Uống nhiều nước có hại cho thận và não bộ

1 tháng 8, 2016 0 nhận xét
Nước rất cần thiết cho cơ thể nhưng uống nước nhiều sẽ gây hại cơ thể, đặc biệt là làm suy yếu tạng thận. Khi thận bị suy, dẫn đến não bộ suy. Não bộ suy thì trí lực giảm.  Uống nước nhiều, thận sẽ làm việc nhiều và sớm bị suy yếu 

Chức năng sinh lý tạng thận và mối quan hệ giữa thận với não bộ Nước rất cần thiết cho cơ thể nhưng uống nước nhiều sẽ gây hại cơ thể, đặc biệt là làm suy yếu tạng thận. Theo Đông y, tạng thận chủ tủy não, chủ thần, chủ xương cốt, chủ thủy, chủ sinh dục và chủ tiết niệu. Thận chủ tủy não. Người có thận mạnh sẽ tạo được bộ não và hệ thần kinh với các tế bào khỏe mạnh và nhạy bén. Người có bộ não khỏe và hệ thần kinh tốt sẽ có trí nhớ tốt, thông minh, học giỏi, sáng tạo và sắc bén. Chức năng này rối loạn gây giảm trí nhớ, hay quên, kém thông minh, kém sáng tạo, nếu nặng gây lú lẫn. Thận chủ thần. Người có thận mạnh có tinh thần vững vàng. Họ toát ra một thần thái uy nghi, làm cho người đối diện nể phục và tin tưởng. Họ là người quyết đoán và nhanh trí. Họ có cái gì đó làm những người yếu bóng vía khiếp sợ. Họ dễ nhập định khi ngồi thiền. Chức năng này suy giảm làm con người mất thần thái, hay sợ, hay run khi đứng trước đám đông, bị hét liền “té đái trong quần”. 

Người có thận mạnh luôn có tố chất của nhà lãnh đạo. Họ là những người điều hành giỏi, những tướng lĩnh giỏi, là chỗ dựa cho những người khác. Họ có khả năng thuyết phục, dẫn dắt người khác và được người khác rất nể phục. Thận chủ xương cốt. Thận điều khiển việc tạo xương của cơ thể. Người có thận mạnh sẽ có bộ xương vững chắc. Xương vững chắc sẽ có thân hình vạm vỡ, bước đi vững chắc, khoan thai nhưng đầy uy nghi. Thận chủ thủy. Có nghĩa là thận giữ lượng nước điều hòa trong toàn thân. Ví dụ khi chúng ta thấy chân bị phù, đó là dấu hiệu của thận bị suy, thận không điều hòa lượng nước được, làm nước ứ trệ ở chân. Ngoài ra, thận còn chủ về sinh dục và tiết niệu. Thận mạnh giúp sản xuất tinh trùng và noãn khỏe mạnh, mới tạo ra đứa con khỏe mạnh và thông minh. Người có thận yếu chắc chắc sinh con không được khỏe mạnh và thông minh như ý muốn. Xảy ra các bệnh chứng về đường tiểu, tiết niệu, bàng quang, tuyến tiền liệt, tử cung, kinh nguyệt chứng tỏ là thận đang suy. Các đôi vợ chồng trẻ đã bị suy thận thì chắc chắc con sinh ra sẽ bị suy thận, kém thông minh và đâu ốm triền miên. Nếu ba mẹ suy thận suy nặng thì con sẽ bị đần độn. Muốn cho con mình được khỏe mạnh, thông minh các đôi vợ chồng trẻ phải dưỡng thận trước khi quyết định sinh con. Điều này rất quan trọng, liên quan đến nòi giống của dòng tộc và vận mệnh của quốc gia. 

Tại sao uống nhiều nước gây hại cho thận và trí tuệ? 
Theo Đông y, thận chủ thủy, điều hòa lượng nước trong người. Trong cơ thể, thận ví như bờ đê, nước ví như dòng sông. Nước dòng sông dâng cao làm đê bị vỡ, đồng nghĩa uống nước nhiều làm thận suy yếu. Nên uống nước vừa phải để giữ sự cân bằng, tức là giữ thận khỏe mạnh. Thận còn bao gồm thận hỏa, nước nhiều làm tắt lửa (thận hỏa), gây suy thận. Khi thận bị suy, dẫn đến não bộ suy. 
Não bộ suy thì trí lực giảm. Do đó, người bị suy thận không những mất đi những tố chất tốt đẹp trên mà còn gây nhiều bệnh tật như loãng xương, thoái hóa khớp, tiều đường, đau đầu, tăng huyết áp, mệt mỏi... Một quốc gia có nhiều người bị suy thận thì quốc gia đó khó phát triển mạnh được. Theo Tây y, thận có chức năng lọc máu, tức lọc và thải ra khỏi cơ thể các chất cặn bã của sự chuyển hóa thực phẩm, các chất độc, muối khoáng dư thừa qua con đường nước tiểu. Thận thực hiện chức lọc qua những đơn vị thận (mỗi quả thận có hơn một triệu đơn vị thận), gọi nôm na là hệ thống màng lọc hoặc lưới lọc. Lưới lọc bao gồm sợi lưới và lỗ lưới. Khi uống nước nhiều, toàn bộ tế bào trong cơ thể trương nở, làm cơ thể mập lên. Khi các tế bào trương nở kéo theo sợi lưới trương nở và lỗ lưới (lỗ lọc) nhỏ lại. Khi lỗ lưới nhỏ lại thì nước giữ lại trong cơ thể nhiều hơn. Điều này tiếp tục làm cơ thể mập lên (đây là nguyên nhân cơ thể vẫn mập dù ăn ít nhưng uống nhiều), đồng thời kéo theo tiết diện sợi lưới càng lớn hơn và lỗ lưới càng nhỏ lại. Lỗ lưới càng nhỏ thì các phân tử nước càng khó qua màng lọc và nước bị giữ lại càng nhiều trong cơ thể. Đồng thời, các chất căn bã và chất độc có phân tử lớn hơn lỗ lọc đều được giữ lại trong thận. Một số lâu ngày lắng đọng lại thành sạn thận, gây thận suy yếu. Một số chất cặn bã và chất độc khác không lắng đọng lại trong thận được đưa lại vào cơ thể theo đường máu. Giống như hồng cầu có phân tử lớn hơn lỗ lọc, nên hồng cầu luôn được giữ lại trong máu. Khi nước tiểu có màu đỏ có nghĩa là màng lọc thận đã bị tổn thương để lọt hồng cầu đi qua. Các chất căn bã và chất độc được giữ lại ngày một nhiều lên trong cơ thể, theo máu chu du khắp châu thân và đáp ở đâu gây đau nhức ở đó. Không thải được qua thận, cơ thể tìm cách thải qua mặt da ngoài như tay chân, lưng bụng..., gây ghẻ ngứa, mụn, nhọt, chàm, vảy nến… Không may, thải qua mặt da trong như da phổi, da gan, da ruột… thì thật là phiền toái, nhẹ gọi là u, nặng gọi là ung thư. 

Về cơ học. Trong cơ thể, mỗi người có 5 lít máu. Mỗi ngày 5 lít máu này đi qua thận để lọc hơn 300 lần. Như vậy chỉ riêng máu mỗi ngày thận phải lọc 1.500 lít (300 lần x 5 lít). Trong thức ăn có 1 lít nước nữa nên thận phải lọc thêm 300 lít. Nếu chúng ta uống thêm 2 lít nước mỗi ngày thì thận phải lọc thêm 600 lít. Tổng cộng một ngày thận phải lọc 2.400 lít. Như vậy mỗi ngày chúng ta đã bắt thận làm việc nhiều hơn 1,5 lần. Theo đà này, thận làm việc một, hai ngày thì không sao, nhưng bắt thận làm việc liên tục đến 3, đến 5 năm thì chắc chắn thận sẽ suy yếu. Chẳng hạn, bình thường quả thận có tuổi thọ 100 năm, nhưng khi bắt nó làm việc quá mức như thế này thì tuổi thọ của quả thận chỉ còn khoảng 70 năm hoặc 50 năm thôi. Cũng giống khi vác một vật 10kg chúng ta sẽ đi được 5 cây số, nhưng nếu vác vật 15kg (nặng hơn) thì chúng ta đi được tối đa 2-3 cây số, thậm chí còn ngắn hơn. Đó là lý do tại sao hiện nay có nhiều người suy thận, chạy thận nhân tạo dù ở tuổi “bẻ gãy sừng trâu” và số bệnh nhân suy thận ngày càng nhiều hơn. Bệnh suy thận ngày xưa thường xuất hiện ở tuổi già, còn bây giờ cả già lẫn trẻ đều mắc phải. Uống nước nhiều, thận sẽ làm việc nhiều và sớm bị suy yếu. Đồng thời kéo theo tim cũng suy yếu, phổi cũng suy yếu do làm việc nhiều. 

Giải pháp dưỡng thận 
Theo tiên sinh George Ohsawa, người sáng lập phương pháp thực dưỡng, một ngày đi tiểu tối đa 4 lần đối với nam và 3 lần đối với nữ là lượng nước uống vào cơ thể vừa đủ. Trong một ngày đi tiểu quá số lần trên là dư nước. Đi tiểu quá 6 lần trong ngày sẽ làm cho niệu đạo bị tổn thương, lâu ngày thành bệnh. Theo thầy Thích Tuệ Hải, một người làm việc văn phòng uống khoảng 750ml nước mỗi ngày là đủ. Đối với những người làm việc trong môi trường ra nhiều mồ hôi thì lượng nước uống được tính dựa vào số lần đi tiểu trong ngày của tiên sinh Ohsawa. 
Để tránh làm hại đến thận, không nên ăn uống những thực phẩm thịnh âm như rượu bia, đường tinh luyện, các loại cà, măng, nấm, chao, khoai tây, nước đá, kem lạnh, thực phẩm ướp lạnh... Trái cây chỉ ăn 10% trong khẩu phần ăn của mình, ăn nhiều trái cây cũng gây hại thận. Nước dừa rất âm nên hại thận, không nên uống. Để biết nhiều hơn thức ăn nào âm, thức ăn nào dương, nên tìm đọc những quyển sách về thực dưỡng như Thực Dưỡng Hồi Xuân và Sống Thọ, Phương Pháp Trường Sinh và Đạo Thiền, Triết lý Y Học Viễn Đông, Âm Dương và Nguyên Lý Vô Song... của tiên sinh Ohsawa viết bằng Anh ngữ và Pháp ngữ và đã được dịch sang Việt ngữ.

Đậu đỏ (xích tiểu đậu, hạt nhỏ, bóng và cứng) cũng là thực phẩm bổ thận. Mỗi ngày một người dùng một nắm chặt đậu đỏ nấu với cơm và lấy ba nắm đậu đỏ rang cộng ba nắm gạo lức rang hãm với 750 nước sôi trong bình thủy, uống ấm cả ngày. Để dưỡng thận không gì bằng ăn gạo lức, lấy gạo lức làm thức ăn chính, uống nước vừa đủ, ăn rau củ hữu cơ, cùng với hàm dưỡng tinh thần, mở lòng, thương người như thương thân.... 
ST

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB