TÊN GỌI CỦA HÀ NỘI QUA CÁC THỜI KỲ

10 tháng 1, 2015 0 nhận xét

     Có thể bạn chưa biết , nên tản mạn một chút về lịch sử tên gọi của Hà Nội .



   Trong cuộc chiến với quân Tần từ phương Bắc, đứng đầu nước Âu Lạc là Thục Phán đã quyết định đóng đô ở Cổ Loa, nay là huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km , thời này chưa có tên Hà Nội.
   Thất bại của Thục Phán đầu thế kỷ 2 trước Công Nguyên đã kết thúc giai đoạn độc lập của Âu Lạc, nước ta có tên mới là Nam Việt mà đứng đầu là Triệu Đà.Về vấn đề này các nhà sử gia của chúng ta vẫn tranh cãi . một nhóm cho rằng thời Triệu Đà ( Năm 205 trước CN ) là bắt đầu giai đoạn một ngàn năm do các triều đại phong kiến Trung Hoa thống trị. Nhóm khác cho rằng sau khi nước Nam Việt , thời thừa tướng Lữ Gia bị nhà Hán xâm chiếm ( Năm 111 trước CN ) mới bắt đầu giai đoạn các triều đại phong kiến Trung Hoa thống trị , ( Ở đây ta chưa bàn vấn đề này vội , mà chỉ bàn chuyện về Hà Nội thôi ) .Thời kỳ nhà Hán, Âu Lạc cũ được chia thành ba quận Giao ChỉCửu Chân và Nhật Nam, Hà Nội khi đó thuộc quận Giao Chỉ, nhưng vẫn chưa có tên Hà Nội . Vắng bóng trong sử sách suốt năm thế kỷ đầu, đến khoảng năm 455 thời Lưu Tống, mới được ghi tên lần đầu tiên là huyện Tống Bình. Như vậy tên đầu tiên của Hà Nội là Tống Bình . Năm 602 , thời kỳ Nhà Đường, Tống Bình là trung tâm của An Nam đô hộ phủ. Năm 866, viên tướng nhà Đường Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La . Theo truyền thuyết, khi đắp thành, Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Vì vậy, sử sách còn gọi là đất Long Đỗ. Sau chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán, Cổ Loa một lần nữa được chọn là kinh đô của nước Việt chứ không phải là Đại La .
   Sau khi lên ngôi năm 1009 tại Hoa Lư, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La. Theo một truyền thuyết phổ biến, khi tới Đại La, Lý Thái Tổ nhìn thấy một con rồng bay lên, vì vậy đặt tên kinh thành mới là Thăng Long. Hết thời Lý đến nhà Trần , cuối nhà Trần một quý tộc ngoại thích là Hồ Quý Ly thâu tóm quyền lực, ép vua Trần chuyển kinh đô về Thanh Hóa. Khi Hồ Quý Ly chính thức lên ngôi, lập nên nước Đại Ngu năm 1400, kinh đô mới tại Thanh Hóa mang tên Tây Đô, Thăng Long được đổi thành Đông Đô. Vương triều của nhà Hồ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi. Năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, Đông Đô bị chiếm đóng và bị đổi tên thành Đông Quan.
   Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam SơnLê Lợi thành lập nhà Lê và đóng đô ở Đông Quan . Năm 1430 đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh , đến năm 1466 lại được gọi là Trung Đô , 1469 đổi lại là Phụng Thiên . Thời nhà Tây Sơn , vua Quang Trung sau khi ra bắc năm 1789 Phụng Thiên bị đổi tên thành Bắc Thành . Sau khi đánh thắng quân Tây Sơn , vua Gia Long dùng lại tên cũ là Thăng Long và là trấn thành phía bắc của nhà Nguyễn . Năm 1831 vua Minh Mạng đổi tên Thăng Long thành Hà Nội như ngày nay nhưng vẫn là trấn thành phía bắc của nhà Nguyễn . Ngày 19 tháng 7 năm 1888Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Thành phố Hà Nội lúc này có diện tích nhỏ , phạm vi thành phố bó hẹp nằm trong khu vực Phố Huế, Đại Cồ Việt, Khâm Thiên, Giảng Võ, Đường Thụy Khuê, Hồ Tây đến cầu Long Biên . Mãi năm 1902 người Pháp mới đặt Hà Nội là thủ phủ của toàn Đông dương . Năm 1945 đất nước ta độc lập , chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ đó đến nay .

   Ngoài ra còn có một số tên khác nữa do người dân tự gọi , hoặc do chưa được sử sách chép lại như Long Biên , Thượng Kinh , Kẻ chợ , Tràng An , Hà Thành , Long Thành , Phụng Thành , thành Hoàng Diệu .

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB