốt lành.
BH. 8/10/2018
0 nhận xét:
Đăng nhận xét