Sức Khoẻ: Bệnh Gout

20 tháng 1, 2019 0 nhận xét
Bệnh gút là một tình trạng viêm khớp gây đau đớn cho người bệnh. Các yếu tố dinh dưỡng được coi là thủ phạm hàng đầu gây ra cơn đau gút. Bên cạnh đó, một số sai lầm trong việc dùng thuốc, thói quen sinh hoạt sau đây cũng là thủ phạm khiến bệnh này xuất hiện ngày càng dày đặc.
1. Lười uống nước
2. Nhịn ăn để giảm kg
Lý do chính là bởi vì khi nhịn ăn, mức ketone trong cơ thể bạn tăng lên, và ketone cạnh tranh với axit uric để bài tiết, từ đó sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn, Tiến sĩ Vanitallie giải thích.
3. Lười thể dục
4. Mang giày không vừa, không thoải mái
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng axit uric máu cao thì việc mang giày quá chật, không vừa bàn chân, không thoải mái sẽ dễ gây những lực nén không tốt trên các khớp bàn chân, tạo điều kiện lắng đọng axit uric ở khớp bị thương tổn kéo dài do chèn ép, dễ dẫn đến bệnh gút.
5. Cứ đau là uống thuốc
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh gút có cơ hội tấn công là thói quen sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc giảm đau khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh đào thải với axit uric ở ống thận, làm giảm sự bài tiết của axit uric, khiến nồng độ này tăng cao trong máu và gây ra cơn đau gút cấp.
Cách chữa Gout: Ăn thật nhiều rau cải xanh, dùng nước dừa với lá trầu không thoa vào chỗ đau, dùng rau tía tô và các thực phẩm sau đây:
– Thức ăn có lợi:
+ Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
– Đồ uống có lợi:
+ Một điều quan trọng nhất là Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Không uống nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng Sức khỏe.
+ Nên uống nước khoáng không gaz có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận (ví dụ sản phẩm nước khoáng kiềm Akaline).
– Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như:
+ Hải sản các loại.
+ Các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
+ Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
+ Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn
+ Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: + Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
+ Không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan (Gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric).
– Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như:
+ Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…, Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh
+ Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ…
+ Giảm các thực phẩm giàu chất béo như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.
– Về đồ uống:
+ Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu,…
+ Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
+ Giảm các đồ uống có tính toan (có vị chua) như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.
ST 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB