Thải độc cho gan và mật - việc cần làm thường xuyên

1 tháng 7, 2016 0 nhận xét

Vì sao phải thải độc gan và sỏi mật ?

Gan (liver) là cơ quan giải độc, một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Nhiệm vụ trọng yếu của gan là sản xuất mật và lọc máu. Mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 đến 1,4 lít mật. Lượng mật này được chứa trong túi mật (gallbladder) và được bơm vào ruột non (duodenum) để giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn. Mật có nhiệm vụ tiết dịch làm chuyển hóa các thức ăn thức uống thành các chất bổ kết hợp với khí thành hồng cầu đi nuôi cơ thể. Một trong những nhiệm vụ chính của mật là giúp cơ thể tiêu hoá chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trong máu. Gan còn có nhiệm vụ bài trừ các độc tố trong thức ăn giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, tất cả máu trong cơ thể đều phải đi qua gan để lọc trước khi đến các tế bào trong cơ thể.
Túi mật hình trái lê, nằm ngay dưới lá gan để chứa mật từ gan tiết ra. Khi cơ thể cần mật để tiêu hoá thì túi mật co thắt và tiết vào ruột non qua những ống dẫn mật nhỏ li ti (bile duct).
Khi mật trong túi có vấn đề hoá học thiếu quân bình, thì sẽ vón lại thành chất cứng, lâu ngày thành sạn có thể nhỏ bé tí như hạt cát đến lớn nhất bằng quả banh golf, ngăn cản làm cho gan không đào thải chất độc được, cơ thể chứa nhiều độc tố sẽ sinh ra nhiều bệnh tật. Thêm nữa, những chất mỡ tích tụ trong gan (gan nhiễm mỡ) lâu ngày kết hợp với một số chất dư thừa khác cũng tạo thành sỏi thường có màu xanh, vàng, hoặc đen.
Túi mật có sỏi sạn gây nghẽn ống dẫn mật sinh ra bệnh vàng da (bệnh hoàng đản) nếu ống dẫn mật bị tắc do sỏi di chuyển đôi khi chèn cả vào mạch máu nếu không cấp cúu kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp phải cắt luôn cả túi mật nên sau đó có hiện tượng ăn không tiêu do không có dịch mật tiết vào dạ dày.
Túi mật có thể chứa một viên sạn hay cả trăm viên tùy từng người. Có 2 loại sạn sỏi mật (gallstones):
  1. Loại sạn mật do cholesterol: Loại này thành hình là do những cholesterol mà mật không tiêu hoá được, cô đọng lại. Khoảng 80% sạn mật tìm thấy trong người là loại này.
  2. Loại sạn mật có mầu sắc: do bệnh nhân có bệnh về máu và gan.
Khi túi mật bóp để tiết mật thì sạn mật cũng ra theo, nếu sạn mật quá lớn thì nó chặn lại tại ống dẫn mật nên gây nên đau đớn khó chịu phải giải phẫu ngay. Đôi khi những viên sạn này trôi xuống làm bít luôn cả ống dẫn Insulin từ tụy vì hai ống này nhập chung trước khi vào ruột. Insulin có nhiệm vụ giúp cơ thể điều hoà lượng đường trong máu. Không đủ insuline vì bị nghẽn thì bệnh tiểu đường có thể xảy ra.
Một khi ống dẫn mật bị nghẽn, túi mật và gan sẽ là ổ nuôi vi trùng và các ký sinh trùng khác, có thể gây ra các chứng bệnh hiểm nghèo khác. Hơn thế nữa, gan không thể hoạt động bình thường để lọc các độc tố trong thức ăn hay trong môi trường gây ra bệnh dị ứng.
Có nhiều yếu tố tác động lên sạn sỏi mật. Một là cholesterol (mỡ) trong mật vì mỡ rất khó tan, nếu trong mật có nhiều mỡ quá thì làm sao mật có thời gian thanh toán mỡ được cho kịp vì vậy nó đóng thành sạn. Thêm nữa là nếu túi mật lúc nào cũng đầy mật mà không chảy vào ruột non thì nó cũng sẽ đông lại và cũng biến thành sạn.
Phụ nữ có nguy cơ bị sạn gấp đôi đàn ông vì kích thích tố nữ (estrogen) gây nhiều mỡ trong mật, thuốc ngừa thai và những người thừa cân cũng gây tăng lượng mỡ trong mật và cản trở việc co bóp túi đẩy mật ra ngoài.
Vì vậy, những viên sạn cần phải được trục xuất ra khỏi ồng dẫn mật càng sớm càng tốt hầu làm tăng lượng mật đổ vào trong ruột và giúp gan phục hồi chức năng và làm cho cơ thể khoẻ mạnh hơn.các loại sỏi mật
  1. Các hạt mềm màu xanh ngọc: là vật tiền thân của sỏi được thải ra từ ống mật, cũng được gọi là tiền chất của sỏi.
  2. Hạt mềm màu vàng:là hạt dầu trong gan, hay còn gọi là vật thể trong gan nhiễm mỡ.
  3. Hạt màu vàng hơi cứng:là những hạt trên gan nhiễm cồn.
  4. Hạt màu đen kích cỡ như hạt mè, hơi cứng: có thể gọi là sỏi mật.
  5. Tinh thể màu trắng, trong suốt như mảnh vỡ kính, được gọi là tinh thể sỏi mật.
  6. Hạt mềm màu mã não,là cáctinh thể máu cục do di chứng phẫu thuật gan và các cơ quan khác để lại.
  7. Chất giống như thạch màu vàng, đen, trắng, gọi là nhóm dầu và chất béo.
  8. Hạt màu vàng kim kích cỡ như đậu tương, đậu Hà lan, là độc tố trong ruột non, ruột già.
  9. Ký sinh trùng bên trong gan (sán lá gan)
  10. Tồn dư của các loại thuốc và thuốc trừ sâubên trong gan.
  11. Còn lại là cặn bã thức ăn tích tụ trong đường ruột.
Tùy cơ thể từng người sạn sỏi ra có khác nhau: nhiều hoặc ít, to hoặc nhỏ. Có thể sỏi có màu xanh,vàng hoặc đen. Những cục sỏi này đem vào phòng thí nghiệm ta thấy chất cholesterol chiếm 97% còn lại là hợp chất muối và calcium…nếu thành phần calcium nhiều thì sỏi ra có màu đen và rất cứng. Cứ 100 người thì có tói 95 người có sỏi trong mật to hoặc nhỏ. Có người đi cầu tới 2 hoặc 3 lần mới hết sỏi. Bạn nên thải độc gan mật từ 2 đến 3 lần,mỗi lần cách nhau 3tháng, sau đó mỗi năm bạn nên làm định kì một lần. Thường thì sau 3 lần tẩy bạn sẽ thấy cơ thể mình tuơi trẻ khoẻ mạnh hẳn ra ,da dẻ sáng sủa hồng hào , một số bệnh tự nhiên tan biến.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC THẢI ĐỘC GAN & SỎI MẬT

  • Ép ra được sỏi mật và tiền chất sỏi mật mà không cần phẫu thuật.
  • Khôi phục, tăng cường sức khỏe gan, giúp ăn ngon miệng.
  • Giảm mạnh mỡ máu, mỡ nội tạng.
  • Giảm men gan.
  • Giảm đường huyết, axit uric.
  • Giảm cân, giảm vòng eo.
  • Thải được sán lá gan (nếu có).

ĐỐI TƯỢNG NÊN THỰC HIỆN THẢI ĐỘC GAN & SỎI MẬT:

  • Những người muốn đào thải sỏi mật, tiền chất sỏi mật.
  • Người hay uống rượu bia.
  • Người mỡ máu cao, men gan cao, gan nhiễm mỡ.
  • Những người gan yếu (mụn nhọt, vàng da, mệt mỏi,…).
Tổng hợp từ các trường hợp đã thải độc. Hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều khi kết hợp với phương pháp uống nước muối thanh lọc cơ thể.
ST

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

©Copyright 2011 Thời đi học | TNB