Chúc mừng ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10

13 tháng 10, 2017 0 nhận xét
Nhân ngày Doanh Nhân 13/10, chúc các bạn đang là 'thủ lĩnh' kinh doanh của một nhóm/một công ty/một tổ chức chia sẻ về tư duy của người thủ lĩnh nhé. ).

THỦ LĨNH TƯ DUY THẾ NÀO?
1. Sử dụng hình ảnh tích cực: Thủ lĩnh chỉ sử dụng hình ảnh tích cực, bởi vì họ biết rằng trí tuệ nhận thức qua hình ảnh nên họ cố gắng tạo ra một bức tranh thuận lợi cho quá trình làm việc. Trong trạng thái tối tăm hoặc bất an không thể đạt được hoạt động hiệu quả cao.
2. Tư duy đơn giản: Thủ lĩnh nhận thức được bản chất vấn đề và cố gắng đơn giản hoá vấn đề ấy. Nếu con hổ giảm đến kích thước của một con mèo, thì nó không có gì là khủng khiếp. Mọi người thường phóng đại và phức tạp hoá vấn đề, dẫn đến mọi sự trở nên phức tạp.
3. Luôn mỉm cười: Thủ lĩnh luôn cười. Nụ cười sẽ cuốn hút mọi người đi theo – bởi bạn là thủ lĩnh, người dẫn đường. Nhăn nhó đẩy mọi người ra xa. Hãy thử cố gắng mỉm cười trong lúc suy nghĩ về điều gì xấu - bạn sẽ không thành công. Hoặc nụ cười biến mất hoặc bạn phải chuyển suy nghĩ theo hướng tích cực. Không có cách nào khác.
4. Tư duy hài hước và không nghiêm trọng hoá vấn đề: Thủ lĩnh có thể có vẻ nghiêm nghị, nhưng trong tâm khảm họ không nghiêm nghị tý nào. Đừng nghiêm trọng hoá vấn đề. Mức độ nghiêm trọng làm tăng sức nặng và tăng quy mô của vấn đề. Nụ cười, ngược lại, làm giảm sự căng thẳng, làm giảm sức nặng và quy mô vấn đề, do đó vấn đề được giải quyết dễ dàng hơn. Sức nặng và quy mô của vấn đề sẽ tăng áp lực và cản trở suy nghĩ. Vấn đề càng nặng nề thì cảm giác lo lắng càng mạnh mẽ. Trong tình trạng lo lắng rất khó để tiếp nhận các vấn đề một cách phù hợp và giải quyết chúng một cách đúng đắn. Các Thủ lĩnh hiểu được điều này, và do đó cố gắng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của vấn đề của cấp dưới.
5. Tầm nhìn rộng lớn: Thủ lĩnh suy nghĩ rộng lớn. Họ tạo ra một tầm nhìn lớn và kế hoạch lớn thay vì các chương trình nhỏ và vô dụng. Tầm nhìn rộng lớn thúc đẩy mọi người làm việc hiệu quả hơn.
6. Động viên khích lệ: Thay vì chỉ nhìn xem còn phải đi bao xa, Thủ lĩnh chỉ con đường đã qua được bao nhiêu. Điều này được áp dụng khi xem xét các mục tiêu dài hạn. Nếu bạn chỉ nhìn theo cách vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu, mục tiêu của bạn sẽ không bao giờ đạt được. Khi bạn chỉ nhìn vào những gì khác bạn không có, bạn bị lấy đi năng lượng và đắm mình trong phiền não. Còn khi nào, ngược lại, bạn thấy bao nhiêu công việc đã được thực hiện, thì năng lượng được truyền thêm vào, khi đó bạn sẽ trải nghiệm những niềm vui với số lượng công việc đã thực hiện. Thủ lĩnh biết điều này và cố gắng tạo cảm hứng bằng cách chỉ cho những người họ đang dẫn dắt rằng họ đã làm được bao nhiêu điều tốt đẹp.
7. Tầm nhìn xa: Thủ lĩnh nhìn vào những điều phải làm trong tương lai, chứ không chỉ những gì phải làm bây giờ. Mỗi doanh nhân khởi nghiệp kinh doanh của mình, luôn phải nhìn trước công việc kinh doanh trong tương lai sẽ phải thế nào và để đạt điều ấy sẵn sàng vượt qua tất cả những khó khăn. Những gì bây giờ có chỉ là một bước đi về phía mục tiêu. Cuộc sống thực sự của bạn đang diễn ra trong tâm trí của bạn và hiện thực chỉ là sự phản ánh của các sự kiện của ý thức.
8. Tư duy tích cực: Thủ lĩnh có một thái độ tích cực đối với tất cả các sự kiện diễn ra. Thủ lĩnh nhìn mọi tình huống trong một góc nhìn thuận lợi, ngay cả khi những sự kiện ấy không hoàn toàn thế. Mỗi sự kiện xảy ra đều mang trong nó một mầm mống của thắng lợi tương lai. Cuộc sống của chúng ta diễn ra như hệ quả của một chuỗi các lựa chọn. Chúng ta không thể lựa chọn tình huống sẽ xảy ra với chúng ta, nhưng chúng ta có thể lựa chọn cách ứng phó với các tình huống. Nếu bạn phản ứng tiêu cực, bạn sẽ thu hút cho mình những tình huống tiêu cực hơn. Phản ứng tích cực, bạn biến đổi những tình huống tiêu cực thành tích cực. Trong những thời điểm khó khăn nếu một người không thể duy trì một bầu không khí tích cực thì đó không phải là Thủ lĩnh.
9. Có tư duy triết lý: Triết lý là cánh buồm xác định hướng của hành trình cuộc sống của chúng ta. Để thay đổi hướng đi, chúng ta cần phải thay đổi triết lý tư duy, không phải thay đổi thực tế.
Đừng nói "Tôi hy vọng rằng mọi thứ sẽ thay đổi”. Chỉ có một cách để tất cả mọi thứ thay đổi – đó là thay đổi bản thân mình.
10. Chấp nhận rủi ro: Nếu bạn không sẵn sàng mạo hiểm vì mục đích phi thường, bạn trở nên tầm thường.
Nếu bạn muốn đạt được một cái gì đó, bạn phải chấp nhận rủi ro tương ứng với những kỳ vọng của mình.
11. Dám thay đổi: Chúng ta thay đổi chính mình, chủ yếu là vì một trong hai lý do - trong một cơn cảm hứng cuồng điên hay trong một nỗi tuyệt vọng khôn cùng.
Nếu bạn không hài lòng với vị trí hiện nay của mình, hãy thay đổi nó! Bạn không phải là một cái cây!
(Sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB