Suy ngẫm: Tuổi trẻ nhìn xa, trung niên nhìn thấu, lão niên xem nhẹ

23 tháng 1, 2017 0 nhận xét

Đây là 3 giai đoạn của cuộc đời mà bất cứ ai cũng phải trải qua, nhất định phải biết rõ.

Nhân sinh, nói cho cùng, chính là quá trình liên tục giữa lựa chọn và buông bỏ

Cuộc đời con người được chia làm 3 giai đoạn: Tuổi trẻ thì nhìn xa; trung niên nhìn thấu; lão niên xem nhẹ.

Nhìn xa, là cách nhìn có phần nông cạn, thiếu đi tính thực tế. Cho nên, nhiều khi chỉ thấy được cảnh đẹp trước mắt, mà không thấy rằng ngoài ngọn núi này còn những ngọn núi khác còn cao lớn hơn.

Nhìn thấu, chính là có thể hiểu được rằng, thiên hạ bận rộn huyên náo đều là vì chữ “danh”, thiên hạ nhốn nháo đua chen, đều là vì chữ “lợi”.

Xem nhẹ, không phải là không cầu tiến, cũng không phải là không cố gắng, càng không phải là không truy cầu, mà chính là bình thản với sự đời, thản nhiên không vướng bận, rời xa huyên náo xa một chút, tiến gần tự nhiên một chút.

Không có ai sinh ra và đi suốt cuộc đời mình mà không trải qua những chằng đường trên, cũng không ai có thể tự đốt cháy giai đoạn cả. Cuộc đời con người chính là sự trải nghiệm, là sự đếm đong, quan trọng là có can đảm nâng lên đặt xuống. Có những thứ nếu không thể trụ vững được, thì nên dũng cảm mà buông bỏ. Có những điều mong mỏi không đạt được, chỉ có thể buông tay; bảo lưu không được, chỉ có thể kết thúc.

Hạnh phúc con người được xây dựng trên sự bình an, tự tại. Thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đạt được điều đó.

Tất cả mọi cảm xúc không vui, đều có nguồn gốc từ hai chữ “tâm loạn”.

Chúng ta mệt mỏi bởi cứ khư khư không dám buông bỏ những thứ không thuộc về ta. Chúng ta không hài lòng, không phải vì chúng ta đạt được quá ít, mà là hy vọng được quá nhiều.

Tâm rối loạn thì mọi thứ đều rối loạn. Mọi thống khổ của cuộc đời, đều phát sinh từ nơi nội tâm của chính mình mà ra.

Chỉ khi nào biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.
ST

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB