Phóng Sự: Ba Ngày khó quên ở Côn Đảo

26 tháng 7, 2015 5 nhận xét
Đến Côn Đảo vào một ngày nắng đẹp. Hòn đảo này bình yên và xanh ngắt.  Bãi biển trong vắt nhìn thấy đáy dù có ra xa tới vài trăm mét.
Bờ cát thoai thoải không một vết chân người. 
Xung quanh là núi và rừng nguyên sinh yên ả.

Khách sạn mình ở - Côn Đảo Resort ngay trên bờ biển.
Có lẽ đây là bãi tắm đẹp nhất ở VN mà mình từng biết.
Vài ngày trước 27/7 hòn đảo hiền hoà vốn vắng vẻ, và ít người này bỗng bị xáo trộn bởi dòng người đổ về Nghĩa Trang Hàng Dương tham dự Đại Lễ Cầu Siêu cho các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại đây.




 Các vị hoà thượng với chức phẩm cao nhất của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã về đây tổ chức lễ truy điệu và làm lễ cầu siêu suốt 2 ngày 2 đêm.


Đến dự có các đại diện ban ngành, doanh nhân, phật tử.


Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng đến tham dự.
Dù nắng chói chang, các vị không quản ngại làm lễ từ sáng tới đêm khuya không lúc nào ngừng nghỉ

 Admin của các bạn cũng ra tham dự từ 24/7.



Ngày đọc Kinh, đêm cũng đọc kinh. Tại đây có hơn 20,000 người tù hy sinh trong 2 cuộc chiến tranh. Có 8 ngục tù nổi tiếng gọi là Địa Ngục Trần Gian từ thời Pháp, 1 bãi sọ người, 1 cầu tàu nơi 914 người phu là tù chính trị đã bỏ mạng khi xây, 1 nghĩa trang Hàng Keo với 10,000 người bị Pháp chôn chung. Sau 54 Pháp đào hết và vứt xác phi tang xuống biển. Chúng ta chỉ kịp giữ được mộ của Lê Hồng Phong và Nguyễn An Ninh. Nổi tiếng nhất là Nghĩa Trang Hàng Dương nơi có hơn 2,000 ngôi mộ quy tập về trong chiến tranh chống Mỹ, trong đó 120 ngôi mô vô danh.


Tụi mình đến trước 1 ngày chuẩn bị đốt 2,000 cây nến tại Nghĩa Trang cho đại lễ ngày hôm sau.




 Tại Nghĩa Trang Hàng Dương đặc biệt có ngôi mộ chị Võ Thị Sáu mà cư dân đảo thường gọi là Cô Sáu. 

Khoảng 10 năm nay dân đồn đại sự linh thiêng của cô Sáu (cầu gì được nấy) nên cứ đêm đến là dòng người đổ về đây xin Cô rất tấp nập.



Ngoài mộ Cô Sáu, ở Côn Đảo còn mộ của thứ phi Hoàng Phi Yến, vợ Nguyễn Ánh đã tự vẫn tại đây, được dân kính trọng và tôn là bà chúa Đảo, lập miếu gọi là Miếu Bà. Con của bà bị chúa Nguyễn Ánh giết chết ném xuống biển, cũng được dân đảo lập miếu gọi là Miếu Cậu. Mộ Cô Sáu, Miếu Bà, Miếu Cậu là những điểm du lịch tâm linh thường không bỏ qua khi đến hòn đảo này. 

Tụi mình trong đoàn doanh nhân nữ SG do chị C.T.Ngọc Dung CEO tập đoàn vàng bạc PNJ (áo đen chắp tay cạnh ni cô) và chị Hạnh CEO của hệ thống Coopmart (áo đen choàng khăn) đẫn đầu. Ngay đêm đầu tiên đoàn ra viếng cô lúc 11h-1h khuya. Chị Dung và gia đình là chủ Đàn Cúng tế lần này. 
Mình tranh thủ ra thăm mộ Cô Sáu vào ban ngày. Mộ của cô ban ngày vắng hơn hẳn. 
Cô có 3 tấm bia. Tấm bên trái được lập năm 52 khi cô hy sinh, do các đồng chí cùng chung ngục lập cho. Nghe nói sau đó giặc bắt đập vỡ bia của cô đi thì người đập bị hộc máu mà chết. 
Tấm thứ 2 (bên cạnh mình) là do gia đình chúa đảo lập lại cho Cô mặc dù ông ta là quân địch nhưng do cô về báo mộng cả gia đình đều rất sợ Cô nên đã lập cho Cô. Tấm thứ 3 và mộ phần bây giờ là do liên hiệp phụ nữ tỉnh BRVT lập.
Không thể kể hết được những trải nghiệm 2 đêm 3 ngày tại hòn đảo đầy sự kiện đau thương nhưng vô cùng xinh đẹp này. Tụi mình không có thời gian để đi đâu ngoài ở tại nghĩa trang cả ngày và đêm làm lễ, hoặc về nghỉ 1 tý ở ks, ăn chay rồi lại ra đây.

Trong đoàn ai cũng hoan hỷ dù khá mệt và mất ngủ. Nhưng những dịp như thế này khó mà đến lại trong cuộc đời lần nữa.

Rất nhiều người sợ ra Côn Đảo, trong đó có cả mình. Nhưng sau chuyến đi này mình lại mong có dịp trở lại. Mình post lên chia sẻ cùng các bạn . Nếu ai có dịp, hãy đến thăm hòn đảo xinh đẹp và mến khách này nhé!





















5 nhận xét:

  • Hà "Béo" nói...

    Thật tuyệt vời! Cách đây mấy năm mình cũng có duyên đến thăm hòn đảo này, chỉ tiếc dạo đấy thời gian quá ít không khám phá được nhiều, hy vọng mình sẽ có cơ duyên lần nữa với Côn Đảo.

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB