Sức Khoẻ: Đồng Hồ Sinh Học Của Con Người

18 tháng 4, 2015 0 nhận xét
Đồng hồ sinh học – Kinh Lạc vận hành theo quy luật
Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể người cũng tuân theo quy luật, 12 canh giờ trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng. Đây là quy luật “Tý Ngọ lưu chú” của kinh lạc.
- Từ 3-5 giờ sáng (giờ Dần): Phế kinh hoạt động khiến các triệu chứng ho. Sốt, đổ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn. Đây là thời điểm Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.
- Từ 5-7 giờ (giờ Mão): Đại tràng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi đại tiện để thải chất độc.
- Từ 7-9 giờ sáng (giờ Thìn): Dạ dày hoạt động tích cực, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.
- Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa (giờ Tỵ): Lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất.
- Từ 11giờ trưa đến 1 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động. đây cũng là thời gian âm dương thiếu cân bằng nhất trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh.
- Từ 1-3 giờ chiều (giờ Mùi): Ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.
- Từ 3-5 giờ chiều (giờ Thân): Bàng quang hoạt động mạnh nên cần uống nước nhiều. Uống nước trong thời gian này mang lại hiệu quả cao nhất.
- Từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối (giờ Dậu): Thận hoạt động tích cực, do vậy thích hợp để những người bị bệnh thận và bàng quang xoa bóp huyệt vị, thả lỏng cơ thể và tâm trạng.
- Từ 7-9 giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này tim và thần kinh hoạt động mạnh nhất.
- Từ 9-11 giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để tránh mất cân bằng nội tiết tố.
- Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý): Đảm kinh hoạt động vàTừ 1-3 giờ sáng (giờ Sửu): Can kinh hoạt động. Gan mật là cơ quan khử độc, bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần nghỉ ngơi trong thời gian quý báu này. Người xưa đặc biệt chú trọng quy luật “mặt trời mọc làm việc, mặt trời lặn nghỉ ngơi” chính là để đảm bảo và nâng cao chức năng điều tiết cũng như phục hồi của kinh lạc.

Hoàng Đế Nội Kinh viết: “Nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ.” Tại sao như vậy?
Chúng ta nên biết rằng, khi cơ thể nằm xuống thì các luồng kinh khí của toàn thân sẽ nhanh chóng quay về phủ tạng tương ứng. Một khi kinh khí đã về đúng vị trí của nó thì cơ thể tự nhiên sẽ cảm thấy hơi lạnh, cho nên lúc này người ta thường muốn kéo chăn đắp, dù chỉ che đến ngang hông. Sau một ngày hoạt động, cơ thể chúng ta đã tiêu hao không ít tinh lực, nên tối đến, kinh khí phải quay về phủ tạng để phục hồi. Vì vậy nếu chúng ta thức khuya, kinh khí sẽ không thể trở về đúng vị trí của nó khiến phủ tạng không tự phục hồi được. Trong trường hợp như vậy, kinh khí không những không bảo dưỡng cho phủ tạng mà còn tiếp tục bị tiêu hao từ ngày sang đêm. So với ban ngày, thức khuya làm tiêu hao rất nhiều năng lượng. Cho nên, có những người chỉ cần thức một đêm, ba ngày sau vẫn chưa lấy lại sức lực. Có thể thấy, việc thức khuya gây tổn hại rất lớn cho sức khỏe, nhanh chóng dẫn đến chứng hư hàn và khiến chất độc ứ đọng trong cơ thể. Thức khuya lâu ngày sẽ thành thói quen, làm đồng hồ sinh học bị lệch, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng, và có thể làm xuất hiện những căn bệnh nan y. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện thói quen ngủ sớm.

(Theo Cẩm nang Dưỡng sinh thông kinh lạc)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB