Khi
có những biểu hiện bất thường như hoa mắt, chóng mặt, hay nổi cáu, mệt
mỏi… rất nhiều người chủ quan cho đó là những biểu hiện bình thường. Tuy
nhiên, những triệu chứng đó còn là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp. Hãy
cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này.
Tại sao bị huyết áp thấp?
Cùng
với nhịp sống đô thị ồn ào ngày nay, sự gia tăng những căng thẳng do áp
lực công việc, sự ô nhiễm của môi trường…, bệnh huyết áp thấp ngày càng
trở nên phổ biến mà bất kì ai cũng có thể mắc phải.
Có
nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp bao gồm sự suy giảm chức
năng của các cơ quan như tim, thận, hệ tiêu hóa hoặc do hệ thống thần
kinh tự động của cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư
thế. Cũng có thể do mắc một số bệnh mạn tính gây thiếu máu hoặc kém
dinh dưỡng kéo dài như bệnh huyết học, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm
đại tràng mạn, suy giáp, lao… Tất cả những nguyên nhân đó gây suy giảm
áp lực bơm máu và thể tích máu dẫn đến tình trạng huyết áp thấp.
Làm sao để biết mình bị huyết áp thấp?
Khác
với bệnh tăng huyết áp, chỉ số huyết áp là cở sở quyết định cho chẩn
đoán bệnh. Trong bệnh huyết áp thấp, chỉ số chỉ có tính chất tham khảo,
triệu chứng được quan tâm nhiều hơn. Bệnh nhân huyết áp thấp thường có
những biểu hiện sau: mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, hoa mắt
chóng mặt. Khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn. Da nhăn và
khô, kèm theo rụng tóc. Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh. Thở dốc, nói
như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi
thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…
Lời khuyên nào cho bệnh nhân huyết áp thấp?
Những
lời khuyên như ăn mặn hơn bình thường, ăn đủ chất, dùng nhân sâm,
cafe…, tập thể dục thể thao: đều đặn, nhẹ nhàng đồng thời giữ tinh thần
lạc quan là những lời khuyên rất bổ ích dành cho bệnh nhân huyết áp
thấp.
Theo y học cổ truyền Huyết áp thấp có những nguyên nhân sau:
-
Tâm dương bất túc: Thường gặp ở người thanh nữ và người cao tuổi biểu
hiện. Váng đầu hoa mắt tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất
lưỡi nhạt bệu, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế.
-
Tâm tỳ hư: biểu hiện váng đầu, hồi hộp, thở ngắn, tinh thần mỏi mệt,
chân tay vô lực sợ lạnh tự, ăn kém, ăn xong bụng đầy lưỡi nhạt rêu trắng
hoạt mạch hoãn vô lực.
-
Tỳ thận dương hư: biểu hiện váng đầu, ù tai mất ngủ mệt mỏi ngắn hơi,
ăn kém đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh liệt dương,
tiểu tiện đi đêm lưỡi nhạt rêu trắng mạch trầm nhược.
- Khí âm hư: biểu hiện đau đầu chóng mặt, miệng khát họng khô, lưỡi thon đỏ ít rêu, khô mạch tế sác.
Theo
Tây y, huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu
(bệnh huyết áp thấp), thường gặp ở phụ nữ trẻ, với các biểu hiện như đau
đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau
ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).
Để
điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp
bệnh lý cần thực hiện các quy tắc về ăn uống. Giữa chế độ ăn và huyết áp
thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp
thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá
xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực
(sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì
vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức
chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để
giảm cân nhanh.
Một
số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè
đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước
nho. Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có
thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không
uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy
nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị
viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê
thì có thể thay thế bằng nước chè đặc. Nếu huyết áp thấp do thiếu máu
(hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc,
gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả
lựu, táo.
Người mắc bệnh huyết áp thấp nên:
1.
Dùng nhiều muối hơn. Các bác sĩ thường khuyên nên giảm lượng muối trong
chế độ ăn hàng ngày vì natri trong muối ăn làm tăng huyết áp. Tuy nhiên
với những người bị huyết áp thấp thì việc dùng nhiều muối hơn là hoàn
toàn có thể. Nếu bạn bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi
điều chỉnh sang chế độ ăn này.
2.
Uống nhiều nước. Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập
luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành
phần có nhiều natri và kali.
3.
Tập luyện đều. Tập thể thao đều hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu
trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột
ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng
lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.
Rất
nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch
máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim
yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao
khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các
bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều rất tốt.
4.
Chế độ ăn. Nên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai
tây, cơm gạo và bánh mỳ. Tránh dùng các thức ăn, thuốc đông y có tính
chất lợi tiểu.
5.
Tránh xa đồ uống có cồn. Sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ
thể. Nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong
chế độ ăn.
(Sưu tầm)
1 nhận xét:
Rất cám ơn Hoa, bài rất bổ ích nhưng không biết có thực hiện được ko, hoặc hôm có hôm ko đến khi bệnh rồi mới cuống lên chữa !
Đăng nhận xét