Tái Ông Thất Mã

24 tháng 6, 2016 0 nhận xét
Câu chuyện kể về một người nông dân nghèo bị mất một con ngựa.

Những người hàng xóm đều thương cảm cho ông, họ nói, "Thật không may!"
"Có thể vậy," ông trả lời.

Ngày hôm sau, con ngựa trở về  cùng nhiều con ngựa hoang khác.
"Thật may mắn!" những người hàng xóm thốt lên.
"Có thể vậy," ông đáp.

Vài ngày kế tiếp, đứa con trai của ông bị hất văng xuống đất và bị gãy chân khi đang cố chế ngự một trong những con ngựa hoang.
"Thật xui xẻo!" những người hàng xóm lại nói.
"Có thể vậy," ông đáp lời.

Một tuần sau đó, quân đội đến ngôi làng để bắt tất cả thanh niên đi lính, nhưng - khi nhìn thấy cái chân gãy của cậu con trai - họ đã tha cho cậu ấy. "Thật quá may!" những người hàng xóm nhận xét. "Có thể vậy," người nông dân lại nói.

Và cứ như thế mọi thứ tiếp diễn ...

Lời bình: 

"Tái Ông thất mã" trở nên một thành ngữ để chỉ sự họa, phúc xoay vần, khó biết trước được.

Cuộc đời là một chuỗi những sự kiện đan xen, hết may tới rủi, hết rủi tới may, trong cái phúc thường khi có cái họa; trong cái họa lại có cái phúc.

Ta nên bắt chước Tái Ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống. Ta không bao giờ thực sự biết được những điều còn ở phía phía trước sẽ xảy ra như thế nào.

Thành ngữ này cũng được dùng để an ủi người đang gặp khó khăn.Mọi chuyện đều có nguyên nhân mà không thể xét đoán dựa trên biểu hiện bề mặt. Cũng có nghĩa là, cần thuận theo tự nhiên, làm được việc gì cũng đừng vội đắc ý, lúc gặp trở ngại cũng chớ vội bi quan. 
ST

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB